Để giảm thiểu sự phụ thuộc vào gas và dầu, Tunisia đã và đang áp dụng nhiều biện pháp để khuyến khích sự phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Một điều luật về quản lí năng lượng năm 2005 được theo sau bởi sự ra đời của cơ chế tài trợ và nguồn tài trợ quốc gia cho quản lí năng lượng, qua đó ủng hộ việc sử dụng nhiều hơn nguồn năng lượng tái tạo và tăng năng suất. Nguồn tài trợ này được lấy ra từ tiền đăng ký lần đầu của xe cá nhân, xe chạy bằng xăng, dầu và thuế nhập khẩu hoặc thuế sản xuất trong nước của các thiết bị điều hòa (trừ những thiết bị sản xuất phục vụ xuất khẩu).
Từ 2005 đến 2008, Tunisia đã tiết kiệm được 1,1 tỷ USD nhờ vào các nhà máy năng lượng sạch khi đầu tư chỉ 200 triệu USD. Năng lượng sạch này ước tính chiếm 20% tổng năng lượng tiêu thụ trong năm 2011.
Tháng 12/2009, chính phủ đã cho ra đời nhà máy năng lượng mặt trời đầu tiên cùng với nhiều nhà máy khác phục vụ cho mục đích tăng năng lượng sạch từ 1% lên 4,3% trong năm 2014. Kế hoạch này bao gồm việc sử dụng hệ thống quang điện mặt trời, bình nước nóng mặt trời và máy phát điện năng lượng mặt trời.
Tổng chi phí của kế hoạch này được ước tính là 2,5 tỷ USD, bao gồm 175 triệu từ nguồn tài trợ chính phủ, 530 triệu từ nhân dân, 1.660 triệu từ các tổ chức - cá nhân, 24 triệu từ các tổ chức quốc tế và sẽ được chi đến năm 2016 cho 40 dự án.
Năng lượng tiết kiệm có thể lên tới 22% trong năm 2016 với lượng CO2 giảm 1,3 triệu tấn mỗi năm.
Chương trình Năng lượng mặt trời Tunisia cung cấp một ví dụ về sự phát triển của thị trường năng lượng nhiệt. Sự ủng hộ về tài chính bảo đảm việc cắt giảm thuế giá trị gia tăng, cắt giảm thuế và lãi suất thấp.
Chính phủ cung cấp 20% vốn hoặc là 75 USD/m2 và khách hàng phải trả 10% giá thành bình nước nóng năng lượng mặt trời. Hơn 50.000 hộ gia đình ở Tunisia đang dùng bình nước nóng năng lượng mặt trời với chính sách khuyến khích được áp dụng. Khi mà diện tích của chương trình đã tăng lên đến 400.000m2, chính phủ đưa ra mục tiêu mới là 750.000m2 trong năm 2010 - 2014. Trong năm 2008,
Tunisia cắt giảm 214.000 tấn CO2. Chương trình này ở Tunisia đã mở ra nhiều cơng việc mới cho người dân và đã khuyến khích việc phát triển năng lượng tái tạo cũng như giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.
