2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý
Đông Anh là một huyện ngoại thành ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội, được ngăn cách với Thành phố bởi hệ thống sông Hồng và sông Đuống chạy dọc theo hướng Tây Nam của Huyện, được thành lập ngày 31 tháng 5 năm 1961 theo quyết định của Hội đồng Chính Phủ. Đông Anh cách trung tâm Thủ đô 22km theo đường quốc lộ số 3 (Hà Nội – Thái Nguyên), với tổng diện tích tự nhiên là 18.213,90ha, có 24 đơn vị hành chính trong đó có 23 xã và 1 thị trấn (Thị trấn Đông Anh, Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Đại Mạch, Đông Hội, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm
Xỏ, Thuỵ Lõm, Tiờn Dương, Uy Nỗ, Võn Hà, Võn Nội, Việt Hựng, Vừng La, Xuân Canh, Xuân Nộn, Vĩnh Ngọc).
Về địa giới hành chính của Huyện như sau:
Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh và huyện Gia Lâm.
Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sóc Sơn.
Phía Tây giáp huyện Mê Linh.
Phía Nam giáp quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm (Hà Nội).
(Có bản đồ hiện trạng sử dụng đất kèm theo bảng phụ lục)
Đông Anh là đầu mối giao thông thuận lợi nối liền Thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các khu trung tâm kinh tế, dịch vụ lớn phía Bắc và Đông Bắc của nước ta bởi QL2, QL3, QL18 cùng tuyến đường sắt đi các tỉnh phía Bắc và đường thuỷ. Như vậy, Đông Anh có nhiều ưu thế về vị trí, tiềm năng và thế mạnh có khả năng thu hút thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của huyện.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Đông Anh có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc thoải dần từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, với điểm cao nhất 13,7m (tại đồi gò Chùa xã Bắc Hồng) và điểm thấp nhất 4,3m (tại đồng Châu Phong xã Liên Hà). Theo độ cao, địa hình ở Đông Anh được chia thành 5 vùng như sau:
Vùng ngoài bãi được ngăn cách bởi đê sông Hồng, sông Đuống và sông Cà Lồ, có độ cao địa hình từ 6,0m – 10,3m.
Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 11,0m – 13,7m đây là vùng đất cao nhất trong Huyện phân bố ở các xã: Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuận Nộn và Cổ Loa.
Vùng trong đê địa hình có độ cao từ 8,0m – 11,0m, được phân bố phía Tây Bắc và trung tâm Huyện, bao gồm các xã: Bắc Hồng, Nam Hồng, Vân Nội, Tiên Dương, Nguyên Khê, Uy Nỗ, Cổ Loa và Xuân Nộn.
Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 6,0m – 8,0m, phân bố ở phía Nam Huyện, gồm cỏc xó: Kim Chung, Kim Nỗ, Đại Mạch, Vừng La, Hải Bối và Vĩnh Ngọc.
Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 4,3m – 6,0m, phân bố nằm ở phía Đông và Đông Nam của Huyện, gồm các xã: Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, Dục Tú, Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà và Thuỵ Lâm. Vùng này được coi là thấp nhất trong Huyện, về mùa mưa chân đất trũng hay bị ngập úng.
2.1.1.3. Khí hậu
Đông Anh có chung chế độ khí hậu thời tiết với Thủ đô Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt được phõn hoỏ theo hai mựa rừ rệt đú là mựa đụng và mựa hạ. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 24,72oC, trong đó nhiệt độ không khí tháng cao nhất trong năm là tháng 6 với 34,8oC và tháng thấp nhất là tháng 12 với 15,7oC.
Độ ẩm tương đối bình quân 78%, tháng 2, 3, 4 và 8 thường có độ ẩm cao hơn 80%, tháng 12 có độ ẩm trung bình thấp nhất là 31%.
Tổng số giờ nắng cả năm là 1794 giờ, trong đó số giờ nắng trung bình ở tháng 10, 1, 2, 3, 4 là thấp. Tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 3 (79 giờ). Tháng có số giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 7 (208 giờ).
Với đặc điểm khí hậu trên thì Đông Anh thuận lợi cho sản xuất được nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa dạng.
2.1.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước
* Nguồn nước mặt: Đông Anh hiện có 3 tuyến sông lớn chảy qua, đó là sông Hồng chảy dọc theo ranh giới Huyện theo hướng Tây Bắc đến Đông
Nam có chiều dài 16km; sông Đuống bắt nhánh từ sông Hồng chảy từ Tây Bắc đến Đông Nam với chiều dài 5km; sông Cà Lồ nằm phía Bắc Huyện có chiều dài 9km. Ngoài ra, còn có hai nhánh sông nhỏ là sông Thiếp bắt nguồn từ xã Tiền Phong huyện Mê Linh chảy vào địa phận Đông Anh và đổ ra sông Ngũ Huyện Khê với nguồn nước không lớn nhưng tương đối ổn định.
