2.5.3. Phân bố
Ơ vùng nhiệt đới và cận nhiệt
2.5.4. Tình hình nghiên cứu nấm linh chi
Nấm linh chi có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt. Theo AFP, các nhà khoa học thuộc Đại học Haifa (lsrael) cho biết họ đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi giúp ngăn chặn một số cơ chế liên quan đến tiến trình phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo các nhà nghiên cứu lsrael, những cuộc thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy nấm linh chi tác động trực tiếp lên các tế bào ung thư
Đi đầu là các nhà khoa học Nhật Bản: Năm 1972 đã trồng thí nghiệm nấm linh chi đạt kết quả tốt. Sau đó là Hàn Quốc, Trung Quốc.
Ơ Việt Nam, Viện Dược liệu-Hà Nội đã trồng nấm linh chi (giống Trung Quốc) thành công vào năm 1978. Chín năm sau, năm 1987, các nhà khoa học thuộc Đại học khoa học tự nhiên đã chọn được giống linh chi mọc hoang ở rừng núi Lâm Đồng để nhân giống và đưa vào sản xuất tại trại trồng nấm linh chi của xí nghiệp Dược phẩm TW 24, đạt kết quả tốt vào năm 1988.
Ngày nay nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Malaysia, Mỹ… đã sản xuất nấm cùng các chế phẩm linh chi làm thuốc và thực phẩm dưỡng sinh
Bảng 2.2. Thành phần hóa học của nấm linh chi
Bột Linh Chi (%) Cao Linh Chi (%) Nước 12-13 cellulose 62-63 Đạm tổng số 17.1 Chất béo 5.0 Hợp chất Steroid 1.15 0.52 Hợp chất Phenol 0.10 0.40 Chất khử Saponin tồn phần 0.30 1.23
Nhóm polysaccharid trong nấm LinhChi
Nhóm Polysaccharid có hoạt chất b-D-glucan; Ganoderan A, B, C; D-6 có hoạt tính chống ung thư, tăng tính miễn dịch, hạ đường huyết. Tăng tổng hợp protein, tăng chuyển hóa acid nucleic