Quy trình kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống ngô lai nhập nội tại Thái Nguyên (Trang 44)

CHƢƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1.2. Quy trình kỹ thuật

* Phân bón:

- Lượng bón:

+ Thí nghiệm so sánh giống: 10 tấn phân chuồng + 160N + 90P2O5 + 100K2O/ha.

Phân chuồng: Thành phần gồm phân bò + rơm rạ + trấu.

- Phương pháp bón phân:

- Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + 1/4 lƣợng đạm (phân

chuồng và phân lân đƣợc trộn đều và phân đạm bón theo hàng rạch sâu 10 - 12 cm). - Bón thúc: chia làm 2 lần:

Lần 1 (khi ngô 3 - 5 lá): 1/4 lƣợng đạm + 1/2 lƣợng kali, rạch rãnh sâu 3 - 5 cm theo hàng ngô cách gốc 5 - 7 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp vun nhẹ).

Lần 2 (khi ngô 7 - 9 lá): 1/2 lƣợng đạm + 1/2 lƣợng kali, rạch rãnh sâu 5 - 7 cm theo hàng ngơ cách gốc 10 - 12 cm rồi bón và lấp kín phân kết hợp vun cao).

* Chăm sóc:

- Vun xới và bón thúc:

+ Khi ngơ 3 - 5 lá: Xới vun nhẹ quanh gốc kết hợp với bón thúc lần 1, tƣới nƣớc (để đất đủ ẩm 70 - 80%) và tỉa định cây.

+ Khi ngô 7 - 9 lá: Xới xáo diệt cỏ dại kết hợp với bón thúc lần 2, tƣới nƣớc (để đất đủ ẩm 70 - 80%) và vun cao chống đổ.

- Tƣới nƣớc: Nếu đất khơ thì phải tƣới nƣớc cho ngơ, đặc biệt phải giữ cho đất đủ ẩm (khoảng 70 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng) ở 3 thời kỳ:

+ Khi ngô 6 - 7 lá.

+ Khi ngơ xốy nõn (trƣớc trỗ cờ từ 10 - 12 ngày).

+ Khi ngơ thụ phấn xong - chín sữa (sau khi trỗ cờ từ 10 - 15 ngày). Chú ý, cần tƣới đồng đều, sau khi tƣới hoặc khi mƣa phải thốt hết nƣớc đọng trong ruộng.

* Phịng trừ sâu bệnh:

Theo dõi phát hiện và phòng trừ sâu bệnh theo hƣớng dẫn chung của ngành Bảo vệ thực vật.

* Thu hoạch:

Thu hoạch khi ngơ chín sinh lý (khi chân hạt có vết đen hoặc 75% số cây có lá bi khơ), tuy nhiên nếu thời tiết cho phép thì có thể thu hoạch muộn hơn.

2.4.1.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá

a. Chọn cây theo dõi

Cây theo dõi đƣợc xác định khi ngô 6 - 7 lá. Theo dõi 10 cây/1 giống ở mỗi lần nhắc lại, lấy 5 cây liên tiếp nhau từ cây thứ 5 đến cây thứ 9 tính từ đầu hàng thứ 2 và từ cây thứ 5 đến cây thứ 9 từ cuối hàng thứ 3 của ô.

b. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá

* Chỉ tiêu thời gian sinh trưởng

- Ngày gieo.

- Ngày mọc: Ngày có  70% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông). - Ngày tung phấn: Ghi ngày có  70% số cây trong ô tung phấn khi hoa nở đƣợc 1/3 trục chính.

- Ngày phun râu: Ghi ngày có  70% số cây trong ơ phun râu tính những cây có râu nhú dài 2 - 3cm.

- Ngày chín sinh lý: Ngày có  75% cây có lá bi khơ hoặc chân hạt có chấm đen .

* Chỉ tiêu hình thái

- Chiều cao cây (cm): Trên 10 cây theo dõi, đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh bơng cờ (đo vào giai đoạn chín sữa).

- Chiều cao đóng bắp (cm): Trên 10 cây đã đo chiều cao cây, xác định chiều cao đóng bắp bằng cách đo từ gốc sát mặt đất đến mắt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất).

Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp đo vào thời gian sau khi ngô phun râu 2 - 3 tuần hoặc trƣớc khi thu hoạch.

- Số lá thật trên cây (lá): Đếm số lá trên cây (đánh dấu lá thứ 5, lá thứ 10,...). - Diện tích lá: Đo diện tích lá khi cây thụ phấn thụ tinh xong, tiến hành đo chiều dài và chiều rộng của tất cả các lá trên cây. Sau đó áp dụng cơng thức tính diện tích lá của Montgomery (1906):

Diện tích lá (m2) = chiều dài x chiều rộng x 0,75 Chỉ số diện tích lá (m2

lá/m2 đất) = m2 lá/cây x số cây/m2

- Trạng thái cây (điểm): Đánh giá sự sinh trƣởng, mức độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thƣớc bắp, sâu bệnh, các cây trong ơ vào giai đoạn chín sáp, theo thang điểm từ 1 - 5 (điểm 1 - rất tốt, 2 - Khá, 3 - Trung bình, 4 - Kém, 5 - Rất kém).

- Trạng thái bắp (điểm): Sau khi thu hoạch, để xác định đƣợc chỉ tiêu này thì căn cứ vào các đặc tính nhƣ thiệt hại do sâu, bệnh, kích thƣớc bắp, độ dày hạt và độ đồng đều của bắp theo thang điểm từ 1 - 5, điểm 1 là tốt nhất và điểm 5 là xấu nhất.

- Độ bao bắp: Quan sát các cây trong ơ ở giai đoạn chín sáp, đánh giá độ che kín bắp theo thang điểm từ 1 - 5.

+ Điểm 1: Rất kín - Lá bi kín đầu bắp và vƣợt khỏi bắp + Điểm 2: Kín - Lá bi bao kín đầu bắp

+ Điểm 3: Hơi hở - Lá bi bao không chặt đầu bắp

+ Điểm 4: Hở - Lá bi khơng che kín bắp để hở đầu bắp. + Điểm 5: Rất hở - Bao bắp rất kém đầu bắp hở nhiều

- Dạng hạt, mầu sắc hạt. Quan sát 10 cây mẫu trên ô lúc thu hoạch.

* Chỉ tiêu chống chịu

Chỉ tiêu chống đổ:

- Đổ rễ (%): Đếm các cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 300 so với chiều thẳng đứng của cây.

- Đổ gãy thân (%): Tính % số cây bị gãy ở đoạn thân phía dƣới bắp trƣớc khi thu hoạch.

Chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh:

- Sâu đục thân: Ghi số cây bị sâu đục lỗ, đánh giá mức độ bị sâu đục thân hại theo thang điểm từ 1 - 5.

+ Điểm 1: < 5% số cây bị sâu + Điểm 2: 5 - < 15% số cây bị sâu + Điểm 3: 15 - < 25% số cây bị sâu + Điểm 4: 25 - < 35% số cây bị sâu + Điểm 5: 35 - < 50% số cây bị sâu

- Bệnh khô vằn: Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100

- Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô ở 3 lần lặp lại từ 1 - 5.

* Chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Số bắp/cây: Tổng số bắp/tổng số cây trên ô. Đếm số bắp và số cây trong ô lúc thu hoạch.

- Chiều dài bắp (không kể lá bi) (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp của 10 cây mẫu rồi lấy giá trị trung bình.

- Đƣờng kính bắp (khơng kể lá bi) (cm): Đo ở giữa bắp của 10 cây mẫu rồi lấy giá trị trung bình.

- Số hàng hạt/bắp (hàng): Một hàng đƣợc tính khi có >50% số hạt so với hàng dài nhất. Đếm số hàng của 10 bắp rồi lấy giá trị trung bình.

- Số hạt/hàng (hạt): Đếm hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. Đếm số hàng của 10 bắp rồi lấy giá trị trung bình.

Các chỉ tiêu: Chiều dài bắp, đƣờng kính bắp, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng chỉ đo đếm trên các bắp thứ nhất của các cây theo dõi, không đo đếm trên các bắp thứ hai.

- Khối lƣợng 1000 hạt (g): Ở ẩm độ 14%, đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, cân khối lƣợng của 2 mẫu đƣợc P1 và P2. Nếu hiệu số 2 lần cân (mẫu nặng - mẫu nhẹ) không chênh lệch nhau quá 5% so với khối lƣợng trung bình của 2 mẫu thì P = P1 + P2. Nếu sự chênh lệch nhau giữa 2 mẫu >5% so với khối lƣợng trung bình của 2 mẫu thì phải cân lại. (Nếu khối lƣợng 2 lần cân chênh lệch nhau khơng q 2g thì chấp nhận đƣợc).

- Tổng số bắp/ơ (bắp): Tổng số bắp 2 hàng thu hoạch. - Khối lƣợng bắp tƣơi/ô (kg).

- Tỷ lệ hạt/bắp khi thu hoạch (%): Mỗi cơng thức lấy trung bình 10 bắp rồi tẽ hạt để tính tỷ lệ.

- Độ ẩm (%): Tẽ hạt của 10 bắp (ở hàng thu khoảng 140 gram), đo độ ẩm ngay sau khi thu.

Năng suất lý thuyết:

Năng suất lý thuyết đƣợc tính theo cơng thức:

Số cây/m2 x số bắp/cây x số hàng/bắp x số hạt/hàng x P1000 hạt NSLT(tạ/ha) =

10.000

Năng suất thực thu (tạ/ha): Bẻ bắp tại ruộng, cân riêng từng ơ, tính tỷ lệ

hạt tƣơi/ bắp tƣơi. Năng suất qui về ẩm độ 14%.

NSTT (tạ/ha) = x Phạt khô mẫu x (100 – A0) x 100 Sô Pbắp khô mẫu (100 – 14)

Trong đó, Pô: Khối lƣợng bắp tƣơi/ô (kg);

Ao: Ẩm độ bắp tƣơi khi thu hoạch (%); Sô: Diện tích ơ thí nghiệm (m2

);

Phạt khô mẫu: Khối lƣợng hạt khô của mẫu Pbắp khô mẫu: Khối lƣợng bắp khô của mẫu (100 – 14): Tính năng suất ở độ ẩm hạt 14%

2.4.2. Thu thập số liệu mơ hình trình diễn

Mơ hình trình diễn đƣợc thực hiện với một giống ƣu tú và giống đối chứng. Mơ hình thực hiện tại 3 điểm, mỗi điểm 1.000 m2/1 giống. Diện tích mơ hình 6.000 m2.

Tiến hành theo Quy trình Khảo nghiệm ngơ Quốc tế của CIMMYT; Quy phạm Khảo nghiệm giống ngô Quốc gia số 10 TCN 341-2006; Quy trình Khảo nghiệm của Viện Nghiên cứu Ngơ.

- Ngày gieo.

+ Vụ Đông 2011: 20/9/2011 + Vụ Xuân 2012: 02/3/2012

- Thời gian sinh trƣởng (ngày): Số ngày từ gieo đến chín (Có khoảng 75% số cây có lá bi ở phía ngồi đã khơ hoặc chân hạt có chấm đen).

- Năng suất hạt khô (tạ/ha): Cân khối lƣợng hạt khơ thực thu trên diện tích khảo nghiệm và quy ra năng suất tạ/ha.

- Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trƣởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phƣơng nơi khảo nghiệm.

- Ý kiến của ngƣời thực hiện thí nghiệm khảo nghiệm sản xuất: Có hoặc khơng chấp nhận giống mới.

2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Thu thập và tổng hợp số liệu đƣợc tiến hành xử lý trên phần mềm Excel 2003.

- Các số liệu thí nghiệm đƣợc xử lý thống kê trên máy vi tính theo chƣơng trình IRRISTAT 4.0.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG NGƠ THÍ NGHIỆM VỤ ĐƠNG 2010 VÀ VỤ XUÂN 2011 NGƠ THÍ NGHIỆM VỤ ĐƠNG 2010 VÀ VỤ XUÂN 2011

3.1.1. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các giống ngơ thí nghiệm vụ Đơng 2010 và vụ Xuân 2011 tại Thái Nguyên nghiệm vụ Đông 2010 và vụ Xuân 2011 tại Thái Nguyên

Sinh trƣởng, phát triển là những chức năng sinh lý của cây phản ứng lại điều kiện mơi trƣờng mà nó đƣợc ni dƣỡng, sinh trƣởng không phải là những chức năng sinh lý đơn thuần và riêng biệt, mà nó là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý.

