.Biện pháp quy hoạch

Một phần của tài liệu đánh giá biến động chất lượng nước cấp sinh hoạt theo mô hình liên xã ở tỉnh nam định luận văn ths. khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 85)

Với tình hình nguồn nƣớc ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ bị suy thoái, bên cạnh đó dân số ngày càng tăng, kinh tế xã hội phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng nƣớc ngày càng lớn, đặc biệt là nƣớc sạch thì việc quy hoạch phân bổ sử dụng tài nguyên nƣớc cho các ngành, các lĩnh vực là hết sức cần thiết. Đây cũng là giải pháp quan trọng hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia. Do vậy, để đảm bảo việc khai thác nguồn nƣớc hợp lý, điều hịa giữa các ngành thì việc quy hoạch sử dụng nƣớc phải gắn liền với các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, làng nghề, trong đó ƣu tiên quy hoạch khai thác sử dụng nƣớc cấp cho sinh hoạt. Quy hoạch sử dụng tài nguyên nƣớc phải nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể của tỉnh.

3.4.3.2.Biện pháp chính sách, quản lý Công tác kiểm tra, giám sát:

- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nƣớc, ƣu tiên thực hiện trƣớc đối với những vùng có nguy cơ ô nhiễm, vùng bị ảnh hƣởng xâm nhập mặn, vùng đang tăng cƣờng khai thác;

- Định kỳ thực hiện chƣơng trình kiểm kê hiện trạng khai thác nƣớc kết hợp với rà soát, thống kê danh mục các cơng trình khai thác đƣợc cấp phép, những cơng trình phải dừng khai thác;

- Từng bƣớc xây dựng, quản lý, khai thác mạng quan trắc diễn biến về số lƣợng, chất lƣợng nguồn nƣớc, kết hợp với mạng quan trắc của Trung ƣơng trên địa bàn tỉnh, thực hiện các báo cáo tình hình diễn biến số lƣợng, chất lƣợng tài nguyên nƣớc hàng năm;

- Thực hiện việc công bố, điều chỉnh vùng/khu vực bảo vệ nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm, vùng hạn chế và cấm khai thác. Căn cứ diễn biến nguồn nƣớc và nhu cầu khai thác sử dụng để bổ sung quy hoạch phù hợp với yêu cầu thực tế;

- Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nƣớc, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trƣờng, đất đai và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng.

Công tác quản lý và cấp phép khai thác, sử dụng:

Đẩy mạnh công tác quản lý cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nƣớc và xả thải vào nguồn nƣớc; kiểm tra việc chấp hành các quy định sau khi đƣợc cấp giấy phép. Cụ thể là:

- Kiểm tra thƣờng xuyên các hoạt động khai thác sử dụng nƣớc mặt, nƣớc ngầm, hoạt động xả thải vào nguồn nƣớc chƣa có giấy phép trên cơ sở phát huy vai trò của cộng đồng dân cƣ và chính quyền địa phƣơng cấp cơ sở, lập danh sách các tổ chức cá nhân chƣa có giấy phép hoặc chƣa chấp hành đúng các quy định sau khi đƣợc cấp giấy phép để đƣa vào quản lý, xử phạt theo quy định;

- Xây dựng chƣơng trình thanh tra, kiểm tra hàng năm kết hợp kiểm tra đột xuất, nhất là đối với các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng cơng trình quy mơ lớn, vùng có nguồn nƣớc bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ bị ô nhiễm, xử phạt nghiêm những trƣờng hợp vi phạm các quy định của nhà nƣớc về việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nƣớc.

- Ƣu tiên cấp phép khai thác sử dụng của các cơng trình cấp nƣớc tập trung, đồng thời giám sát, kiểm tra việc cam kết sử dụng khai thác và bảo vệ tài nguyên nƣớc, bảo vệ môi trƣờng của các đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh nƣớc sạch.

- Tăng cƣờng công tác quản lý ở các cấp. Rà soát, ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật, trong đó tập trung vào cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng nƣớc đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, ổn định lâu dài.; nâng cao kỹ năng quản lý ở cấp ngành, cấp cơ sở; tăng cƣờng trang thiết bị phục vụ công tác đánh giá, kiểm tra, xử lý thông tin.