- Ở Mỹ, kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008 đang có một sự xem xét lại chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm, áp dụng chiến lược “Tái cơng nghiệp hóa”. Tháng 11 năm 2009 tổng thống Obama đưa ra mơ hình tăng trưởng của Mỹ phải chuyển sang mơ hình tăng trưởng bền vững. Trong chiến lược “Tái cơng nghiệp hóa” cho giai đoạn 10 năm tới nhằm phát triển công nghệ mới dự kiến đầu tư 15.000.000 USD hỗ trợ cho các nguồn năng lượng mới, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới cơng nghệ, tiết kiệm năng lượng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Mỹ muốn trở thành nhà lãnh đạo sạch trong công nghệ. Hướng tiếp cận mới theo cách “Kinh tế các bon thấp”, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, để thực hiện điều đó một số luật đang được đưa ra bàn thảo để đi đến quyết định ban hành như đạo luật AB 32 liên quan đến tiêu chuẩn môi trường giảm thiểu khí thải gây ơ nhiễm và phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Cách tiếp cận ở Mỹ ln lấy tiêu chí hiệu quả Kinh tế để thực thi chính sách, động lực thị trường thúc đẩy đổi mới công nghệ. Thực thi bảo vệ mơi trường có khoa học và kế hoạch rõ ràng chia theo giai đoạn, trước hết người dân phải hiểu, thứ đến phải có can thiệp khoa học và cuối cùng thực hiện theo chương trình kế hoạch đã có. Tuy nhiên tuỳ theo đặc trưng từng vùng có kế hoạch khác nhau, ví dụ vùng cần bảo vệ nguồn nước có chương trình riêng của lĩnh vực này, bảo vệ đất hay duy trì đa dạng sinh học có chương trình cụ thể thích hợp cho từng loại đất. Trong nơng nghiệp, sản xuất sản phẩm hữu cơ và kết hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau trong một trang trại sản xuất được chủ trang trại phát huy cao độ. Cây trồng vật nuôi được kết hợp và phù hợp với đặc điểm sinh thái của nơi sản xuất, duy trì chất lượng đất. Tại trang trại sản xuất nông nghiệp, xu hướng tiết
kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mặt trời khá phổ biến. Chủ trang trại ln tính tốn hiệu quả kinh tế của các phương án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ thơng qua việc hồn thiện sản phẩm từ khâu thu hoạch đến đóng gói, đưa trực tiếp sản phẩm tới các siêu thị để đến người tiêu dùng nhanh nhất, hạn chế chi phí qua trung gian, tăng lợi nhuận. Việc sử dụng hầm Biogas, trợ cấp cho năng lượng sạch được thực hiện ở các vùng sản xuất nông nghiệp và chăn ni quy mơ lớn. FSA khuyến khích trang trại khơng sử dụng hố chất diệt cơn trùng và các dịch vụ hỗ trợ khoa học kỹ thuật khác. Trong công nghiệp, vấn đề được chú trọng nhất là tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng thay thế nhằm hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Để quyết định lựa chọn theo hướng nào, bài tốn kinh tế được tính tốn theo vận hành của cơ chế thị trường. Xu hướng sử dụng năng lượng mặt trời từ việc sản xuất ra nhiều tấm pin đã và đang được triển khai, hiện nay có khoảng 22 thành phố đã sản xuất và sử dụng, không chỉ giải quyết công ăn việc làm, mà còn tiết kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả và tiếp cận theo hướng cac bon thấp. Những nơi chịu nhiều rủi ro của thiên nhiên và con người như New Olean, sau cơn bão Cachina, nhiều vùng khơng có người quay lại sinh sống ở các ngơi nhà cũ. Chính quyền địa phương đã thiết lập lại quy hoạch khu dân cư mới với nguồn đóng góp vốn của cộng đồng và các nhà tài trợ khác, quy hoạch mới tính tới ảnh hưởng của bão, lụt và phù hợp hơn với điều kiện sinh thái tự nhiên của vùng. Từ hướng tiếp cận kinh tế cac bon thấp, đối với phát triển đô thị, những khu đô thị mới, chẳng hạn khu vực sân bay cũ nay không còn sử dụng ỏ gần thành phố Austin thuộc bang Taxes, được quy hoạch lại chuyển đổi sang phát triển khu dân cư sinh sống, một tổ chức phi lợi nhuận với sự tài trợ của Chính phủ và tham gia của nhiều doanh nghiệp, tiến hành quy hoạch, thiết kế các ngôi nhà và tồn bộ khu dân cư thân thiện mơi trường, các ngơi nhà xanh được hình thành (Green houses). Những ngơi nhà đó so với các kiểu nhà trước đây sẽ tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, sử dụng năng lượng mặt trời, mang lại lợi ích nhiều hơn cho chủ hộ sử
dụng. Hệ thống hạ tầng đồng bộ từ đường sá, thu gom phân loại và xử lý rác, các công nghệ mới được đưa vào ngôi nhà, không gian xanh phù hợp. Khái niệm “Nhà không dây điện” đã xuất hiện. Xu hướng mới xây dựng nhà công sở cũng đã được thiết kế và xây dựng ở thành phố Austin, thuộc bang Texa, một ngôi nhà công sở được thiết kế theo dạng ngôi nhà xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng được nước mưa, các vật dụng trang trí tận dụng chất thải và nhiều sáng kiến khác được đưa vào là hướng tiếp cận mới đã được thực hiện ở Mỹ. Hệ thống giao thông, nhất là đối với các đường cao tốc quy hoạch giải phân cách xanh là yêu cầu bắt buộc. Mặc dù cách giải quyết ở Mỹ theo kiểu “Kinh tế các bon thấp”, nhưng với cách tiếp cận đó cũng là nội dung hướng tới phát triển “Nền kinh tế xanh”.