Vùng đầm hồ Vân Trì có diện tích 130ha là nguồn cung cấp nước mặt phong phú đáp ứng lượng nước tương đối lớn cho sản xuất nông nghiệp và phát triển khu du lịch sinh thái đầy triển vọng của Huyện cũng như của Hà Nội. Nguồn nước mặt tại các sông suối, ao hồ có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp khi mùa khô lượng mưa hầu như rất ít. Đây là điều kiện thuận lợi cho phép Huyện chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nhanh nền nông nghiệp hàng hoá.
* Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm trong Huyện với chất lượng nước tốt đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất, có ngay ở độ sâu 20m, trữ lượng lớn ở độ sâu 94m. Hàm lượng sắt từ 7 đến 11 mg/lít.
2.1.1.5. Tài nguyên đất
Đông Anh thuộc tiểu vùng sinh thái đất bạc màu trên nền phù sa có các tuổi khác nhau, từ phù sa mới đến phù sa cũ và phù sa cổ. Theo phân loại đất Đông Anh được chia thành 8 loại đất như sau:
Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm (Phb): Đất được phân bố ở ven đờ sụng Hồng và sụng Đuống thuộc cỏc xó: Đại Mạch, Vừng La, Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Tàm Xá, Xuân Canh, Đông Hội và Mai Lâm. Loại đất này có diện tích 956,07ha chiếm 8,98% diện tích. Đặc điểm của đất này có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, giàu chất dinh dưỡng, hàm lượng mùn và lân tổng số khá, lân dễ tiêu từ trung bình đến giầu, trung tính, ít chua. Loại đất này thích hợp với cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tuy nhiên hàng năm thường bị ngập úng.
Đất phù sa sông Hồng ít được bồi đắp hàng năm (Phib): Đất có diện tích 477,22ha chiếm 4,48% diện tích, phân bố tập trung ở ven đê sông Cà Lồ nằm ở các xã: Xuân Nộn, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Thuỵ Lâm , Thuỵ Lâm và một số ít đất bãi ven sông Hồng thuộc xã Tàm Xá. Đặc điểm chung của đất này là có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, đất ít chua, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng tương đối cao, kết cấu tơi xốp giữ nước, giữ phân tốt.
Đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hàng năm, không lây, không loang lổ (Ph): có diện tích 1774,07ha chiếm 16,66% diện tích đất, phân bố ở trong đê thuộc các xã: Đại Mạch, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm , Cổ Loa, Dục Tú và Thuỵ Lâm, được phát triển trên đất phù sa cổ và phù sa cũ. Đặc điểm của loại đất này là tầng canh tác trung bình, có thành phần cơ giới trung bình và nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá đến trung bình.
Loại đất này phù hợp cho việc trồng cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, rau các loại, cây ăn quả, cây cảnh,…
Đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hàng năm, có tầng loang lổ (Phl): Đất có diện tích là 1849,92ha chiếm khoảng 17,38%, đất chịu ảnh hưởng của canh tác không hợp lý do thiếu nước tưới dẫn đến đất bị biến đổi xuất hiện tầng loang lổ đỏ vàng. Loại đất này phân bố ở các xã: Kim Chung, Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc, Đông Hội, Tiên Dương, Liên Hà và Thuỵ Lâm. Đất có độ dày tầng đất trung bình, phân bố trên địa hình cao, vàn cao,… đất có hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình.
Đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hàng năm có tầng lây (Phg):
Loại đất này có 1351,22ha chiếm 12,69%, phân bố ở địa hình vàn, vàn thấp và thấp trũng tập trung ở cỏc xó: Đại Mạch, Vừng La, Hải Bối, Xuõn Canh, Đông Hội, Dục Tú, Liên Hà, Vân Hà, Thuỵ Lâm, Tiên Dương, Kim Nỗ và Vân Nội. Đây là loại đất chủ yếu canh tác hai vụ lúa do ở điều kiện ngập nước
nhiều nên thiếu oxy, vi sinh vật yếm khí hoạt động mạnh. Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng, nghèo lân dễ tiêu.
Đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hàng năm, úng nước (Phn): Đất có diện tích 594,00ha chiếm 5,58% diện tích đất, phân bố ở địa hình trũng và thuộc các xã: Cổ Loa, Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú và Thuỵ Lâm. Đất bị biến đổi do thời gian bị ngập lâu, đất chua đến rất chua, nghèo lân dễ tiêu.
