Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm cấu trúc lâm phần và quan hệ sinh thái loài Pơ Mu
4.1.3. Cấu trúc phân bố số cây theo cấp kính (N/D) của loài Pơ Mu và tổng thể
Đề tài đã thống kê phân bố N/D đối với tổng thể lâm phần và riêng loài Pơ Mu cho 3 trường hợp có cây Pơ Mu phân bố nhiều, phân bố trung bình hoặc phân bố ít.
0 100 200 300 400 500 600 700
Cấp D1.3 (cm) (Giữa)
N (Cây/ha)
N (Cây/ha) lâm phần 665 345 125 55 30 30 10
N (Cây/ha) Pơ mu 5 15 15 10 5 30 10
15 25 35 45 55 65 75
Hình 4.2. Phân bố N/D của lâm phần và Pơ Mu ở nơi có Pơ Mu phân bố nhiều Qua hình 4.2. cho thấy, mật độ lâm phần phân bố có dạng giảm theo cấp kính. Đối với phân bố N/D cây Pơ Mu nơi có phân bố nhiều, cho thấy chúng có phân bố ở hầu hết các cấp kính, như vậy trong điều kiện sinh thái thích hợp thì chúng có khả năng tái sinh liên tục và duy trì các thế hệ; tuy nhiên phân bố có dạng 1 – 2 đỉnh, tập trung nhiều ở D1.3 = 65 cm, với mật độ là 30 cây/ha, trong khi đó D1.3= 15 cm chỉ có 5 cây/ha. Chứng tỏ, Pơ Mu ở đây quá thành thục và già cỗi, trong khi đó số cá thể trung niên và non ít hơn, cho thấy khả năng ổn định và phát triển Pơ Mu là có khó khăn.
0 100 200 300 400 500
Cấp D1.3 (cm) (Giữa)
N (Cây/ha)
N (Cây/ha) lâm phần 455 190 80 5 20 0 0 5 0 5
N (Cây/ha) Pơ mu 15 5 5 0 10 0 0 0 0 5
15 25 35 45 55 65 75 85 95 105
Hình 4.3. Phân bố N/D của lâm phần và Pơ Mu ở nơi có Pơ Mu phân bố trung bình
Qua hình 4.3. cho thấy, mật độ theo cấp kính của lâm phần phân bố có dạng giảm. Phân bố Pơ Mu ở nơi trung bình chủ yếu là cá thể non, trung niên, một số ít cây quá thành thục; mật độ theo cấp kính của Pơ Mu phân bố không đồng đều, ở đây có xuất hiện nhiều cây có cấp kính D1.3 = 15 cm, với mật độ là 15 cây/ha, giảm ở các cấp kính D1.3= 25 – 45 cm chỉ có 5 cây/ha. Sau đó lại tăng ở cấp kính D1.3= 55 cm với có 10 cây/ha.
Với phân bố như vậy thì khả năng thay thế cá thể Pơ Mu già cổi là thực tế, tuy nhiên dãy phân bố là rời rạc chứng tỏ có khó khăn trong quá trình tái sinh cũng như cạnh tranh loài trong điều kiện sinh thái không hoàn toàn thích hợp với Pơ Mu .
Qua hình 4.4. cho thấy, mật độ lâm phần nơi có Pơ Mu phân bố ít phân bố có dạng giảm theo cấp kính. Trong khi đó mật độ phân bố của Pơ Mu rất rời rạc, có tính ngẫu nhiên, xuất hiện ít với D1.3 = 25 cm, với mật độ là 5 cây/ha, D1.3= 85 cm với 5 cây/ha. Ở các lâm phần này, khả năng tái sinh, phát triển Pơ Mu là rất hạn chế và khả năng phát triển quần thụ với cây Pơ Mu ưu thế là khó xảy ra.
0 50 100 150 200 250 300 350
Cấp D1.3 (cm) (Giữa)
N (Cây/ha)
N (Cây/ha) lâm phần 315 230 125 50 20 0 15 5 0 0 5
N (Cây/ha) Pơ mu 0 5 0 0 0 0 0 5 0 0 0
15 25 35 45 55 65 75 85 95 105 115
Hình 4.4. Phân bố N/D của lâm phần và Pơ Mu ở nơi có Pơ Mu phân bố ít
0 5 10 15 20 25 30 35
Cấp D1.3 (cm)
N (Cây/ha)
Phân bố nhiều 5 15 15 10 5 30 10 0 0 0
Phân bố trung bình 15 5 5 0 10 0 0 0 0 5
Phân bố ít 0 5 0 0 0 0 0 5 0 0
15 25 35 45 55 65 75 85 95 105
Hình 4.5. Phân bố N/D Pơ Mu ở 3 lâm phần có sự xuất hiện khác nhau Từ đặc trưng phân bố N/D của lâm phần cũng như riêng loài Pơ Mu cho thấy:
- Cấu trúc N/D của lâm phần phân bố có dạng giảm khá ổn định, phản ảnh sự ổn định của lâm phần qua các thế hệ.
- Cấu trúc N/D của Pơ Mu cho thấy một khả năng tốt là ở nơi có điều kiện sinh thái thích hợp thì Pơ Mu có khả năng tái sinh và duy trì ở các thế hệ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung cấu trúc loài không ổn định ở 3 kiểu lâm phần phân bố nhiều, trung bình và ít; thường tập trung nhiều ở cấp kính D1.3= 65 cm với 30 cây/ha là những cây quá thành thục, già cỗi, rỗng ruột và thiếu hụt các lớp cây kế cận có D1.3 = 15 - 55cm. Từ đây cho thấy sự khá nguy cấp cho sự tồn tại của loài Pơ Mu trong môi trường tự nhiên, nếu không có biện pháp thích hợp để tác động như xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng dặm để điều chỉnh cấu trúc N/D của Pơ Mu cho phù hợp với cấu trúc dạng chuẩn, bảo đảm sự ổn định các thế hệ Pơ Mu một cách lâu dài.
4.1.4 Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) của Pơ Mu và