Rủi ro tín dụng là khơng thể tránh khỏi, nợ quá hạn cũng vậy. Các NHTM tuỳ từng thời kỳ sẽ đưa ra một tỷ lệ nợ quá hạn chấp nhận được. Tỷ lệ nợ quá hạn 0,69% hiện nay của Chi nhánh là rất thấp song nó vẫn là một biểu hiện chưa tốt của chất lượng tín dụng, nhất là DNVVN chiếm tỷ trọng nợ quá hạn cao nhất 0,625%. Chi nhánh cần đánh giá khả năng thu hồi của toàn bộ các khoản nợ đã gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ và nợ quá hạn. Sau đó cần tiến hành phân loại theo khả năng thu hồi và phân tích nguyên nhân đưa đến nợ quá hạn căn cứ vào hồ sơ xin vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, quá trình sử dụng vốn vay rồi đưa ra kết luận do yếu tố khách quan hay chủ quan. Trên cơ sở đó tập trung cán bộ để thu nợ, không để nợ quá hạn mới phát sinh do nguyên nhân chủ quan. Xử lý kịp thời nợ quá hạn không chỉ giúp Ngân hàng giảm thiểu tổn thất, thu hồi vốn mà cịn tránh để DN rơi vào tình trạng xấu hơn khi cứ lún sâu vào làm ăn không hiệu quả. Hiện tại nợ quá hạn tại Chi nhánh 100% là nợ do chậm trả lãi trong vịng 3 tháng, vì vậy cán bộ tín dụng nên cố gắng bám sát DN, tư vấn giúp đỡ để DN tháo gỡ khó khăn trước mắt. Đối với DN cố tình trây ì, khơng hợp tác và có dấu hiệu lừa đảo, làm ăn bất chính thì khơng giải ngân tiếp nếu còn, phát mại tài sản thế chấp và cầm cố là lựa chọn cuối cùng để thu hồi nợ vì rất phức tạp.