Các định hướng, nhiệm vụ tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ XANH TRÊN THẾ GIỚI CHÍNH SÁCH CHO CÁC NƯỚC (Trang 34 - 37)

Chương 3 Hàm ý chính sách cho các nước

3.2 Các định hướng, nhiệm vụ tăng trưởng xanh ở Việt Nam

 Xanh hóa sản xuất: Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển sâu, giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái và dịch vụ môi trường, đổi mới công nghệ (hay mặt cung của nền kinh tế). Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm:

- Xanh hóa sản xuất thơng qua sắp xếp lại cơ cấu, đặc biệt là hạn chế phát triển những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường

- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đặc biết là tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên khoáng sản

- Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên của đất nước, tạo thêm việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân

- Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững

- Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn.

 Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên đươn vị GDP và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo: Xanh hóa nền kinh tế để thực hiện nỗ lực chung về thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Hiện nay, tổng mức phát thải khí nhà kính của Việt Nam còn thấp so với các nước phát triển, nhưng đang tăng lên nhanh chóng trong giai đonạ tới, các ngành chính có sự phát thải cao là nơng nghiệp, năng lượng (gần 70% tổng CO2), còn lại là sử dụng đất và thay đổi sử dụng đất và q trình cơng nghiệp. Giảm phát thải khí nhà kính thơng qua các nhiệm vụ sau:

- Cải thiện hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại

- Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các nguồn năng lượng mới và tái tạo nhằm từng bước gia tăng tỷ trọng của các nguồn năng lượng sạch trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, tăng cường an ninh năng lượng, bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững.

- Giảm phát thải khí nhà kính thơng qua phát triển nơng nghiệp hữu cơ bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nơng nghiệp

- Giảm phát thải khí nhà kính thơng qua các hoạt động lâm nghiệp (chống mất rừng và suy thoái rừng)

KẾT LUẬN

Chúng ta đang sống trong bối cảnh tồn cầu hóa và chịu ảnh hưởng của tồn cầu hóa. Tồn cầu hóa, phổ biến từ đầu thập niên 90, là các q trình tích hợp, tương tác mạnh mẽ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ thống kinh tế thế giới thông qua các dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, vốn, cơng nghệ và thơng tin vượt qua biên địa lý. Qúa trình này khơng chỉ giới hạn trong các nội dung kinh tế, mà còn bao hàm nhiều vấn đề khác như tri thức, cấu trúc xã hội, chính trị, văn hóa, nhân chủng, mơi trường và da dạng sinh học,… Lựa chọn con đường xanh hóa nền kinh tế là một lựa chọn tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giớ. Phát triển kinh tế xanh đang trở thành mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và lựa chọn chính sách phát triển của nhiều quốc gia hướng tới mục tiêu chuyển đổi mơ hình phát triển kinh tế theo hướng bền vững, đi đơi với duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Gần đây nhất, tại Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) bế mạc ngày 13/11 tại đảo Hawai (Mỹ), các nhà lãnh đạo APEC đã xác định cần phải giải quyết các thách thức môi trường và kinh tế của khu vực bằng cách hướng đến nền kinh tế xanh, có hàm lượng carbon thấp, nâng cao an ninh năng lượng và tạo nguồn mới cho tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Theo nhận định của các chuyên gia, chiến lược “kinh tế xanh” đã trở thành bước ngoặt phát triển cho tiến trình khơi phục kinh tế tồn cầu và cũng là động lực mới cho việc thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển bền vững. Liên Hiệp Quốc nhận định, chính sách “kinh tế sạch” còn là con đường phát triển cần thiết cho kinh tế toàn cầu cho tương lai (UNEP, 2009).

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ XANH TRÊN THẾ GIỚI CHÍNH SÁCH CHO CÁC NƯỚC (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w