Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phúc mạc do thủng đường
3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân viêm phúc mạc do thủng đường tiêu hóa sơ sinh theo tuổi lúc nhập viện
Tuổi Số bệnh nhân (n =59) Tỷ lệ %
1- 3 ngày 43 72,9
4- 7 ngày 9 15,3
Trên 7 ngày 7 11,8
Tuổi trung bình 3,4 ± 0,6 (lớn nhất: 26 ngày, nhỏ nhất: 1 ngày)
Nhận xét:
Hay gặp nhất ở độ tuổi 1-3 ngày tuổi chiếm 72,9%, tuổi trung bình lúc nhâp viện: 3,4 ± 0,6, bệnh nhân ít tuổi nhất là 1 ngày tuổi, bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 26 ngày.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn 34 61% 39% Giới tính Nam Nữ
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân viêm phúc mạc do thủng đường tiêu hóa sơ sinh theo giới tính
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân viêm phúc mạc do thủng đường tiêu hóa sơ sinh ở trẻ nam (61%) cao hơn so với trẻ nữ (39%).
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân viêm phúc mạc do thủng đường tiêu hóa sơ sinh theo cân nặng lúc sinh
Cân nặng lúc sinh Số bệnh nhân( n=59 ) Tỷ lệ %
< 1500g 9 15,3
1500 - 2499g 11 18,6
≥ 2500g 39 66,1
Nhận xét:
Bệnh nhân có cân nặng ≥ 2500g chiếm tỷ lệ cao nhất (66,1%), bệnh nhân có cân nặng từ 1500g – 2499g chiếm tỷ lệ 18,6%, nhóm bệnh nhân có cân nặng dưới 1500g chiếm tỷ lệ thấp nhất (15,3%).
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn 35
Bảng 3.3 Phân bố bệnh nhân viêm phúc mạc do thủng đường tiêu hóa sơ sinh theo tuổi thai
Tuổi thai Số bệnh nhân (n=59) Tỷ lệ %
Thiếu tháng 22 37,3
Đủ tháng 37 62.7
Già tháng 0 0
Nhận xét:
Chủ yếu gặp bệnh nhân ở nhóm có tuổi thai đủ tháng (62,7%), có 37,3% bệnh nhân trong nhóm có tuổi thai thiếu tháng, khơng có bệnh nhân nào thuộc nhóm sinh già tháng.