Với nhu cầu sử dụng LNG trên thế giới ngày càng tăng, đã thúc đẩy sự tăng công suất của các nhà máy LNG, nhưng với các cơng nghệ một chu trình làm lạnh thì chỉ phù hợp với các nhà máy, cơ sở sản xuất nhỏ. Do đó, cơng nghệ hai chu trình làm lạnh đã được áp dụng.
2.3.1. Cơng nghệ C3MR [8],[10],[15],[17]
Cơng nghệ C3MR với 2 chu trình làm lạnh bằng propan và MR đã được ứng dụng cho ngành công nghiệp chế biến khí trong hơn 30 năm, và cho đến nay nó vẫn còn
đang được sử dụng nhiều nhất trong các nhà máy LNG trên thế giới. Công nghệ này được đăng ký bản quyền bởi Shell và APCI, nó được áp dụng cho các nhà máy với công suất từ 4 – 5 triệu tấn LNG mỗi năm(MTPA). Nó sử dụng hơi, tua bin khí, nước biển, khơng khí để làm mát và khí ngun liệu có thể là khí béo hoặc khí gầy có chứa Nitơ, có thể thu hồi được một phần sản phẩm LPG trong q trình hóa lỏng. Cơng nghệ C3MR đã được chứng minh là hiệu quả, linh hoạt, đáng tin cậy và chi phí cạnh tranh. Khí nguyên liệu được làm lạnh sơ bộ trước bằng Propan, sau đó nó tiếp tục được làm lạnh bằng dung môi hỗn hợp nhờ thiết bị trao đổi nhiệt ống xoắn (MCHE) với các ống được làm bằng nhôm hoặc vật liệu phù hợp cho sự truyền nhiệt nhằm giảm tối đa năng lượng sử dụng và sự linh hoạt trong q trình làm lạnh. Sự linh hoạt của cơng nghệ này giúp nó thích ứng được sự thay đổi liên tục của ngành công nghiệp hiện nay.
Phần lớn các nhà máy LNG trên thế giới đều sử dụng công nghệ C3MR. Công suất hiện nay đang gia tăng với tốc độ rất nhanh và dự kiến sẽ tăng 10% mỗi năm trong những năm tới với công suất tăng gấp đôi trong năm 2015(số liệu năm 2011). Sơ đồ cơ bản của một chu trình C3MR được thể hiện như hình 2.5: