Tình hình nghiên cứu đa dạng thực vật rừng thông ba lá ( Pinuskesiya) mọc tự nhiên ở Việt Nam và Lâm Đồng

Một phần của tài liệu 20125814163256 (Trang 23 - 27)

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT RỪNG THÔNG BA LÁ Ở VIỆT NAM VÀ LÂM ĐỒNG

2. Tình hình nghiên cứu đa dạng thực vật rừng thông ba lá ( Pinuskesiya) mọc tự nhiên ở Việt Nam và Lâm Đồng

a) Ở Việt Nam

Như ta biết loài thông ba lá (Pinuskesiya) là loài cây gỗ lớn, là loài ưa sáng và chịu đựoc hạn vào mùa khô. Ở Việt Nam loài thông ba lá phân bố ở một số khu vực và tạo nên kiểu rừng thưa cây lá kim ưa sáng chịu hạn. Thường thì kiểu rừng này là kiểu rừng thuần loại và thông ba lá là loài cây ưu thế sinh thái, chúng tạo nên kiểu quần xã thực vật rất đặc trưng cho vùng núi cao, đặc biệt là ở Lâm Đồng.

Trong các nguồn tài liệu khác nhau, loài thông ba lá (Pinuskesiya) còn mang những tên gọi khác là thông nhựa ngo với các tên đồng nghĩa như:

Pinus khasya Royle

Pinus langbiangensis Chevalier Thuộc họ Pinaceae, ngành Pinophyta.

Cũng trong các nguồn tài liệu khác nhau, loài thông ba lá được dẫn ra các khu phân bố khác nhau ở Việt Nam. Như trong tập 1 bộ cây gỗ rừng miền Bắc Việt Nam do nhà xuất bản Nông thôn phát hành, có chỉ ra thông ba lá phân bố ở: Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh và thường mọc thành rừng thuần loại. Cũn tỏc giả Vừ Văn Chi trong cuốn “Danh lục thực vật Tây Nguyên” lại nhắc tới thông ba lá phân bố ở Gia Lai – Kom Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Thực ra loài thông ba lá còn phân bố ở một số khu vực khác ở Việt Nam như Bạch Mã, Thừa Thiên Huế… ở quy mô quần thể rất nhỏ. Nhìn chung thông ba lá phân bố khá rộng ở Việt Nam với quy mô kích thứoc quần thể không lớn. Chỉ riêng ở Lâm Đồng quần thể thông rất lớn, rất đặc trưng cho kiểu thảm thực vật ở đây, và rất đáng được nghiên cứu về đa dạng sinh học của kiểu rừng này.

Trong những nghiên cứu của mình, Thái Văn Trừng đã chỉ ra kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới là một trong ba kiểu rừng thưa. Kiểu rừng thưa hơi khô cây lá kim nhiệt đới phân bố ở Việt Nam cả ở miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc phân bố ở Bồ Trạch (Bình Trị Thiên), Hoàng Mai (Nghệ Tĩnh), Quảng Yên (Quảng Ninh). Ở miền Nam phân bố ở Đắk Lắk, Djining, Đà Lạt. theo Maurand, quần hệ thông ba lá ở xung quanh Đà Lạt chiếm một diện tích rộng đến 70.000 ha.

Cũng trong cuốn “Thảm thực vật rừng Việt Nam” Thái Văn Trừng cho rằng ưu hợp thông ba lá hay còn gọi là ưu hợp ngo. Trong kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ di cư Himalya – Vân Nam – Quý Châu. Ưu hợp này chiếm gần hết với các đồi núi quanh Đà Lạt và xuống tận phía dưới trên các rìa núi phía nam ở độ cao khoảng 1.100m, phía đông ở độ cao 800m và phía tây trong vùng diệp thạch ở độ cao 1.000m. Nó lên tới độ cao 1.800m ở trên

