Về chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Cần Thơ đến 2020 (Trang 68 - 71)

Chương II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

2.3. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong các DNVVN tại

2.3.3. Về chất lượng nguồn nhân lực

2.3.3.1. Về thể lực

Xuất phát từ nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực của các DNVVN phải đảm bảo đáp ứng tốt về mặt thể lực, có sức chịu đựng dẻo dai trong điều kiện sản xuất liên tục, kéo dài với yêu cầu đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các DNVVN cần xây dựng những tiêu chuẩn về mặt thể lực phù hợp với ngành nghề hoạt động kinh doanh của mình: như ban hành quy chế tuyển dụng,..doanh nghiệp nên thực hiện khám sức khoẻ h àng năm cho tất cả CBCNV và quan tâm đúng mức việc chăm sóc và bồi dưỡng sức khoẻ cho lực l ượng lao động của mình.

2.3.3.2. Về trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải luôn được quan tâm hàng đầu, nó cóảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc và kết quả kinh doanh. Qua kết quả điều tra ta thấy các nhà tuyển dụng luôn đặt mức độ phù hợp chuyên ngành được đào tạo lên hàng đầu, chiếm 38,8% trong tổng số trả lời.

Bảng 2.25- Công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo

Tần số

Phần trăm

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích luỹ

Số trả lời quan tâm nhất 33 38,8 38,8 38,8

quan tâm nhì 32 37,6 37,6 76,5

quan tâm thường 5 5,9 5,9 82,4

ít quan tâm 4 4,7 4,7 87,1

rất ít quan tâm 6 7,1 7,1 94,1

bình thường 1 1,2 1,2 95,3

không quan tâm 4 4,7 4,7 100,0

Tổng cộng 85 100,0 100,0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 5 năm 2008

Mặt khác để nâng cao chất l ượng đội ngũ nhân viên thì các nhà quản trị nên thường xuyên cho nhân viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Thông qua các lớp này sẽ giúp các nhân viên có thêm kiến thức phục vụ quá trình tác nghiệp, mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình sản xuất kinh doanh của đ ơn vị. Kết quả điều tra cho thấy có đến 52,9% ý kiến của các nhà quản lý cho rằng họ sẵn sàng cho nhân viên tham gia các lớp đào tạo.

Bảng 2.26- Sẵn sàng cho nhân viên tham gia chương trìnhđào tạo Tần số Phần trăm

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích luỹ

Có 45 52,9 52,9 52,9

không 40 47,1 47,1 100,0

Số trả lời

Tổng

cộng 85 100,0 100,0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 5 năm 2008 2.3.3.3. Về đạo đức, tác phong của ng ưòi laođộng

Qua điều tra cho thấy các doanh nghiệp luôn coi trọng nguyện vọng gắn bó lâu dài của nhân viên với đơn vị trong quá trình tuyển dụng, có đến 58,8% ý kiến của doanh nghiệp đồng ý với điều này. Có gắn bó lâu dài với công ty thì nhân viên mới hết lòng phục vụ, an tâm công tác, hiệu quả công việc sẽ đảm bảo v à ngược lại.

Bảng 2.27- Có nguyện vọng gắn bó lâu dài với công ty

Tần số

Phần trăm

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích luỹ

Số trả lời quan tâm nhất 50 58,8 58,8 58,8

quan tâm nhì 10 11,8 11,8 70,6

quan tâm thường 5 5,9 5,9 76,5

ít quan tâm 5 5,9 5,9 82,4

rất ít quan tâm 3 3,5 3,5 85,9

bình thường 4 4,7 4,7 90,6

không quan tâm 8 9,4 9,4 100,0

Tổng cộng 85 100,0 100,0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 5 năm 2008

Bên cạnh đó, tác phong làm việc của nhân việc cũng luôn đ ược chú trọng trong quá trình sử dụng lao động của doanh nghiệp, có đến 58,8% ý kiến đồng ý là quan tâm nhìđến tác phong làm việc của nhân viên.

Bảng 2.28- Tác phong chuyên nghiệp Tần số

Phần trăm

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích luỹ

Số trả lời quan tâm nhất 6 7,1 7,1 7,1

quan tâm nhì 50 58,8 58,8 65,9

quan tâm thường 4 4,7 4,7 70,6

ít quan tâm 8 9,4 9,4 80,0

rất ít quan tâm 4 4,7 4,7 84,7

bình thường 9 10,6 10,6 95,3

không quan tâm 4 4,7 4,7 100,0

Tổng cộng 85 100,0 100,0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 5 năm 2008 2.3.3.4. Về chất lượng công việc của nguồn nhân lực

Nhìn chung, khiđánh giá chất lượng của nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp thì kết quả rất khả quan, tỷ lệ lao động giỏi chiếm cao nhất đạt 31,8%, tỷ lệ lao động trung bình thấp nhất bằng 1,2%, cụ thể nh ư sau:

Bảng 2.29: Đánh giá chung vềnhân viên với thang điểm 10

Tần số Phần trăm

Phần trăm hợp lệ

Phần trăm tích luỹ

trung bình 1 1,2 1,2 1,2

trung bình khá 11 12,9 12,9 14,1

khá 21 24,7 24,7 38,8

khá giỏi 25 29,4 29,4 68,2

giỏi 27 31,8 31,8 100,0

Số trả lời

Tổng cộng 85 100,0 100,0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 5 năm 2008

Chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp rất tốt, điều này có tác động rất tích cực đên công việc, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Cần Thơ đến 2020 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)