3.4.3.3.Biện pháp truyền thông cộng đồng

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của các tổ chức cá nhân trong việc khai thác, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nƣớc, huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát các quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chƣơng trình phổ biến pháp luật về tài nguyên nƣớc trong các cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ cấp cơ sở, chú trọng đối với cán bộ cấp xã, thôn, đây là tầng lớp cán bộ gần gũi nhất với nhân dân;

- Đẩy mạnh truyền thông, vận động tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân tích cực hƣởng ứng tham gia, đóng góp sức ngƣời, kinh phí để cùng với nhà nƣớc thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch, bảo vệ nguồn tài nguyên nƣớc;

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức về sức khỏe, nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn để thay đổi nhận thức hành vi của ngƣời dân trong việc sử dụng nƣớc sạch, kết nối các hộ dân vào mạng lƣới cấp nƣớc tập trung, từ đó hạn chế đƣợc việc tự khai thác sử dụng tài nguyên nƣớc, đặc biệt là nguồn nƣớc ngầm đang có nguy cơ suy kiệt do khai thác quá mức và khó kiểm tra giám sát của ngƣời dân. Huy động ngƣời dân cùng góp sức bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ nguồn nƣớc, sử dụng nƣớc tiết kiệm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của địa phƣơng và của quốc gia.

- Xây dựng đề án huy động các nguồn lực để bảo vê nguồn nƣớc trên địa bàn tỉnh, trƣớc tiên huy động từ vốn ngân sách, các giai đoạn tiếp theo huy động nguồn lực của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các cá nhân tổ chức hoạt động kinh doanh, sản xuất tại địa phƣơng và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cƣ, thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nƣớc;

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Đề tài đã bƣớc đầu nghiên cứu về chất lƣợng nƣớc cấp sinh hoạt cũng nhƣ tính bền vững của mơ hình cấp nƣớc sạch liên xã tỉnh Nam Định, những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đến hiệu quả của mơ hình . Các kết quả đạt đƣợc là: 1) Nam Định là một tỉnh có nguồn tài nguyên nƣớc dồi dào, phong phú và chất lƣợng tốt. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sử dụng nƣớc ổn định và lâu dài cho các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu cho các cơng trình cấp nƣớc sạch tập trung, cụ thể là đối với mơ hình cấp nƣớc sạch liên xã tỉnh Nam Định.

2) Qua kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc (thể hiện qua các biều đồ .....) cho thấy nguồn nƣớc sinh hoạt ngƣời dân tự khai thác không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế, đặc biệt là các chỉ tiêu về độ đục, Coliform, Ecoli cao hơn TCCP rất nhiều lần, điều này làm gia tăng các bệnh lây qua đƣờng nƣớc, ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

3) Tất cả các cơng trình cấp nƣớc đều sử dụng nguồn nƣớc mặt trên các sông lớn nhƣ sông Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ, sông Đáy làm nguồn nƣớc cấp cho các cơng trình. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sơng (Bảng 12, 13, 14, 15) cho thấy các sông này đều có chất lƣợng tƣơng đối tốt, một số chỉ tiêu dƣới TCCP so với QCVN 08/2008/BTNMT rất nhiều lần, có chỉ tiêu còn đạt TCCP so với QCVN 02:2009/BYT, một số chỉ tiêu nhƣ độ đục, Coliform, Ecoli, Kẽm, Hg, cao hơn TCCP. Do vậy để cấp

nƣớc cho mục đích sinh hoạt thì các nguồn nƣớc này đều phải qua hệ thống xử lý để đảm bảo tiêu chuẩn nƣớc ăn uống của Bộ Y tế.

3) Chất lƣợng nƣớc cấp sinh hoạt theo mơ hình cấp nƣớc sạch liên xã của tỉnh Nam Định (Biều đồ chất lƣợng nƣớc ....) đƣợc đánh giá là đạt tiêu chuẩn, các chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc nƣớc sau khi xử lý thấp hơn TCCP nhiều lần, chất lƣợng nƣớc tại các hộ sử dụng ổn định, đáp ứng tiêu chuẩn cho phép về chất lƣợng nƣớc ăn uống của Bộ Y tế.

