RÈN LUYỆN THÓI QUEN ĂN UỐNG CỦA TRẺ

Một phần của tài liệu giáo dục nhận thức cho trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành (Trang 70 - 74)

Vấn đề nhai đóng vai trị rất quan trọng đối với sự tiêu hóa của mọi thức ăn, vì các men tiêu hóa chỉ có tác dụng trên bề mặt của các phần tử thức ăn. Sự nghiền thức ăn thành các phần tử nhỏ rồi trộn lẫn với nước bọt sẽ giúp thức ăn vận chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa và các men tiêu hóa dễ hịa trộn vào thức ăn. Nhai sẽ kích thích sự bài tiết các men tiêu hóa, kích thích sự bài tiết nước bọt ở miệng, mà trong nước bọt có men ptyalin, có tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường maltose; Kích thích bài tiết dịch vị ở dạ dày, trong đó có men pepsin, có tác dụng tiêu hóa

chất đạm. Dưới tác dụng của men pepsin, phân tử chất đạm được cắt thành những chuỗi ngắn.

Ngồi ra, men pepsin cịn giúp tiêu hóa các sợi collagen, là một thành phần của mô liên kết nằm giữa các tế bào của thịt. Chỉ khi các sợi collagen đã được tiêu hóa thì các men tiêu hóa mới thấm

được vào trong tế bào thịt để tiêu hóa. Ngồi các men tiêu hóa, dịch vị cịn có một thành phần rất

quan trọng là acid clohydric, có vai trị tạo môi trường acid thuận lợi cho men pepsin (men tiêu

đạm) hoạt động, có tác dụng sát khuẩn (tiêu diệt các vi khuẩn có trong thức ăn, thủy phân

cenlulose của thực vật (chất xơ trong các hạt, rau, củ, quả). Sau khi tiêu hóa tại dạ dày, thức ăn

được chuyển xuống ruột. Tại ruột, nhờ có men tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và muối mật sẽ giúp

tiêu hóa nốt các thành phần của thức ăn đến giai đoạn cuối cùng. Nhờ các men tiêu hóa của dịch vị, dịch tụy, dịch ruột và muối mật mà các thức ăn là chất đạm, chất béo, chất bột được tiêu hóa

thành những sản phẩm cuối cùng có thể hấp thu được, đó là các acid amin, acid béo, đường đơn. (TS. Hoàng Kim Thanh – Viện dinh dưỡng)

Ở các nước khác, đi vào các quán ăn mà nhìn thấy bố mẹ nào đút cho con ăn khi đã có khả năng tự xúc rồi thực sự là một chuyện kỳ dị. Thực ra đứa trẻ khơng bao giờ nghĩ phải có ai xúc cho nó ăn. Tại bố mẹ cứ tạo ra thói quen. Đứa trẻ ăn cho người lớn vui chứ đâu phải ăn cho đứa trẻ. Cứ dần dần, trẻ sẽ bị thụ động. Nhiều mẹ muốn cho con tự xúc ăn nhưng sợ bẩn. Bẩn nhà, bẩn mặt, bẩn quần áo. Muốn con đến trường nhiều hoạt động, nhiều sáng tạo, nhưng chiều mẹ đón thấy con đầu tóc bù xù, quần áo lấm lem thì kêu cơ giáo. Ra đường, con phải mặc bộ này cho đẹp để mẹ hãnh diện, con phải ăn món này cho bổ. Làm thế thì bao giờ con mới độc lập được. Nhìn vào việc cho ăn uống của các cha mẹ Việt nam, mới thấy công cuộc cho con ăn quả là vất vả. Nhiều bà mẹ đau đầu than phiền các hiện tượng như:

Làm sao để con biết nhai? Con nhà tôi gần 2 tuổi rồi mà không biết nhai, tồn nuốt chửng. Ăn hơi thơ là ọe. Mẹ giải thích làm mẫu thế nào cũng khơng được.

Ăn ngậm: Ngậm cơm, cháo cũng ngậm chảy nước ra. Mẹ quát, con sợ thì mới nuốt.