- Các nước Tây Âu và Nhật bản xu hướng phát triển cũng hướng tới “Nền kinh tế sạch” và phát triển “Nền kinh tế xanh”, các nước này đã trải qua một thời kỳ dài của q trình cơng nghiệp hóa và cũng đã phải trả giá cho suy giảm tài nguyên và chất lượng môi trường. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, xu hướng phát triển đã có sự thay đổi, quan điểm thân thiện với mơi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên thơng qua chuyển đổi mơ hình phát triển đầu tư vào khoa học cơng nghệ, xử lý ô nhiễm, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải (3R). Hiện nay đang hướng tới lộ trình thực hiện và thúc đẩy các ngành sản xuất sạch và phát triển các ngành cac bon thấp mới hình thành, nằm trong hệ thống kinh tế tồn cầu của nhóm nước cơng nghiệp phát triển (OECD), Tây Âu ra sức thúc đẩy đưa các chỉ tiêu về cac bon thấp vào hệ thống quy định quốc tế, với sự ra đời của tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế về “Dấu chân cac bon” đã mở màn cho quá trình này. Còn Nhật bản tích cực xu hướng giảm thiểu cac bon thơng qua Nghị định thư Kyoto, thực hiện triệt để 3R và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường. EU dự kiến trước năm 2013 sẽ đầu tư 105.000.000.000 € để phát triển “nền kinh tế sạch”. Còn Nhật bản từ cuối năm 2009 phát động chiến lược tăng trưởng mới, tập trung vào hai ngành công nghiệp
mới là ngành môi trường và năng lượng, ngành y tế, với việc đầu tư vào hai ngành này dự kiến đến năm 2020 tạo ra thị trường mới tương đương 1 triệu tỷ Yên.
- Nhóm các nước mới nổi lên nhờ q trình cơng nghiệp hóa như Hàn quốc, Singapore. Từ những năm 80 của thế kỷ XX họ không phải trả giá nhiều cho môi trường nhờ tiếp nhận công nghệ mới của các nước công nghiệp phát triển và những bài học kinh nghiệm của các nước đó trước đây. Mơ hình phát triển của các nước này ngay từ đầu đã chú trọng tới môi trường và tiết kiệm tài ngun, chính vì vậy họ đã rút ngắn khoảng cách phát triển không chỉ đạt mục tiêu kinh tế mà chú trọng tới môi trường. Hiện nay các nước này tiếp tục phát triển theo xu hướng “Tăng trưởng xanh”, “Kinh tế cac bon thấp” và hướng tới nền kinh tế xanh.
- Các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo và trình độ phát triển trung bình ở châu Á, châu Phi và châu mỹ La Tinh. Ở các nước này trình độ cơng nghệ thấp hơn các nước phát triển, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp, khai thác và xuất khẩu tài nguyên, lao động giá rẻ, sẽ bị lôi kéo vào xu thế phát triển mới. Tuy nhiên theo nội hàm phát triển “Kinh tế xanh”, sẽ là cơ hội cho các nước này tham gia để khôi phục nguồn tài nguyên tái tạo, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ môi trường, tăng phúc lợi và giảm nghèo. Việc tiếp cận mơ hình phát triển “kinh tế xanh” sẽ đặt ra nhiều thách thức, nhất là nguồn vốn đầu tư, công nghệ và năng lực thực thi. Để vượt qua được những thách thức đó, các nước đang phát triển không chỉ phải phát huy nội lực mà còn cần sự trợ giúp của các nước phát triển, nhất là nguồn vốn, công nghệ và nâng cao năng lực thực thi.