Đất xám bạc màu (B): diện tích 3261,33ha chiếm 30,63% tổng diện tích đất, được phân bố chủ yếu ở các xã: Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Vân Nội, Uy Nỗ, Tiên Dương, Xuân Nộn, Cổ Loa và Xuân Canh. Loại đất này có tầng canh tác mỏng, có màu xám trắng, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, giữ phân, giữ nước kém, nghèo dinh dưỡng.
Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ (F): Đất này có diện tích 382,88ha chiếm 3,60% diện tích đất, phân bố trên địa hình cao và vàn cao, đất được phân bố ở các xã: Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Uy Nỗ và Cổ Loa. Loại đất này nghèo chất dinh dưỡng, tỷ lệ mùn thấp. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm, cây màu, cây dài ngày.
2.1.2. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 2.1: Tình hình phát triển kinh tế của huyện Đông Anh
STT Chỉ tiêu Năm 2008 So với năm 2007 So với năm 2006 TĐ tăng
trưởng(%)
TĐ tăng trưởng
(%)
Tăng(+) giảm(- )
TĐ tăng trưởng
(%)
Tăng(+) giảm(- ) Tốc độ tăng trưởng
bình quân 12.6 11.5 +1.1 11.0 +1.6
1 Công nghiệp-XD
cơ bản 49.8 45.2 +4.6 41.7 +7.2
2 Nông nghiệp 27.8 35.2 -7.4 40.5 -12.7
3 Thương mại-dịch 22.4 18.5 +3.9 15.3 +7.1
vụ
(Nguồn: Số liệu thống kê phòng Quản lý Kinh tế Huyện)
Kinh tế của Huyện trong những năm qua liên tục tăng trưởng nhanh và ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2008 đạt 12,6%, so với năm 2007 tăng 1.1%, so với năm 2006 tăng 1.6%.
Như vậy, cơ cấu kinh tế của Đông Anh có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng nông nghiệp của Huyện có chiều hướng giảm dần nhưng hiện vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Huyện. Năm 2008, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 899.423 triệu đồng, trong đó trồng trọt đạt 370.900 triệu đồng, chăn nuôi đạt 522.805 triệu đồng, dịch vụ nông nghiệp đạt 5.718 triệu đồng.
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế nông thôn tính theo giá thực tế là 3.239.154 triệu đồng. Trong đó:
CN-TTCN-XDCB năm 2008 là: 1.631.400 triệu đồng;
Thương mại dịch vụ: 726.331 triệu đồng;
Nông lâm nghiệp: 899.423 triệu đồng.
(Nguồn: Số liệu thống kê phòng Quản lý Kinh tế Huyện) 2.1.2.2. Văn hoá – xã hội
Đông Anh là một Huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội. Đây là một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, với Cổ Loa đã hai lần là kinh đô của nước Việt, với nhiều danh nhân văn hoá và là nơi còn lưu giữ những giá trị của một nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Các loại hình nghệ thuật: Nơi đây còn lưu giữ phát huy nhiều loại hình nghệ thuật, văn hoá, thể thao truyền thống: hát tuồng, chèo ở hầu hết khắp các xó, hỏt ca trự, mỳa rối nước và truyền thống vừ, vật, búng chuyền …
Các lễ hội: Hội đền An Dương Vương hay còn gọi là hội Cổ Loa; Hội làng Đường Yên; Hội Đền Sái tại xã Thuỵ Lâm; Hội làng Dục Tú; Hội làng Xuân Nộn; Hội làng Xuân Trạch; Hội làng Quậy.
Di tích cách mạng: Dốc Vân; Bia Viên Nội; Cây gạo Ba Đê; Bia Ngọc Giang; Địa đạo Nam Hồng; Quán cơm cụ Nguyễn Thị Thanh.
Di tích lịch sử: Đền Lê Xá; Nhà thờ họ Trịnh; Cụm di tích đền chùa Thái Bình.
2.1.2.3. Dân số và lao động
Huyện Đông Anh đã có những hoạt động tích cực trong công tác kế hoạch hoá gia đình. Do đó, tỷ lệ sinh đã giảm đáng kể, điều này góp phần làm giảm tốc độ gia tăng dân số chung của cả Huyện từ 1,7% năm 2007 xuống còn 1,32% năm 2008.