Ăn phải đi rong, bật ti vi, cả nhà phải làm đủ trị…, thậm chí là bóp miệng con nhét cháo vào.

Khơng tự xúc, phải đút mới ăn… Con chán ăn, lười ăn. Ăn chậm. Con khơng biết thích ăn bất cứ thứ gì.

Đó là những vấn đề chung ở Việt Nam hầu như đứa trẻ nào cũng mắc, phổ biến tới mức mọi người cho đó là đương nhiên, trẻ con là thế. Nhưng thực ra, không đứa trẻ nào ở các nước khác như vậy, có chăng là có đứa ăn ít, đứa ăn nhiều, còn tất cả các vấn đề còn lại là chuyện lạ đối với họ. Những cảnh mẹ bê bát cháo chạy theo con, thỉnh thoảng đút một thìa thì chắc khơng bao giờ có. Việc ăn hay cho con ăn như là nhồi dinh dưỡng, trong khi đáng ra việc ăn phải là một trong những sự sung sướng của con người. Ăn để thưởng thức. Dinh dưỡng chỉ là 1 trong những mục đích của việc ăn. Chính lúc bé vui vẻ trong bữa ăn cũng là lúc bé phát triển trí tuệ, tình cảm, vì bé học được các mùi, vị, cảm nhận được tình cảm gia đình đầm ấm, vui vẻ trong bữa ăn. Chứ để xảy ra những vấn đề trên thì thành ra, cái "sự ăn của trẻ" lại là việc stress của bố mẹ, con cái, ảnh hưởng đến phát triển tinh thần của bé.

Sự khác nhau mang tính hệ thống như vậy là do cách nuôi khác nhau mang lại. Trong đó, cách ni ở Việt Nam có một sai lầm cơ bản, sai lầm mang tính gốc rễ dẫn đến tất cả những vấn đề trên: là thời gian ăn bột/cháo quá lâu do quan niệm sợ bé bị đau dạ dày, do ý nghĩ chưa có răng hàm thì khơng ăn thơ được và thường trẻ ăn cháo đến tận 2 tuổi. Đây là quan điểm sai lầm của rất nhiều người.

Theo bản năng, tầm từ tháng thứ 8 đến 1 tuổi, thời kỳ mọc răng, bé sẽ tự nhiên có phản xạ nhai. Cần phải tập nhai cho bé ngay từ giai đoạn này. Đó mới là tự nhiên. Nghĩa là thời gian bé tập ăn dạng nhuyễn như bột rất ngắn, chỉ khoảng 1-2 tháng, chủ yếu để bé quen thìa và tập dùng lưỡi đưa thức ăn vào họng để nuốt. Từ tháng thứ 7-8 trở đi, bé đã ăn thô hơn một chút-cháo hạt, 9-10 tháng cháo hạt đặc gần như cơm nát, 1-1,5 tuổi bé nhai tốt và có thể ăn cơm. Mẹ nên chế biến cho bé những thức ăn có độ lớn, độ mềm thích hợp; tập dần cho bé từ ăn, uống dạng nước lỏng (nước trái cây, canh, cháo loãng…) sang tự cắn một số thức ăn mềm như chuối, đu đủ, khoai lang hoặc bánh ăn dặm được sản xuất đặc biệt dành riêng trong giai đoạn này.

