CHƯƠNG II LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT LNG
4.2. Tính tốn mơ hình kinh tế của nhà máy
4.2.1. Tính tốn sơ bộ chi phí phân phối khí miền Trung vào thị trường miền Nam: Nam:
a) Các giả định:
Bảng 4.2. Các thông số giả định của nhà máy sản xuất LNG
Chỉ tiêu Giá trị Đơn vị
Công suất nhà máy 3 triệu tấn LNG/năm
Lượng khí (chỉ gồm hydrocacbon) tiêu thụ 4,8 tỷ m3/năm
Ngày vận hành/năm 350 ngày
Suất đầu tư 1000 USD/tấn/năm
CAPEX 3 tỷ USD
OPEX 2,2 %CAPEX/năm
66 triệu USD/năm
Khí nhiên liệu 13,05 % lượng khí tiêu thụ
Theo dự kiến, dịng khí miền Trung có sản lượng vào năm 2024 là 7,4 tỷ m3/năm(chỉ gồm hydrocacbon), sản lượng đỉnh kéo dài trong thời gian tối đa 24 năm. Do đó, nhà máy sản xuất LNG cũng sẽ được xây dựng và tính tốn phù hợp với thời gian sản lượng khai thác đạt đỉnh để đảm bảo ổn định nguồn khí nguyên liệu cung cấp cho nhà máy. Các thông số quan trọng khác của nhà máy được giả định như sau:
Thời gian đầu tư xây dựng dự án (EPC): 4 năm (giai đoạn 2020-2023).
Năm bắt đầu vận hành thương mại: 2024.
Thời gian tính tốn hiệu quả kinh tế của dự án: 20 năm kể từ khi bắt đầu vận hành (2024-2043).
Cơ cấu vốn: 70% vốn vay và 30% chủ sở hữu.
Lãi vay dài hạn: 8%/năm; Trả nợ trong 10 năm.
Khấu hao đường thẳng trong vòng 15 năm.
Suất sinh lời nội bộ (IRR) của dự án: 12%.
4.2.2. Kết quả tính tốn
Với các giả định nêu trên, mơ hình kinh tế được xây dựng với giả định IRR = 12% để xác định chi phí hóa lỏng khí để sản xuất LNG. Theo kết quả tính tốn, để đạt IRR = 12%, chi phí hóa lỏng khí là 5,86 USD/MMBtu, dự án hồn vốn sau 14 năm.
Bảng 4.3. Các chỉ tiêu của mơ hình
Chỉ tiêu Giá trị Đơn vị
NPV 454,6 triệu USD
Năm hoàn vốn 14 năm
Chi phí hóa lỏng khí 5,86 USD/MMBtu
Tổng chi phí để vận chuyển khí miền Trung vào thị trường miền Nam bao gồm chi phí hóa lỏng khí (5,86 USD/MMBtu), chi phí vận chuyển LNG bằng tàu từ miền Trung vào miền Nam,chi phí qua kho LNG Thị Vải và chi phí vận chuyển khí bằng đường ống từ kho Thị Vải đến GDC Phú Mỹ (25 km).
Căn cứ theo báo cáo dự án đầu tư kho cảng LNG Thị Vải, chi phí qua kho LNG Thị Vải là 1,37 USD/MMBtu và chi phí vận chuyển bằng đường ống từ Thị Vải đến GDC Phú Mỹ được xác định là 0,1 USD/MMBtu.
Đối với chi phí vận chuyển bằng tàu từ miền Trung vào miền Nam, giả định rằng sử dụng loại tàu 125.000 m3 để vận chuyển LNG thì sẽ cần 01 tàu để tải hết số lượng 3 triệu tấn/năm. Chiều dài cung đường vận chuyển LNG từ cảng Dung Quất vào cảng Cái Mép là 421 hải lý. Theo đánh giá của PFC năm 2012, giá thuê tàu dài hạn là 91.000 USD/ngày/tàu; Chi phí cho mỗi chuyến tàu vận chuyển LNG vào khoảng 500.000 USD/chuyến. Từ các cơ sở đó, chi phí vận chuyển LNG vào miền Nam được tính tốn là 0,56 USD/MMBtu.
Từ các tính tốn trên, tổng chi phí phân phối khí từ miền Trung vào miền Nam được xác định là 7,89 USD/MMBtu.
Ngành Cơng nghệ kỹ thuật Hóa học 84 Khoa Hóa học và Cơng nghệ thực phẩm
Bảng 4.4. Tổng chi phí phân phối khí miền trung vào miền Nam theo phương án
sản xuất LNG
Chỉ tiêu Giá trị Đơn vị
Chi phí hóa lỏng khí 5,86 USD/MMBtu
Chi phí vận chuyển LNG từ miền
Trung vào miền Nam 0,56 USD/MMBtu
Chi phí qua kho Thị Vải 1,37 USD/MMBtu
Chi phí vận chuyển khí từ kho Thị
Vải đến GDC Phú Mỹ 0,1 USD/MMBtu
Tổng chi phí 7,89 USD/MMBtu
* Nhận xét:
- Dự án có tổng mức đầu tư lớn – 3,00 tỷ USD, tiêu thụ 4,8 tỷ m3 khí/năm.
- Để đạt IRR = 12% chi phí hóa lỏng khí là 5,86 USD/MMBtu, dự án hồn vốn sau 14 năm.
- Tổng chi phí để vận chuyển khí miền Trung vào thị trường miền Nam (đến GDC Phú Mỹ) là 7,89 USD/MMBtu.