Bảng 2.2: Cơ cấu dân số huyện Đông Anh
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng số % Tổng số % Tổng số %
1 Dân sô trung bình 263.389 100 290.435 100 324.021 100
Nam 127.670 48.47 139.677 48.09 150.370 46.41
Nữ 135.558 51.53 150.758 51.91 173.651 53.59
2 DS trong độ tuổi
lao động 138.815 53.05 145.789 50.20 165.613 51.11 LĐ nông nghiệp 90.242 65.01 95.224 65.32 108.452 65.48 LĐ công nghiệp và
dịch vụ 48573 34.99 50.565 34.68 57.161 34.52
(Nguồn: Số liệu điều tra dân số huyện Đông Anh)
Theo số liệu thống kê tính đến quý III năm 2008, dân số của huyện Đông Anh là 324.021 người (tăng so với năm 2007 là 33.586 người, tăng so với năm 2006 là 60.632 người) với 68.240 hộ, trong đó có 287.536 nhân khẩu
nông nghiệp chiếm 88,74% tổng dân số. Mật độ dân số trung bình toàn Huyện là 1.778 người/km2.
2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
* Hạ tầng kỹ thuật:
Hệ thống giao thông
+ Giao thông đường bộ: Đông Anh là địa phương có hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi, bao gồm các tuyến đường do trung ương, Thành phố và Huyện quản lý với diện tích đất 1330,74 ha, chiếm 7,31% tổng diện tích đất tự nhiên. Đường quốc lộ do Trung ương quản lý có tổng chiều dài 39 km; đường do Thành phố quản lý với chiều dài 46 km; đường liên xã do Huyện quản lý 119,5km trong đó đường rải nhựa 90,2 km và đường liên thôn, đường dân sinh do xã thị trấn quản lý có tổng chiều dài là 474 km. Với hệ thống giao thông đường bộ phát triển giúp cho việc đi lại, giao lưu phát triển kinh tế được dễ dàng, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá trong tương lai.
+ Giao thông đường sắt: Hiện có 3 tuyến (Tây cầu Thăng Long; Hà Nội – Thái Nguyên; Đông Anh - Việt Trì) cùng với 4 nhà ga là những đầu mối giao thông vận chuyển hàng hoá quan trọng của Đông Anh với các tỉnh Đông Bắc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.
+ Giao thông đường thuỷ: Trên địa bàn Huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Đuống với chiều dài gần 24 km, là điều kiện thuận lợi cho việc chuyên trở hàng hoá có trọng tải lớn với bên ngoài.
Hệ thống thuỷ lợi:
Đông Anh hiện có hệ thống kênh mương thuỷ lợi tương đối hoàn thiện, với các tuyến kênh cấp 1 do Huyện quản lý có tổng chiều dài là 63,5 km được xây dựng kiên cố và bê tông hoá. Các tuyến kênh cấp 2 có tổng chiều dài là 157,1km, trong đó tuyến kênh tưới là 93,6 km và tuyến kênh tiêu có chiều dài 63,5 km. Các
kênh mương nọi đồng có chiều dài tổng cộng là 250 km. Các tuyến kênh này đã phục vụ nhu cầu tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp của Huyện với diện tích tưới là 8200 ha, chiếm 83,69% diện tích đất nông nghiệp.
Về mạng lưới điện: Đông Anh có mạng lưới điện tương đối hoàn chỉnh với 173 trạm biến thế lớn và nhỏ có tổng dung lượng lên tới 53760 KVA đủ để phục vụ cho 100% đơn vị hành chính phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Ngoài ra hệ thống điện góp phần quan trọng vào việc phục vụ tưới tiêu kịp thời trong sản suất nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
* Hạ tầng xã hội
- Y tế : Đông Anh có 2 bệnh viện đó là Trung tâm y tế Huyện (quy mô 200 giường bệnh) và bệnh viện Bắc Thăng Long, có 2 phòng khám đa khoa khu vực, có 100% số xã đã có trạm y tế xã với đầy đủ trang thiết bị y tế cũng như đạt tiêu chuẩn mỗi trạm xá có 1 bác sỹ, nữ hộ sinh đã được các cấp chính quyền tạo điều kiện quan tâm.
- Giáo dục: Đông Anh hiện có 6 trường phổ thông trung học, 25 trường trung học cơ sở, 27 trường tiểu học, 24 trường mầm non và 1 trường trẻ em khuyết tật với cơ sở hạ tầng đồng bộ và hoàn thiện cùng với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn luôn được nâng cao đáp ứng nhu cầu đào tạo và học tập của nhân dân.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Nằm ở cửa ngừ phớa Bắc Thủ đụ Hà Nội, Đụng Anh cú vị trớ địa lý rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội với hệ thống các tuyến đường giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nối liền với các tỉnh phía Bắc, đây là điều kiện quan trọng để giao lưu, trao đổi hàng hoá phát triển kinh tế - xã hội.
Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: đất đai màu mỡ, đất chủ yếu là đồng bằng cao, thoáng nền địa chất vững chắc rất phù hợp với việc xây dựng