Trong khi đó ở Việt Nam, tận 9-10 tháng các mẹ vẫn yên tâm cho con ăn bột/cháo xay. 1 tuổi vẫn cháo. 1,5 tuổi vẫn cháo. Cứ đinh ninh cho ăn thô hơn bé sẽ ọe, hay sợ bé không tiêu được, sợ hại dạ dày bé... Đến khoảng hơn 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi, khi thấy các bé chán cháo đến tận cổ rồi bố mẹ mới chuyển thử sang cơm thì thật tai hại là lúc ấy đã qua thời kỳ bản năng, bé quên mất kỹ năng nhai, chỉ quen nuốt chửng. Thế là gặp phải vấn đề đầu tiên: Bé không biết nhai, không ăn được cơm dù đã rất chán cháo. Việc tập cho con ăn cơm khá vất vả, bố mẹ dạy làm sao bằng bản năng tự nhiên được. Và nhiều người thấy con không ăn được cơm lại quay lại cháo và bài ca tiếp theo: con không chịu ăn bắt đầu. Những trận chiến đầy nước mắt quanh bát cháo bắt đầu. Rồi dẫn đến giải pháp vừa cho ăn vừa xem tivi, vừa nghich, vừa làm trò, bế đi ăn rong… Nhân lúc bé để ý cái khác để đút trộm 1 thìa vào miệng bé. Bé ăn mà khơng biết là mình ăn, khơng biết ngon miệng là gì, nên dù món mới món cũ chúng cũng khơng quan tâm. Cứ ăn là lắc cái đã. Cũng vì khơng thích ăn, khơng chủ động ăn mà bị đút vào miệng nên nhiều trẻ mắc tật ngậm. Mẹ đút cái gì vào mồm à, thì cứ để đó vậy. Có bé khơng thích ăn cịn phun ra phì phì,làm bố mẹ tức phát điên. Sai lầm nọ kéo theo sai lầm kia, vất vả với việc ăn của con rất lâu dài.

Kém kỹ năng nuốt nên đến lớn vẫn ăn chậm: Việc ăn cháo quá lâu còn dẫn đến một tai hại nữa là làm họng bé chỉ quen nuốt những đồ nhuyễn, kém nuốt vật thơ. Vì thế ngay cả khi đã lớn, đã ăn được cơm nhưng bé vẫn ăn chậm. Nhai mãi mới nuốt được.

Không tự xúc được cũng do ăn cháo lâu quá: Việc ăn thô/khô sớm sẽ dễ dàng cho bé tự ăn hơn. Tầm 15-16 tháng, tay bé đã khá khéo để có thể cho thức ăn vào miệng giỏi. Nhưng nếu là cháo thì tất nhiên bé không bốc được, bố mẹ phải đút cho con. Đến khi bé ăn được cơm là lúc khoảng 2 tuổi (hoặc hơn), thì chúng đã quá quen với việc ăn là phải được đút, thời kỳ tự thích bốc lấy cho vào miệng cũng đã qua. Thế là cứ thế tiếp diễn bài ca đút cơm. Có bé đến 3-4 tuổi, ăn cơm rồi cũng vẫn phải đút. Hoặc có tự xúc thì cũng rất lề mề chậm chạp. Quen được người khác phục vụ rồi mà…

Trẻ con ở các nước khác 1 tuổi đã biết dùng thìa, dĩa tự ăn, bê cốc tự uống. Hầu như là tự ăn. 1,5 tuổi thì hồn tồn thành thạo. Bố mẹ chỉ ngồi giám sát, và cần thì giúp đỡ tý teo thôi. Ăn một bữa rất nhanh vì chúng ăn tự nguyện chứ khơng phải do người khác nhét vào mồm mình. Trẻ con 2 tuổi, lũn chà lũn chũn tự mình chọn món ăn, tự mình xử lý đống đồ ăn, kết thúc bữa ăn cùng bố mẹ rất độc lập, nhanh nhẹn.

Chắc hẳn rất nhiều người sẽ thắc mắc: Khơng có răng thì nhai làm sao được? Thực ra chỉ cần vài cái răng trẻ vẫn nhai tốt nếu được tập đúng thời kỳ.