4) Nguồn nƣớc đầu vào khai thác, sử dụng cho các công trình cấp nƣớc tập trung có chất lƣợng tốt và trữ lƣợng dồi dào, chất lƣợng tƣơng đối tốt đã góp phần làm giảm các chi phí đầu tƣ xây dựng, hệ thống xử lý không cồng kềnh, không phải sử dụng nhiều

loại hóa chất mà vẫn đảm bảo chất lƣợng nƣớc sau khi xử lý. Điều này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giá thành nƣớc giảm, nâng cao tính bền vững của mơ hình.

Kiến nghị

- Cần có nhiều chính sách ƣu tiên hơn nữa cho chƣơng trình cấp nƣớc sạch ở vùng nông thôn. Hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo để họ có điều kiện tiếp cận nguồn nƣớc sạch.

- Có chính sách ƣu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh nƣớc sạch, từ đó đƣa nƣớc sạch trở thành một loại hàng hóa, có sự cạnh tranh về giá cả, nhằm đem lại lợi ích cao cho ngƣời dân khi sử dụng nƣớc sạch.

- Tích cực học hỏi những cách làm hay và hiệu quả trong công tác quản lý, vận hành các cơng trình cấp nƣớc tập trung ở các địa phƣơng khác, giảm thất thoát nƣớc sạch, nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy nƣớc.

- Tăng cƣờng hơn nữa công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng nƣớc sạch, đồng thời huy động sức dân vào công tác phát triển mạng lƣới cấp nƣớc, vệ sinh môi trƣờng nông thôn.

- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong việc triển khai cấp nƣớc sạch về các vùng nông thôn, tranh thủ sự ủng hộ của các nƣớc, các tổ chức quốc tế nhƣ: ADB, AFD, JICA…về cấp nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn.

- Khai thác sử dụng tài nguyên nƣớc hợp lý, hài hòa giữa các lĩnh vực, sử dụng nƣớc tiết kiệm kết hợp với bảo vệ môi trƣờng nhằm bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững của địa phƣơng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu – Nước biển dâng.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2010), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (15/08/2011), Báo cáo tổng kết “Nghiên

cứu dự báo tác động của biến đổi khí hậu nước biển dâng đến cấp nước nông thôn tỉnh Nam Định”.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (01/11/2010), 19 tiêu chí Nông thôn mới.

5. Chiến lƣợc Quốc gia về cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng đến năm 2020 ban hành ngày 25 tháng 08 năm 2000 của Thủ tƣớng Chính phủ.

6. Cục Thống kê Nam Định, Niên giám thống kê 2011.

7. Lƣu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Hịe (2006), Mơi trường và phát triển bền vững, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Lê Văn Khoa và cộng sự (2002), Môi trường nông thôn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Lê Văn Khoa và cộng sự (2003), Kỹ thuật xử lý môi trường nông thôn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Trịnh Xuân Lai (2004), Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, NXB Xây

dựng.

12. Trần Hiếu Nhuệ (2001), Cấp nước và vệ sinh môi trường, NXB Khoa học kỹ

thuật, Hà Nội.

13. Luật tài nguyên nƣớc (2012), Cục Quản lý tài nguyên nƣớc. 14. Luật Bảo vệ môi trƣờng (2006), NXB Tƣ pháp.

15. Trung tâm Nƣớc sạch và Vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định (2011), Báo cáo tình hình triển khai chương trình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định đến hết năm 2011.

16. Trung tâm Nƣớc sạch và Vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định (2011), Kết quả phân tích chất lượng nước trên các sơng và các trạm cấp nước sạch.

17. Trung tâm Nƣớc sạch và Vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định (2011), Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt từ các hộ gia đình.

18. Tổng cục thống kê, Điều tra về nông thôn 2010.

19. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2012

20. UBND tỉnh Nam Định (2012), Báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả thực hiện nhiệm.

vụ kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

21. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2001), Tổng quan sử dụng nguồn nước lưu vực sông Hồng – sơng Thái Bình.

22. http://www.monre.gov.vn Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (18/04/2013) “39% dân

số Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng trực tiếp do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng”.

23. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 5/2003, tr. 575 – 577, “Tình hình

ơ nhiễm nguồn nước và các giải pháp bảo vệ chất lượng sông Hồng”.

24. http://vp.omard.gov.vn , Trang tin quản lý điều hành văn phịng Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (18/11/2012), “Khai thác, sử dụng nguồn nước mặt tại

Một phần của tài liệu đánh giá biến động chất lượng nước cấp sinh hoạt theo mô hình liên xã ở tỉnh nam định luận văn ths. khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)