Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế hay Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn – Thiết kế Xây dựng – Kinh doanh nhà (CDH) trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 74)

(đơn vị tính: VND)

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16.070.915.573 23.489.046.214

2 Các khoản giảm trừ doanh thu - -

3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 16.070.915.573 23.489.046.214

4 Giá vốn bán hàng 11.481.543.814 17.108.771.337

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.652.380.759 6.380.274.837

6 Doanh thu hoạt động tài chính 317.931.924 289.564.466

7 Chi phí tài chính 25.200.000 343.066.203

8 Chi phí bán hàng - -

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.724.203.146 5.199.160.592

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 220.909.537 1.127.612.508

11 Thu nhập khác 210.516.389 91.505.000

12 Chi phí khác - 15.000.000

13 Lợi nhuận khác 210.516.389 76.505.000

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 431.425.926 1.204.117.508

15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 77.989.055 215.384.991

16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗnlại - -

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 353.436.871 988.732.517

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 690 1.929

• Chỉ tiêu định lượng

- Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn:

+ Vốn góp của nhà nước = 5.125.000.00 000 . 000 . 845 . 1 x 100% = 36,00%

+ Vốn góp của các đối tượng khác = 5.125.000.000 000 . 000 . 280 . 3 x 100% = 64,00%

- Chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời:

+ Tỷ suất lợi nhuận thuần = (lợi nhuận thuần/ doanh thu thuần) x100%

= 16.070.915.573 537 . 909 . 220 x 100% ≈ 1,4%

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả so sánh giữa lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh với doanh thu thuần; thể hiện cứ 100 đồng doanh thu thuần thì thu được 1,4 đồng lợi nhuận thuần.

+ Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản

= (Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân) x 100%

= 34.472.063.108 871 . 436 . 353 x 100% ≈ 1,0%

Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này càng lớn càng tốt.

+ Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

= (Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân) x 100%

= 6.249.606.732 871 . 436 . 353 x 100% ≈ 5,7%

Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì thu được 5,7 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này càng cao càng tốt, chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng lớn.

- Chỉ tiêu hệ số quay vòng hàng tồn kho

= Doanh thu thuần/ Trị giá hàng tồn kho bình qn

= 1.811.002.488 537 . 915 . 070 . 16 ≈ 8,9 • Chỉ tiêu định tính

- Uy tín thương hiệu: Đây là một chỉ tiêu mang giá trị vơ hình của doanh

nghiệp; là yếu tố mang tính tổng hợp của nhiều yếu tố như đã trình bày ở trên. Vì là một doanh nghiệp chủ lực của thành phố trong lĩnh vực xây dựng nên danh tiếng của công ty trên thương trường đã được nhiều chủ đầu tư biết đến

thông qua chất lượng sản phẩm và tiến độ thực hiện. Bằng chứng là các cơng trình có giá trị lớn mà công ty đảm nhiệm tư vấn thiết kế ngày càng nhiều, khẳng định sự tin tưởng của nhà đầu tư đối với công ty ngày càng tăng. Tuy nhiên so với nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh trên thương trường như Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Thành Nam, Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế và Đầu tư (DTH)… thì cơng ty vẫn phải nỗ lực cố gắng rất nhiều thì mới khẳng định được vị trí của mình trên thương trường.

- Kinh nghiệm và chất lượng thi công cơng trình: Tuy trên danh nghĩa là

một cơng ty cổ phần hoạt động từ năm 2004, song về tuổi nghề thì cơng ty lại có bề dày thành tích. Như đã phân tích ở trên ta thấy, trước đây CDH là một công ty nhà nước chuyên về thiết kế xây dựng nên đã được tham gia khá nhiều cơng trình trọng điểm của thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận trên 20 năm qua. Chính vì vậy, cơng ty đã đúc kết được cho mình rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế xây dựng.