sườn Bono đến Lêna, và mọc khá liên tục ở ven thung lũng sông Đa Nhim giữa dãy núi Langbiang và Bidup, sau cùng nó chiếm một phần thượng lưu sông Krông Pô, phía tây bắc Hou Cris (Schmid, 1962). Rừng thông này bao phủ một diện tích rất lớn. Chỉ tính nguyên khu rừng quanh các đồi núi xung quanh thành phố Đà Lạt ở miền Nam Việt Nam đã chiếm tới 70.000ha. Tầng trên chỉ gồm loài ngo hay thông ba lá (Pinus kesiya). Mặc dù loài thông này là một loài thông vùng cao, cũng có người cho nó từ các triền núi ở Indonesia tràn lên. Có người khác lại cho rằng loài thông ba lá là loài thông Vân Nam phân hóa ra.

Như vậy thông ba lá (Pinus kesiya) với kiểu rừng thông ba lá ở Việt Nam đã được các nhà thực vật, sinh thái học rất quan tâm nghiên cứu. Đồng thời đây là loài cây gỗ lớn, có thể cung cấp một lượng gỗ đáng kể, nên đã được các nhà nghiên cứu lâm học quan tâm như một đối tượng kinh doanh gỗ có giá trị. Chẳng thế mà ngay trong tập 1 của bộ cây gỗ rừng Việt Nam, Viện quy hoạch lâm nghiệp đã có công bố về loài này. Đó là chưa kể đến các hoạt động khác nhau của ngành lâm nghiệp, cùng các nghiên cứu ý nghĩa tài nguyên làm thuốc của loài này, lấy nhựa, lấy tinh dầu và các sản phẩm khác lấy ra từ thông ba lá.

Tuy chưa có nghiên cứu chuyên khảo về đa dạng sinh học cho rừng thông ba lá mọc tự nhiên ở Lâm Đồng, nhưng đã có một số nghiên cứu đề cập sơ bộ đến thành phần một số loài ở kiểu rừng này. Chẳng hạn, cũng trong “Thảm thực vật rừng ở Việt Nam” Thái Văn Trừng có mô tả: Tầng tán của rừng thông ba lá (Pinus khasya) này gồm nhiều loại dẻ vùng cao (Quercus.lanata, Quercus helferiana, Lithocarpus dealbathus, Lithocarpus pynostachya) và cả những loài đặc hữu thấy ở vùng Djiring và Đà Lạt tức gồm nhiều loài trong họ Đỗ Quyên (Ericaceae) như: cáp mộc hình sao (Craibiodendron stellatum), Đỗ Quyên hoa trắng (Pieris ovalifolia). Họ chua nem (Vacciniaceae) như: chua nem (Vaccinium exaristatum), Agapetes.sp. Những cây họ lúa tạo thành tầng cỏ như các chi: Polytocca, Arundinella, Callipedium, Exotheca, Eulalia, Pogonatherum, Dimeria, Kerriochloa. Các cây thuộc họ dương xỉ thường gặp nhiều hơn cả là loài Dicranopteris linearis, Brainia insignis, Woodwardia cochinchinensis, Pteridium aquilinum và Dipteris conjugata. Có thể nói những nghiên cứu này đã là nguồn tài liệu tham khảo đáng quý cho những nghiên cứu của chúng tôi, khi chính thức sẽ trở thành chuyên khảo về đa dạng sinh học thực vật rừng thông ba lá ở Lâm Đồng.

b) Ở Lâm Đồng

Đã có một số công trình nghiên cứu về loài thông ba lá (Pinus kesiya), về hệ sinh thái rừng thông hay một số loài cây thuốc phân bớ dứoi tán rừng thông ở địa điểm này hay địa điểm kia ở Lâm Đồng của một số tác giả.

Có những nghiên cứu về loài thông ba lá theo hướng phân loại học, chẳng hạn như nghiên cứu về các loài cây học Pinaceae phân bố ở Lâm Đồng của Nguyễn Duy Chính và Phó Đức Đỉnh có đề cập đến loài thông ba lá (Pinus khasya), loài thông nhựa (Pinus merkusii), loài du sam (Keteluria) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng, đề cập đến danh pháp, các kết quả giải phẫu, được đăng trên tóm tắt báo cáo tại hội nghị quốc tế về thực vật tổ chức tại Nhật Bản năm 1993.

