TỪ CHỐI MÀ KHÔNG TỪ CHỐ

Một phần của tài liệu giáo dục nhận thức cho trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành (Trang 86 - 87)

Trẻ vẫn thường lý sự “Tất cả những đứa trẻ khác đều như thế, sao mỗi con lại không được?” Khi từ chối trẻ, hãy luôn ghi nhớ rằng lời giải thích là vơ cùng cần thiết, và câu trả lời của BM phải nhất quán với hành vi. Nếu như muốn nuôi dạy con thành một người ý thức được việc “được phép” hay “không được phép” cũng như muốn con ngoan hơn thì chúng ta phải bắt đầu từ rất sớm với việc kiên định với con cái, dù cho bất kỳ thái độ nào mà trẻ biểu lộ. Với trẻ nhỏ, hãy chắc rằng trẻ hiểu được lời giải thích của bạn. Thường thì trẻ nhỏ chưa phát triển kỹ năng suy nghĩ có logic, vì thế bạn phải giải thích thật kỹ càng để trẻ nghe lời.

Nếu chúng ta không đồng ý cho trẻ làm việc gì đó, sau đó lại mềm lịng với trẻ thì chính ta đã tự đặt mình vào thảm họa. Kể cả khi bạn đổi ý và cho rằng việc trẻ làm cũng khơng có hại gì cảt thì bạn cũng phải thật kiên định và để trẻ hiểu rằng một khi bạn đã nói điều gì là sẽ nhất quán với điều đó. Nếu trẻ có thể khiến bạn thay đổi sau vài phút hay vài giờ, trẻ đã biết là trẻ “nắn gân” được bạn. Trẻ sẽ không bao giờ từ bỏ một khi trẻ biết rằng hành động của trẻ sẽ khiến người lớn mủi lòng. Sẽ có lúc phụ huynh giơ hai tay xin hàng trước những trị năn nỉ ỉ ơi của trẻ, điều này rất nguy hiểm vì trẻ nhận thức được rằng tình hình sẽ thay đổi nếu như năn nỉ đủ lâu, hoặc khi mẹ đã mệt mỏi, hoặc khi có ơng bà can thiệp. Nếu trẻ thấy phụ huynh đầu hàng một lần, rất có thể sẽ đầu hàng lần nữa, với niềm tin đó trẻ sẽ khơng bao giờ bỏ cuộc. Nhất qn và kiên định là chìa khóa giải quyết mọi chuyện, khi phụ huynh kiên định với lời nói và hành động, trẻ sẽ học được kỷ luật.

Với trẻ lớn hơn một chút, thay vì giải thích suông, bạn nên lắng nghe xem con lý luận thế nào. Lắng nghe bao gồm giao tiếp bằng mắt, ngồi gần con, và biểu lộ cử chỉ tích cực, động viên, hãy thật yên lặng khi trẻ nói ra những điều trẻ đang giữ trong lòng. Hãy để trẻ biết rằng tại sao lần này bạn lại nói “khơng” và làm thế nào để sau này bạn đồng ý với đề nghị của trẻ, hoặc ở tuổi nào thì phụ huynh mới đồng ý cho trẻ làm như thế, cũng như lý do tại sao. Có thể bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì thế giới nội tâm cũng như sự trưởng thành của trẻ. Hãy tôn trọng trẻ và coi đó là cách để dạy trẻ biết tơn trọng người khác.

Để hình ảnh của bạn khơng “xấu xí” đi sau một câu nói, bạn hãy chắc rằng mối quan hệ trong gia đình phải ln ln cởi mở và bạn luôn sẵn sàng với trẻ. Trong thời đại bận rộn, rất ít gia đình dành thời gian với con, điều này khiến phụ huynh khó theo dõi được quá trình phát triển của trẻ cũng như dễ làm trẻ hư. Động viên khuyến khích trẻ bằng cách dành nhiều thời gian bên con, hãy khiến khơng khí gia đình thật nhẹ nhõm và vui tươi. Bằng cách trở thành vừa là bạn, vừa là phụ huynh, bạn có thể đặt những giới hạn lành mạnh cho trẻ cũng như khiến trẻ cảm thấy mối quan hệ gia đình dựa trên niềm tin và sự thành thật chứ không phải “thiết quân luật”.

Một phần của tài liệu giáo dục nhận thức cho trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)