Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHNNo PTNT Đông Hà Nội (Trang 81 - 82)

3.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước

* Chính phủ và các ban ngành cần tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp yên tâm hoạt động theo đúng pháp luật và Ngân hàng Thương mại có hành lang pháp lý chuẩn để tuân theo. Ban hành các chính sách hỗ trợ, bảo vệ DNVVN, chính sách thuế, chính sách thương mại, đất đai. Nhà nước cần ban hành các đạo luật cơ bản tạo môi trường pháp lý cần thiết để các DNVVN dễ dàng thực hiện các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và các Ngân hàng dễ dàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ khi có rủi ro xảy ra như: Luật sở hữu tài sản, văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện việc xử lý phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Có như vậy mới góp phần tạo ra sự đảm bảo chắc chắn hơn cho các NHTM và từ đó khuyến khích họ trong việc cho vay vốn đối với các DNVVN.

* Xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN: Tình trạng chung và các

DNVVN vốn ít, cơng nghệ lạc hậu, trình độ quản lý hạn chế, có dự án kinh doanh khả thi nhưng không đủ điều kiện để tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng. Vì vậy có thể Nhà nước can thiệp trong việc hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn tín dụng thơng qua việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng đối với DNVVN. Đây là biện pháp để Nhà nước chia sẻ rủi ro với các NHTM, thúc đẩy nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN.

- Mơ hình hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng: Cần xây dựng quỹ bảo lãnh tín

dụng dưới hình thức tổ chức tài chính Nhà nước, việc xây dựng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nói chung và đặc điểm phát triển của DNVVN nói riêng. Quỹ nên là tổ chức trung gian giữa Nhà nước và doanh nghiệp, là một định chế tài

chính phi lợi nhuận nằm trong hệ thống giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Nguyên tắc và mức bảo lãnh: Quỹ chỉ cấp bảo lãnh cho DNVVN có dự án khả thi

đã được tổ chức tín dụng thẩm định là có hiệu quả nhưng chủ đầu tư không đủ tài sản thế chấp; cấp bảo lãnh thực hiện theo cơ chế cộng đồng trách nhiệm và phân chia rủi ro. Doanh nghiệp phải có tổi thiểu 20% vốn cho dự án, Quỹ chỉ bảo lãnh cho 80% còn lại.

- Điều kiện được nhận bảo lãnh: DNVVN thành lập và hoạt động theo pháp luật

Việt Nam, có dự án khả thi, tình hình tài chính lành mạnh khơng có nợ đọng về thuế, khơng có nợ quá hạn. Quỹ bảo lãnh tín dụng ra đời và hoạt động thì đây là một biện pháp của Chính phủ thực hiện chính sách hỗ trợ giúp các DNVVN tháo gỡ khó khăn vướng mắc về tài sản thế chấp cầm cố đồng thời cũng tạo điều kiện cho các Ngân hàng phát huy thế mạnh về vốn của mình, mở rộng tín dụng và giảm tỷ lệ rủi ro đối với DNVVN.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHNNo PTNT Đông Hà Nội (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)