Vì vậy, nếu khơng muốn sau này vất vả với việc ăn của con điểm mấu chốt quan trọng là phải tập cho bé ăn thô đúng thời kỳ. Như vậy chúng sẽ biết nhai theo bản năng, không phải tập vất vả gì. Chúng ăn được thơ, đặc sớm sẽ đa dạng hóa được bữa ăn, khơng bị chán ăn do ăn cháo mãi. Khi trẻ đã có răng, các bà mẹ cần chế biến thức ăn có độ lớn, độ mềm thích hợp để giúp trẻ tập ăn nhai. Tập dần cho trẻ từ ăn, uống dạng nước lỏng (nước trái cây; nước rau, quả nghiền, nước thịt...) sang tự cắn một số thức ăn mềm như chuối, đu đủ, khoai lang, trứng luộc... Có thể băm nhỏ, nghiền nhỏ các loại thịt, tôm, cá... Mức độ băm, nghiền từ rất nhỏ đến nhỏ vừa, rồi thái lát nhỏ khi trẻ đã lớn và có nhiều răng hơn. Ăn thô sớm sẽ biết tự ăn đúng thời kỳ bé muốn tự làm. Đã để quá rồi thì sau này sửa sai rất vất vả. Nếu mọi thứ đều cho vào cối xay sinh tố, xay nhừ thành một hỗn hợp mềm, mịn (trẻ không cần nhai mà chỉ nuốt) sẽ không tạo được cho trẻ cảm giác ngon miệng, các cơ nhai và hàm không được tập luyện nên sẽ yếu, đồng thời q trình tiêu hóa hấp thu cũng sẽ khơng triệt để vì men tiêu hóa khơng được kích thích bài tiết đủ. Đó cũng là lý do tại sao nhiều cháu nhỏ lại chán ăn, hay ngậm, không muốn nuốt thức ăn dưới dạng hỗn hợp xay mềm.

Cho ăn riêng từng món: Một điểm được khuyến khích nữa là cho bé ăn riêng các món. Có thứ nọ thứ kia mỗi thứ một tý tẹo, mỗi thứ một vị. Đây cũng là cách bé thực sự được nếm và tập với vị riêng của từng loại thực phẩm từ nhỏ, để sau này bé ăn được nhiều thứ. Cha mẹ thường có thói quen nấu cháo lẫn thịt, rau…. Thử nghĩ mà xem, người lớn ăn cơm bữa ăn cũng có vài món thức ăn. Miếng này rồi đổi miếng kia cho đỡ ngán, thì trẻ con cũng vậy thơi. Với cách nấu cháo hổ lốn rau thịt, vị rau không rõ, vị thịt cá càng khơng, làm cho bát cháo dù có thay đổi kết hợp thịt cá tơm cua với rau cỏ kiểu gì thì về cơ bản vẫn ra 1 vị giông giống nhau. Người lớn thỉnh thoảng mới nếm 1 tẹo thì thấy ngon, chứ cịn bé phải ăn cả bát, mà ngày này qua ngày nọ món cháo vị giống giống

nhau đó nên chán ăn cũng là dễ hiểu. Nên thực ra gọi là tập cho con ăn đa dạng, nhưng chủ yếu là tập về tiêu hóa (cơ thể có đáp ứng được ko, có dị ứng khơng, có ỉa chảy khơng....) và đa dạng về dinh dưỡng, chứ hầu như khơng có tác dụng tập cho bé về khẩu vị. Thử hỏi các bé có phản ứng rõ rệt là thích ăn cháo thịt rau ngót chẳng hạn, mà ghét cháo cá mồng tơi chẳng hạn không? Câu trả lời là không rõ ràng. Khi nào bé cịn hứng khởi với món cháo nói chung thì bé cịn ăn, mà khi nào bé đã chán cháo thì cháo gì bé cũng chẳng ăn cho. Rồi sau này khi lớn ăn cơm, lúc ấy bé mới bắt đầu tập ăn lại từ đầu từng món thịt/cá, từng loại rau… Lúc ấy mới thấy bé không ăn cá, bé ghét ăn thịt, bé chỉ ăn rau nọ, không ăn rau kia...và lúc ấy mới lại tập dần từng món.

