.Bệnh dịch tả lợn

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn lợn ở xã lam điền chương mỹ hà nội (Trang 29 - 33)

4.6 .Kết quả đạt được trong thời gian thực tập tại xã

4.6.1.Bệnh dịch tả lợn

4.6.1.1. Nguyên nhân

Bệnh dịch tả lợn là bệnh truyền nhiễm do Virut dịch tả thuộc họ Togaviridae

giống Pestis virut gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn và lây lan rất mạnh. Lợn bị bệnh này có tỷ lệ chết rất cao từ 80- 90%.

4.6.1.2. Triệu chứng

* Quan sát thấy một số triệu chứng điển hình sau: - Lợn sốt cao 41-42ºC, kéo dài 3-5 ngày

- Bỏ ăn, mũi khô, mắt đỏ.

- Khi bệnh nặng hơn chuyển sang ỉa lỏng, phân có mùi thối khắm. Trên da, nhất là những cho da mỏng như da bụng, da phía trong đùi xuất hiện những nốt xuất huyết đỏ như là những nốt muỗi đốt, tai tím, mõm tím.

- Một số con có triệu chứng thần kinh, đi siêu vẹo, loạng choạng, liệt hai chân.

- Thể q cấp tính khơng quan sát được lợn chết nhanh khi chưa có triệu chứng.

4.6.1.3. Điều trị

* Hộ lý:

- Tách riêng những con bị bệnh

- Nâng cao sức đề kháng cho con vật bằng cách nâng cao khẩu phần - Vệ sinh chuồng sạch sẽ

* Dùng thuốc:

- Bệnh dịch tả lợn khơng có thuốc đặc hiệu tỷ lệ chết 90%

- Nâng cao sức đề kháng: Dùng UNILYTE VIT-C liều 2-3g/1lít nước

uống, nâng cao sức đề kháng, chống mất nước, mất cân bằng điện giải. * Kết quả:

- Số con điều trị khỏi là 6 con. - Số con chết là 26 con.

4.6.2. Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis suum) 4.6.2.1. Nguyên nhân

Do vi khuẩn Pasteurellosis suum gây ra. Lợn mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, nhiều nhất ở lợn trong thời kỳ vỗ báo từ 3-6 tháng tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, khi điều kiện thời tiết thay đổi, đặc biệt vào vụ Đơng Xn độ ẩm cao, mưa phùn gió bấc, chuồng trại ẩm thấp, bẩn…

4.6.2.2. Triệu chứng

Quan sát thấy một số triệu chứng điển hình sau:

*Thể q cấp: Lợn khơng có biểu hiện gì khác thường, tự nhiên hộc lên, lăn ra nền chuồng giãy giụa và chết trong vài tiếng đồng hồ.

- Lợn sốt cao trên 41ºC, nằm li bì, khó thở, thở dốc - Lợn kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn

- Trên các chỗ da mỏng đặc biệt là vùng hầu, mặt có biểu hiện sưng phù, tai và miệng xuất hiện nhiều mảng tím đỏ

- Niêm mạc mắt tím tái, chảy nước mắt. Nếu không điều trị kịp thời lợn sẽ chết sau 1-2 ngày.

* Thể mãn tính:

- Đây là thể thường gặp, lợn sốt cao 40-41ºC, khó thở, bỏ ăn, phân táo, ho khan hoặc ho lien miên, mũi khơ có dịch mũi đặc.

- Trên da nhất là những chỗ da mỏng như tai, bụng, phía dưới đùi và bẹn xuất hiện những đám xuất huyết đỏ.

4.6.2.3. Điều trị

* Hộ lý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tách riêng những con bị bệnh ra khỏi đàn

- Cho lợn ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho lợn

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

- Thu gom chất độn chuồng, thức ăn thừa…mang ủ nóng sinh học * Dùng thuốc:

- Dùng các kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Gram (-) như: Streptomycin, Gentamycin (với liều lượng: Streptomycin 40mg/P).

- Ngồi ra có thể kết hợp tiêm các thuốc giảm sốt (Anagin), - Các thuốc bổ như B1, Cafein

* Kết quả:

- Số con chết là 1 con.

4.6.3. Bệnh phó thương hàn 4.6.3.1. Nguyên nhân

Bệnh do vi khuẩn Salmonella cholerae suis, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu ở lợn con cai sữa đến 4 tháng tuổi, lợn lớn ít mắc hơn và thường ở thể mãn tính. Bệnh thường ghép với bệnh dịch tả lợn.

4.6.3.2. Triệu chứng

Quan sát thấy một số triệu chứng điển hình sau:

- Thể cấp tính: Lợn sốt cao 41,5-42ºC, nơn mửa và ỉa chảy, phân thường có màu vàng thối khắm đơi khi lẫn máu, lịi dom. Lợn khó thở, ho, suy nhược do mất nước, tim đập yếu. Cuối thời kì bệnh có biểu hiện: Tại các vùng da bụng, phía trong đùi đỏ rồi chuyển sang tím bầm.

- Đặc biệt lợn có các đám đỏ sẫm ở chỏm tai, mõm và bốn chân. Lợn thường chết sau 2-4 ngày phát bệnh do mất nước và kiệt sức.

- Thể mãn tính: Lợn ăn uống giảm sút, mệt nhọc, gầy yếu, chậm lớn, da nhợt nhạt do thiếu máu. Trên da có các mảng đỏ hoặc tím bầm. Lợn ỉa chảy kéo dài, phân thối lẫn máu. Cuối thời kì bệnh lợn khó thở, ho.

4.6.3.3. Điều trị

* Hộ lý:

- Tách riêng những con bị bệnh ra khỏi đàn

- Cho lợn ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho lợn - Vệ sinh chuồng lợn sạch sẽ

- Thu gom chất độn chuồng, thức ăn thừa…mang ủ nóng sinh học

* Dùng thuốc:

Tiêm Vidan T liều 1-2ml/10kg thể trọng, ngày tiêm 2 lần. Tiêm Pneumotic liều 1ml/10kg thể trọng.

+ Dùng một trong các kháng sinh sau để trị nguyên nhân: 1. Genta-Tylo, 1ml/10kg thể trọng

2. Tiamulin + Kanamycin, 1mll/10kg thể trọng 3. Flofenicol, 1ml/10kg thể trọng

+ Dùng thuốc hạ sốt: Anagin C 10%, 1ml/10kg thể trọng + Dùng thuốc giảm co thắt cơ trơn: AtropinSunphat + Thuốc chống viêm: Dexamethazol 1ml/10kg thể trọng + Bổ sung nước và chất điện giải: B-Complex.

*Kết quả

- Số con điều trị khỏi là 18 con. - Số con chết là 5 con.

Một phần của tài liệu Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn lợn ở xã lam điền chương mỹ hà nội (Trang 29 - 33)