Trong báo cáo đề tài khoa học cấp bộ của Bộ giáo dục và đào tào năm 2004, tác giả Lâm Ngọc Tuấn với đề tài “Nghiên cứu thành phần cấu trúc của hệ sinh thái rừng thông, vai trò của rừng thông đối với môi trường cảnh quan Lâm Đồng” đã đề cập đến một số vấn đề như: thành phần các loài nấm ở rừng thông, thành phần các loài thực vật bậc cao ở rừng thông, thành phần các loài chim ở rừng thông, động vật không xương sống ở rừng thông, vi sinh vật đất ở rừng thông. Đó là những nội dung khảo sát rộng rãi của nhiều đối tượng trong phân loại kể cả thực vật và động vật. Đồng thời các nghiên cứu của tác giả cũng đề cập đến môi trường nền móng cho sự sống, đó là đất rừng thông và sinh thái kiểu rừng thông ở Lâm Đồng. Trong nghiên cứu về sinh thái rừng thông ở Lâm Đồng, tác giả nghiên cứu cả sinh thái rừng thông ba lá (Pinus khasya) và cả sinh thái rừng thông hai lá (Pinus merkusii) là kiểu rừng thông thưa cây lá kim. Phân bố ở đai độ cao thấp, ít phổ biến như kiểu rừng thông ba lá. Tác giả cũn đề cập đến vai trò của rừng thông, mối quan hệ của rừng thông và khí hậu vai trò cỉa thiện chất lượng không khí của rừng thông.

Lại có một số nghiên cứu đề cập đến đa dạng sinh học của rừng thông ba lá, tuy chưa phải là chuyên khảo về kiểu rừng thưa cây lá kim này phân bố ở Lâm Đồng, nhưng bước đầu đã có một số kết quả đáng tham khảo, những nghiên cứu này là những nghiên cứu nằm trong một dự án hay một tiểu đề tài nào đó. Chẳng hạn những nghiên cứu thuộc về tiết dự án BC trực thuộc dự án hành lang đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mê Kông.

Trong báo cáo của tác giả Nguyễn Duy Chính và Trần Văn Tiến đã đề cập đến 3 ô tiêu chuẩn thực hiện tại xã Đa Nhim và Đa Sa ở độ cao 1.500m. Hay trong báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ của Nguyễn Ngọc Kiểng với đề tài “Tập đoàn côn trùng phá hại rừng thông ba lá ở Lâm Đồng, đặc điểm và biện pháp phòng chống” năm 2000 tác giả đã tiến hành khảo sát đa dạng sinh học 2 ô tiêu chuẫn ở Lang Hanh và ở Núi Bà.

Nhìn chung các nghiên cứu đó đã có một số kết quả, ở khía cạnh này hay khía cạnh kia, ở mức độ này hay mức độ kia đã phản ánh phần nào những đặc trưng cho kiểu rừng thông ba lá, cho đa dạng sinh học ở kiểu rừng này. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chỉ thực hiện ở một vài điểm ở Lâm Đồng, trên một hay hai độ cao mà loài thông ba lá phân bố. Những nghiên cứu đó chưa thực hiện ở nhiều địa điểm, chưa thực hiện đồng thời nghiên cứu của

mình trên tất cả các đai độ cao mà loài thông ba lá (Pinus kesiya) vốn phân bố tự nhiên. Vì vậy các nghiên cứu đó chưa phản ánh đầy đủ tính đa dạng sinh học thực vật của rừng thông ba lá mọc tự nhiên ở Lâm Đồng. Bởi nhân duyên đó, chúng tôi đã đăng ký đề tài “Đa dạng sinh học thực vật rừng thông ba lá (Pinus kesiya) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng lân cận” với hy vọng sẽ đóng góp phần nhỏ vào công cuộc nghiên cứu rừng thông nói riêng và đa dạng sinh học nhìn chung ở Việt Nam.

10m 15m 20m 25m 30m 35m 40m

PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 20125814163256 (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)