Khơng ép ăn: Thêm một điều đáng quan tâm là cha mẹ không nên ép trẻ ăn uống, càng ép càng

dễ dấn đến bệnh chán ăn mãn tính của trẻ. Khi trẻ tỏ ra khơng thích ăn thì cha mẹ nên dừng lại, việc ép sẽ khiến trẻ dễ sợ và ngán. Nếu con không ăn hết bát cháo hay uống hết bình sữa, cha mẹ KHÔNG nên lập tức thay thế bằng bất cứ thứ gì khác. Điều đó sẽ tạo cho con thói quen khơng ăn hết suất của mình và lúc nào cũng bỏ bữa để hóng chờ một món khác. Hãy cho con chơi cho đến bữa thứ tiếp theo và tăng thêm khẩu phần ăn một chút cho con. Bữa tiếp theo, chắc chắn con sẽ đói và thấy ngon miệng với thức ăn của mình. Để con khơng phải sợ việc ăn, cách tốt nhất mẹ hãy cho con ăn uống theo nhu cầu và sở thích. Khơng phải cho con ăn theo một khuôn mẫu hay áp dụng một thực đơn cố định để mong con nhanh lớn. Hãy quan sát để nhận biết sở thích của con.

Tập cầm đũa ăn sớm có lợi cho trẻ. Vì động tác dùng đũa gắp thức ăn sẽ làm cho hơn 30 khớp

từ ngón tay cổ tay, khuỷu tay, bả vai cử động và hơn 50 cơ tay vận động, đồng thời não cũng tham gia chỉ huy và khống chế. Vì vậy, cho trẻ cầm đũa ăn sớm làm cho tay trẻ khéo léo hơn và não cũng phải rèn tập. Mỗi ngày cho trẻ ăn 3 bữa, mỗi bữa cho ăn trong nửa giờ, lúc đó có thể nói rằng thần kinh đại não đang tập thể dục liên tục. Trẻ cầm đũa sớm làm cho các cơ tay và sự linh hoạt của não phát triển tốt.

Những lưu ý khi cho bé ăn dặm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho bé ăn dặm đúng tư thế. Khi bé khoảng 4-6 tháng, nên chuẩn bị cho bé ngồi ăn trên ghế dành cho bé, và ngồi ăn cùng cả nhà. Khơng nên để bé ngồi ăn riêng một góc. Hãy để bé có thói quen ngồi vào bàn ăn cơm, tự xúc cơm và kết thúc bữa ăn cùng người lớn. Nếu hết giờ ăn mà bé vẫn chưa ăn xong, có thể cho bé thêm một chút thời gian nữa rồi dọn mâm.

Ngoài bữa ăn mềm (bột, cháo) cho bé một miếng bánh hay trái cây cho bé tập nhai. Trái cây thì ban đầu mẹ xay, sau vài ngày có thể chỉ cần dùng thìa nạo (xồi, chuối, đu đủ…), khoảng tuần sau có thể xắt miếng 1-2mm cho bé ăn. Đến bữa ăn, mẹ có thể cho con thêm vài hạt cơm, hay một miếng nhỏ thức ăn mà cả nhà đang thưởng thức, hoặc cho con ăn một chút hoa quả mềm đã được dầm nát. Điều đó giúp con cảm nhận thế giới xung quanh bằng vị giác và tập nhai ngon lành.

Cha mẹ nên cho con nhón/ bốc thức ăn bằng tay những đồ ăn mềm như cà rốt thái bằng đốt ngón tay ninh dừ, súp lơ xanh cũng ninh nhừ… Hoặc mẹ có thể cho con tập nhai bánh ăn dặm của nhiều hãng sản xuất như Hipp, Wakado. Mẹ có thể cho bé tự nhón tay thì bé cảm được hết sự thích thú của món ăn bằng tay, bằng mắt, bằng lưỡi. Đây là những đồ ăn khơng nguy hiểm cho

bé. Vì khi bé cho vào mồm, bé chưa kịp nhai, một lát sau có nước bọt, thức ăn đã tan ra rồi. Như thế, bé cực nhanh biết nhai.

Tạo sự tập trung vào bữa ăn: khơng vừa ăn vừa xem TV, chơi trị chơi, không cầm đồ chơi khi

Một phần của tài liệu giáo dục nhận thức cho trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành (Trang 70 - 74)