Đối với chất lượng của hoạt động tư vấn thiết kế cơng ty ln coi trọng và lấy đó làm tơn chỉ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ khi được cổ phần hố và chính thức hoạt động với mơ hình của một cơng ty cổ phần (2004) cho tới nay công ty đã tham gia tư vấn thiết kế cho nhiều cơng trình trong lĩnh vực tư vấn xây dựng (lập dự án, quản lý dự án, tư vấn thiết kế, giám sát thi công, khảo sát thiết kế…). Một số cơng trình tiêu biểu như sau: Quảng trường tỉnh Tuyên Quang và Khu trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang; Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc – Thạch Hòa – Thạch Thất – Hà Tây; Nhà làm việc liên cơ 12 tầng – Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn – 16 Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội…

2.2.2. Đánh giá hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty trong thời gian qua

Qua q trình phân tích thực trạng cũng như các chỉ tiêu phản ánh năng lực của công ty, ta cũng phần nào đánh giá được những mặt đã đạt được cũng

như những hạn chế còn tồn tại trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian qua.

2.2.2.1. Những mặt đã đạt được trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và nguyên nhân

a. Những mặt đã đạt được

- Cơng ty có khả năng tư vấn, thiết kế, thực hiện nhiều dự án đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Chất lượng cơng trình ngày càng được nâng cao, hồn thành đúng tiến độ nên uy tín của cơng ty khơng ngừng được nâng cao.

- Bộ máy lãnh đạo gồm những người có trình độ năng lực cao, tâm huyết với công ty, đội ngũ cán bộ cơng nhân có trình độ tay nghề, kinh nghiệm, được đào tạo bài bản.

- Hàng năm cơng ty có kế hoạch tuyển dụng lao động trẻ, có tài vào làm việc tại công ty với mức thu nhập thỏa đáng.

- Cơng ty có kế hoạch cụ thể về việc mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời cập nhật những phần mềm máy tính mới phục vụ cho cơng tác thiết kế xây dựng và hàng năm vẫn tổ chức các đợt tập huấn kỹ năng cho cán bộ nhân viên.

- Thị phần của cơng ty có xu hướng ngày càng mở rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước và hướng ra cả các thị trường nước ngoài tiềm năng.

- Quan hệ ngoại giao tương đối tốt, tạo được uy tín đối với các cấp lãnh đạo trên địa bàn thành phố Hà Nội và lãnh đạo một số tỉnh thành có mối liên kết, hợp tác nhiều năm.

b. Nguyên nhân của những mặt đã đạt được

- Do đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng tạo điều kiện thuận lợi để công ty đi theo xu hướng chung.

- Do sự bùng nổ của công nghệ thông tin buộc cơng ty phải có ý thức nắm bắt và vận dụng các cơng nghệ và phần mềm mới.

- Do sự vươn lên mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh trong ngành thúc đẩy cơng ty phải tìm ra những hướng đi mới có lợi nhất cho mình để tạo dựng uy tín và đứng vững trên thương trường…

Ngun nhân chủ quan:

Cơng ty đã vận dụng tốt nguyên tắc vừa cạnh tranh vừa hợp tác trên thương trường, tạo được mối liên hệ tốt với lãnh đạo các cấp của nhiều tỉnh thành; tận dụng được ưu thế về kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực của mình; phát huy được những ưu điểm, sở trường, lợi thế của công ty trong các mặt hoạt động; chú trọng tới công tác tạo động lực cho nhân viên….

2.2.2.2. Những mặt còn hạn chế trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và nguyên nhân

a. Những mặt còn hạn chế

- Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý còn yếu kém: Đội ngũ quản lý doanh nghiệp cũng còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý.

- Năng suất lao động cịn thấp, chi phí sản xuất và giá thành cao làm yếu khả năng cạnh tranh của công ty.

- Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn cịn yếu kém: theo dõi bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12 2012, ta thấy

Nguồn vốn 31/12/2012 1/12/2012

Nợ phải trả 28.222.456.376 22.889.020.177 Vốn chủ sở hữu 6.249.606.732 6.190.611.723 Tổng nguồn vốn 34.472.063.108 29.079.631.900

Quy mơ vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của cơng ty cịn nhỏ bé. Cụ thể:

Tổng nguồn vốn tăng lên 5.392.431.200VND (từ 29.079.631.900 - 34.472.063.108 VND). Tuy nhiên tỷ lệ cơ cấu vốn thiếu cân đối, chủ yếu vẫn là nguồn vốn đi vay, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ nhỏ. Kết thúc kỳ kế toán năm 2011 tức tại ngày 1/12/2012 nợ phải trả là 22.889.020.177 (chiếm 78,7% tổng nguồn vốn) trong khi đó vốn chủ sở hữu là 6.190.611.723 (chiếm 21,3% tổng nguồn vốn). Đến hết kỳ kế toán 2012 tại ngày 31/12/2012 nợ phải trả là 28.222.456.376 (chiếm 81,9% tổng nguồn vốn, tăng 3,2 so với đầu kỳ); vốn chủ sở hữu là 6.249.606.732 (chiếm 18,1% tổng nguồn vốn, giảm 3,2 so với đầu kỳ).

- Về trang thiết bị máy móc của cơng ty: Đa phần máy móc thiết bị của công ty là cũ và lạc hậu, cơng suất thấp, dẫn tới chi phí cao như: chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, khấu hao…, điều này gây khó khăn cho cơng ty khi phải tham gia các cơng trình lớn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả thi cơng các cơng trình, đồng thời làm tăng giá thành gây khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty khác.

- Về nguồn nhân lực: Mặc dù công tác nhân lực đã được cơng ty chú trọng nhưng so với địi hỏi của thực tế vẫn cịn nhiều hạn chế như: cơng ty đang thiếu nhiều cán bộ có kỹ thuật chun mơn giỏi, cơng nhân có tay nghề cao, các cán bộ quản lý cịn thiếu kiến thức kinh tế, tài chính, tin học, ngoại ngữ, chưa chủ động sáng tạo; trình độ cơng nhân viên chưa đồng đều, khả năng tiếp cận với cơng nghệ hiện đại cịn thấp nên ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện cơng trình, dự án.

- Cơng tác Marketing chưa được quan tâm, chưa có phịng marketing chuyên biệt, cán bộ làm hoạt động này còn yếu về kỹ năng nghiệp vụ, chưa

thực sự nhanh nhạy để nắm bắt thơng tin thị trường nhằm tìm kiếm các cơ hội mới cho cơng ty, thông tin phản hồi về cơng ty cịn chậm nhất là thông tin về giá cả vật tư đầu vào, thông tin các đối thủ cùng dự thầu một cơng trình, nên gây khó khăn cho cơng ty trong việc đề ra các chiến lược cạnh tranh như đưa ra đơn giá dự thầu…

- Nhận thức của một số cán bộ nhân viên còn yếu, cơ chế quản lý vẫn còn một số bộ phận chưa chặt chẽ, dẫn đến công tác quản lý tiến độ thực hiện của một số dự án chưa tốt.

b. Ngun nhân của những điểm cịn hạn chế

• Ngun nhân khách quan:

- Do ở nước ta thị trường vốn mới bắt đầu phát triển trong khi nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp ngày càng lớn. Các doanh nghiệp chủ yếu vay từ các ngân hàng, thủ tục cho vay của ngân hàng đã cải cách giảm thiểu nhiều khâu theo quy chế “một cửa” nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập, rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải điều chỉnh, sửa đổi hệ thống luật cho phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là Luật đầu tư. Sân chơi chung này đã mang lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội trong một mơi trường hoạt động thơng thống, cơng bằng, bình đẳng hơn, song nó cũng tạo ra một đấu trường cạnh tranh quyết liệt và nóng bỏng hơn. Các cơng ty, doanh nghiệp Nhà nước trước đây thường có tư tưởng ỷ lại vì được bảo hộ, cịn các doanh nghiệp tư nhân thì đa số là vừa và nhỏ, cộng với năng lực cạnh tranh chưa cao. Trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì lại có tiềm lực rất mạnh hơn hẳn chúng ta, cả về tài chính, kỹ thuật cơng nghệ, trình độ nhân lực, kinh nghiệm thi cơng các cơng trình có tính phức tạp, địi hỏi kỹ thuật cao. Đây chính là điểm

mấu chốt làm tăng sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường nói chung và trong lĩnh vực tư vấn xây dựng nói riêng.

