THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN – THỦY LỰC
II. PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN 1. Điều khiển tùy chọn
6. Điều khiển tuần tự
7.4. ĐIỀU KHIỂN BẰNG LẬP TRÌNH
- Trên đây, chúng ta đã sử dụng lý thuyết đại số Boole, các phần tử nhớ để tổ hợp thành các phương trình điều khiển và sử dụng các luật logic để tối ưu chúng. Bước kế tiếp mới tiến hành xây dựng mạch điều khiển trên tổ hợp đã tối ưu được.
- Với phương thức này sẽ gặp nhiều khó khăn đối với những hệ thống có quá trình hoạt động phức tạp, hệ thống đòi hỏi phải thay đổi các thông số làm việc thường xuyên, khó khăn khi bảo trì, sửa chữa hoặc cải tiến, nâng cấp để phù hợp với nhu cầu. Mặc khác phương thức này tốn kém chi phí, không gian và tính an toàn, ổn định làm việc rất thấp ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất.
- Để giải quyết những hạn chế của phương thức này người ta đã sử dụng các bộ điều khiển có khả năng lập trình thay thế hoàn toàn cho các mạch điều khiển trên tạo ra một sự linh hoạt mềm dẻo từ ý tưởng đến hoàn thiện mạch.
- Sử dụng bộ điều khiển lập trình, chúng ta không cần quan tâm đến bản chất của sự nối mạch do điều này được giải quyết bằng chương trình.
- Chương trình có thể viết dưới dạng ngôn ngữ STL, LADDER, FBD. Trong phần này tác giả sử dụng ngôn ngữ đơn giản LADDER để mô tả và lập trình các hoạt động của hệ thoáng.
7.4.1. Một số lệnh cơ bản viết chương trình
STT Lệnh Kí hiệu Toán hạng Loại dữ liệu
1 Tiếp điểm thường hở – thường đóng
I, Q, M, SM, T, C, V, S, L
Bool
2 Tiếp điểm cạnh dương – cạnh âm
I, Q, M, SM, T, C, V, S, L
Bool
111
STT Lệnh Kí hiệu Toán hạng Loại dữ liệu 3 Nhớ bit – xóa bit I, Q, M, SM, T, C, V, S,
L Bool
4 Gỏn ngừ ra I, Q, M, SM, T, C, V, S,
L
Bool
5 Phuỷ ủũnh bit I, Q, M, SM, T, C, V, S,
L Bool
6 Mở trễ theo thời
gian Txxx: Constant
IN: I, Q, M, SM, T, C, V, S, L
Word Bool 7 Tắt trễ theo thời
gian
Txxx: Constant IN: I, Q, M, SM, T, C, V, S, L
Word Bool 8 So sánh = =, < >,
=>, <=, >, < 2 soá nguyeân
IW, QW, MW, SW, SMW, T, C, VW, LW, AIW, AC, Constant,
*VD, *LD,*AC
int
9 Cộng và trừ 2 số nguyeân
IW, QW, MW, SW, SMW, T, C, VW, LW, AIW, AC, Constant,
*VD, *LD,*AC
Int
10 Nhân và chia 2 số nguyeân
IW, QW, MW, SW, SMW, T, C, VW, LW, AIW, AC, Constant,
*VD, *LD,*AC
Int
11 Đếm lên PV:VW, IW, QW, MW,
SMW, LW, AIW, AC, T, C, Constant, *VD,
*AC, *LD, SW CU,R: power flow
Int
Bool
ĐIỀU KHIỂN KHÍ NÉN & THỦY LỰC Chương 7 – Thiết kế mạch điều khiển
STT Lệnh Kí hiệu Toán hạng Loại dữ liệu
12 Đếm xuống PV:VW, IW, QW,
MW, SMW, LW, AIW, AC, T, C, Constant, *VD, *AC,
*LD, SW
CD,LD: power flow
int
Bool 7.4.2. Viết chương trình cho mạch điều khiển
Ví dụ: Máy dập đầu phôi thép tự động trong dây chuyền sản xuất trụ điện bê tông tiền áp.
• Tác động tín hiệu khởi động ( nút nhấn PB start) pít tông kẹp chặt dịch chuyển từ vị trí A đến B thực hiện kẹp chặt phôi, lúc này LS2 được tác động và pít tông dập dịch chuyển từ vị trí C đến D để dập định hình phôi ( theo hình dạng khuôn) lúc này LS4 tác động làm cho pít tông dập lùi về C và LS3 tác động. LS3 tác động làm cho pít tông kẹp dịch chuyển từ B về A và LS1 tác động dừng quá trình dập (Hình 5).
• Chú ý: PLC chỉ nhận tín hiệu từ PB Start khi đồng thời LS1 và LS3 bị tác động.
PB start (D)
(C) LS1(A)
LS2(B)
LS4 LS3
113
ĐIỀU KHIỂN KHÍ NÉN & THỦY LỰC Chương 7 – Thiết kế mạch điều khiển
BÀI TẬP CHƯƠNG 7 Bài 1:
Thiết kế mạch ép gia nhiệt tự động với yêu cầu kỹ thuật như sau:
Khi nút nhấn S1 được tác động thì pittông ép đi xuống và chạm vào công tắc hành trình S2 thì bắt đầu gia nhiệt với thời gian t. Sau đó trở về vị trí ban đầu và chạm vào công tắc hành trình S3 thì quá trình tiếp tục lại từ đầu. Trong quá trình thực hiện nếu nhấn nút S4 thì píttông sẽ quay về vị trí ban đầu.
Bài 2:
Thiết kế mạch thủy lực điều khiển máy dập khuôn kim loại (hình BT7.1), với yêu cầu kỹ thuật sau: Lúc đầu, đầu dập ở vị trí chờ (S1), khi đưa chi tiết cần dập vào ta ấn nút S3, đầu dập tịnh tiến đi xuống và dập chi tiết, khi S2 bị tác động thì đầu dập quay về. Trong quá trình gia công nếu xảy ra sự cố, ấn nút S4 đầu dập sẽ ở lại vị trí đó.