Tiến hành kiểm tra và thử tải:

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN MÁY NÂNG ( ĐẠI HỌC THỦY LỢI ) (Trang 48 - 50)

b. Cụm móc treo:

3.2Tiến hành kiểm tra và thử tải:

+ Thử không tải:

Cho cần trục hoạt động nâng hạ móc cẩu, quay đi quay lại và cho xe con di chuyển trong 15’ . Để xác định tình trạng hoạt động bình thường của các cơ cấu và sự tác động tin cậy của bộ khống chế an tồn.

+ Thử nghiệm có tải:

- Thử tĩnh với tải trọng bằng 120% tải trọng quy định ở tầm với xa nhất. Khi đó nâng tải trọng thử lên cách mặt đất khoảng 100mm và giữ ở đó trong 10’ để kiểm tra trạng thái ổn dịnh cần trục đặc biệt là cần, cột tháp, móc cẩu…..

- Thử tải động bằng 110% tải trọng quy định ở tầm với xa nhất. Trong q trình thử phải có thao tác nâng hạ, phanh hãm, quay và di chuyển xe con với tốc độ quy định trong thiết kế.

3.3.Phần kiến nghị và kết luận :

3.3.1Kiến nghị :

Em thấy đề tài thiết kế cần trục tháp là một đề tài rất xác thực và rất hấp dẫn đối với các bạn sinh viên vì khi thiết kế thì địi hỏi sinh viên phải vận dụng rất lớn

những kiến thức của mình đã học, và sử dụng những kiến thức mới do thầy giáo hướng dẫn, hơn nữa cần trục tháp được sử dụng rất rộng rãi hiện nay, và sử dụng phổ biến là dùng để xây dựng các toà nhà cao tầng, sử dụng bốc dỡ hàng hoá …

3.3.2Kết luận

Thơng qua q trình làm đồ án giúp chúng em hiểu hơn về vai trò tầm quan trọng của máy nâng chuyển nói chung và cần trục tháp nói rêng. Các loại máy nâng chuyển như : Cần trục, cầu trục, cổng trục, băng tải … đóng góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế .được sự hướng dẫn cuả Thầy giáo đã giúp em biết vận dụng những kiến thức đã học, làm tăng khả năng tìm kiếm, tra cứu tài liệu cập nhật những kiến thức mới, có cái nhìn hồn thiện hơn để phục vụ tốt hơn trong quá trình làm đồ án .

Dựa vào các số liệu Tính tốn theo u cầu dựa vào các tài kiệu tham khảo như : Máy Nâng chuyển & Thiết bị cửa van, Tính tốn máy trục, Atlat máy trục…

Cần trục tháp do chúng em tính tốn thiết kết có khả năng chế tạo được và có thể sử dụng vào trong thực tế.( bộ phận cơ cấu nâng)

Tuy nhiên do Em chưa có kinh nhiệm thực tế trong q trình tính tồn và thiết kế khơng tránh khỏi những thiếu sót, Em mong các thầy cùng các cơ giúp đỡ và tận tình chỉ dạy để Em có thể khắc phục được những thiếu sót của mình.

Chúng em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Bùi Văn Tuyển cùng với các thầy cô giáo trong khoa đã giúp chúng em hoàn thành đồ án này đúng tiến độ theo nhiệm vụ của đồ án đề ra.

3.4.Tài liệu tham khảo:

1. Máy Nâng chuyển & thiết bị cửa . PGS.TS Nguyễn Đăng Cường

2. Tính tốn máy trục . Huỳnh Văn Hoàng - Đào Trọng Thương – Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật . Hà Nội

3. Át lát máy nâng - Trường đại học Xây dựng (tiếng Nga) 4. Sức bền vật liệu.-Nhà xuất bản giáo dục

5. Sổ tay Máy xây dựng . - Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật

6. Tính tốn thiết kế hệ dẫn động cơ khí T1,T2 . Trịnh Chất-Lê Văn Uyển – Nhà xuất bản giáo dục

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN MÁY NÂNG ( ĐẠI HỌC THỦY LỢI ) (Trang 48 - 50)