• Nguyên nhân chủ quan:

Tất cả những nguyên nhân trên chỉ là yếu tố gián tiếp tác động vĩ mô lên tồn ngành, và cơng ty CDH cũng khơng nằm ngồi số đó. Nhưng ngun nhân ảnh hưởng trực tiếp đến nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và những yếu kém cịn tồn tại lại chính là những điểm yếu bên trong công ty. Cụ thể:

- Do chưa biết sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực đầu vào, gây lãng phí và tăng chi phí khơng cần thiết như: gánh nặng lãi vay, thiết bị lạc hậu, bộ máy quản lý cồng kềnh… làm tăng giá thành, giảm năng lực cạnh tranh của công ty.

- Đa phần máy móc, trang thiết bị của cơng ty đã cũ và lạc hậu, hiệu quả sử dụng không cao; trong khi tiềm lực tài chính của cơng ty cịn yếu kém chưa thể trang bị mới để thay thế những thiết bị đó. Mặc dù cơng ty đã có kế hoạch đầu tư cải tiến, nâng cấp máy móc thiết bị nhưng chỉ làm ở quy mơ nhỏ nên năng lực máy móc của cơng ty vẫn cịn khá thấp.

- Tình trạng thu hồi vốn chậm là do sau khi hoàn thành bàn giao và thanh quyết tốn các cơng trình của cơng ty chủ đầu tư khơng thanh tốn hết, chủ yếu là do ngân sách nhà nước thiếu vốn.

- Ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ nhân viên còn thấp là do cơ chế và phương pháp quản lý của công ty cịn nặng tính bao cấp, cứng nhắc, làm giảm tính năng động, sáng tạo và tự quyết của cá nhân, làm mất cơ hội cho công ty.

- Cơng tác đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, cơng nhân viên đã được công ty quan tâm nhiều nhưng chế độ đãi ngộ và đề bạt trong cơng ty chưa thỏa đáng, chính vì vậy đã làm giảm năng lực phấn đấu vươn lên của cá nhân. Do vậy, trình độ của cán bộ tuy đã có nhưng chưa được phát huy thì kết quả là năng lực cạnh tranh của công ty cũng giảm theo.

- Hoạt động marketing còn chưa được quan tâm đúng mức và chưa hiệu quả bởi vì đây là một hoạt động khá mới mẻ đối với cơng ty, nên chưa có kinh nghiệm tổ chức thực hiện hiệu quả, tài chính hạn chế nên đầu tư vào lĩnh vực này cịn thấp.

- Cơng tác xây dựng thương hiệu cũng chưa được quan tâm nhiều, các hoạt động PR – quảng cáo, xúc tiến thương mại còn rất hạn chế.

- Khả năng đổi mới của công ty cũng như khả năng nắm bắt và đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

2.2.3. Một số vấn đề đặt ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cơng ty hiện nay

Qua q trình phân tích, đánh giá những mặt đã đạt được cũng như những hạn chế trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty CDH trong thời gian qua. Ta nhận thấy những mâu thuẫn đang tồn tại và yêu cầu phải giải quyết những mâu thuẫn đó, nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tư vấn - Thiết kế - Xây dựng - Kinh doanh nhà (CDH). Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh với:

2.2.3.1. Nguồn lực tài chính của cơng ty (Căn cứ vào bảng 2.2 – trang 27)

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế hay Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn – Thiết kế Xây dựng – Kinh doanh nhà (CDH) trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w