I. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong khóa luận
I.2.5. Chương trình xử lý thống kê đa biến
Có nhiều phương pháp xử lý thống kê đa biến có thể sử dụng trong nghiên cứu nguồn gốc di vật đất nung, tuy nhiên chúng tôi chọn ba phương pháp có khả năng chỉ thị cao nhất là CA, PCA và MD. Các phương pháp khác như CDA hay FA chúng tôi chỉ dùng trong những trường hợp đặc biệt. Vì vậy các chương trình xử lý phải đáp ứng được ba phương pháp trên.[1]
Chương trình MURRAP
Chương trình xử lý thống kê đa biến MURRAP sử dụng các tập số liệu phân tích từ các mẫu khảo cổ, các tập số liệu ban đầu (input file) thường bao gồm các thông tin và số liệu về đặc trưng của mẫu và hàm lượng của khoảng 30 nguyên tố khác nhau. Định dạng cơ sở dữ liệu cho các tập số liệu đầu vào sử dụng trong xử lý thống kê đa biến trên đối tượng mẫu khảo cổ được lưu trữ dưới dạng Excel. Cấu trúc của các file này bao gồm số liệu về thông tin của mẫu và số liệu phân tích, phương pháp phân tích, hàm lượng của nguyên tố.
Hình 1.3: Giao diện của chương trình MURRAP Chương trình xử lý thống kê đa biến MURRAP có các chức năng sau:
Quản lý dữ liệu
• Nhập/ xuất / nối / trích xuất tập hợp dữ liệu • Sửa đổi / sắp xếp / chuyển biến dữ liệu • Danh sách các mẫu / nồng độ / mơ tả • Thao tác tập hợp dữ liệu
• Tóm tắt thơng tin thống kê Phân tích dữ liệu
• Phân tích nhóm
• Phân tích thành phần chính • Phân tích biệt số chính tắc • Tìm kiếm khoảng cách Euclide
• Tính xác suất nhóm thành viên
Chức năng đồ họa
• Vẽ 2-D • Vẽ 3-D
• Giản đồ tam giác • Vẽ Phân bố • Vẽ thành phần
Đang phát triển
• Fit Tương đối (Mommsen)
• Tổng Biến Matrix (Aitchison/Buxeda)