Quá trình theo dõi thời gian sinh trƣởng và phát triển của các giống ngô mang một ý nghĩa lớn đối với khoa học và sản xuất ngơ, giúp cho việc đánh giá giống chín sớm, trung bình hay chín muộn, từ đó làm cơ sở cho việc bố trí thời vụ và cơ cấu luân canh cây trồng hợp lý. Đồng thời, nó cịn có ý nghĩa giải quyết vấn đề lựa chọn và phân vùng sản xuất các giống ngô phù hợp với điều kiện sinh thái.

Q trình phát triển của cây ngơ đƣợc chia làm hai giai đoạn: giai đoạn sinh trƣởng dinh dƣỡng và giai đoạn sinh trƣởng sinh thực.

- Giai đoạn sinh trƣởng dinh dƣõng - Vegetative (V): là giai đoạn đầu tiên của cây ngơ, đƣợc tính từ thời kỳ mọc tới thời kỳ trỗ.

- Giai đoạn sinh trƣởng sinh thực- Reproductive (R): giai đoạn này đƣợc tính từ phun râu đến chín sinh lý, trong q trình đó bao gồm q trình phun râu, thụ tinh, phát triển hạt. Giai đoạn tung phấn, thụ tinh kéo dài trong khoảng thời gian 8 - 12 ngày, giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn, quyết định đến năng suất của cây ngơ.

Thời gian sinh trƣởng của cây ngô dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giống, mùa vụ, thời tiết khí hậu, điều kiện sinh thái. Qua theo dõi các thời kỳ sinh trƣởng và phát triển của các giống ngơ thí nghiệm chúng tơi thu đƣợc kết quả thể hiện ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các giống ngơ thí nghiệm vụ Đông 2010 và vụ Xuân 2011 tại Thái Nguyên

Đơn vị: Ngày

Giống

Thời gian từ gieo đến…

Tung phấn Phun râu Chín sinh lý

2010 VX 2011 2010 VX 2011 2010 VX 2011 YD 1 73 61 74 63 125 102 JG 6 75 59 77 59 127 94 GY 135 70 59 71 59 123 100 NK4300 (đ/c) 68 62 71 63 118 105

Qua bảng 3.1 cho thấy: Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của các giống ngơ thí nghiệm có nhiều biến động, với mỗi giai đoạn sinh trƣởng, phát triển thì mỗi giống có những đặc trƣng nhất định. Giống có thời gian sinh trƣởng dài thì các giai đoạn sinh trƣởng cũng dài và ngƣợc lại, điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng hình thành các cơ quan và khả năng tích luỹ vật chất khơ của cây.

3.1.1.1. Giai đoạn tung phấn

Đây là giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cây ngơ vì giai đoạn này tạo nên các cơ quan sinh dƣỡng của cây, quyết định đến năng suất, sản lƣợng sau này. Vì vậy, tất cả các biện pháp tác động của con ngƣời đều tác động vào giai đoạn này. Điều quan trọng phải tạo ra các bộ phận sinh dƣỡng

của cây để làm cơ sở cho năng suất hạt sau này. Khi cây ngô trỗ cờ đƣợc coi là kết thúc giai đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng. Đây là thời kỳ cây ngô yêu cầu ngoại cảnh rất nghiêm ngặt. Nhiệt độ thích hợp nhất là 20 - 220C, ẩm độ thích hợp nhất là 80%. Trời q nóng hay q khơ hạn làm hỏng phần lớn hạt phấn, hoặc hạt phấn đã tung hết nhƣng râu chƣa phun.

Số liệu bảng 3.1: Cho thấy các giống ngô tham gia thí nghiệm có thời gian từ gieo đến tung phấn vụ Xuân ngắn hơn so với vụ Đông, biến động từ 59 – 61 ngày, sớm hơn đối chứng (NK4300: 62 ngày), vụ Đông 2010 thời gian này hoạt động từ 70 - 75 ngày, muộn hơn so với đối chứng (NK4300: 68 ngày). Trong đó giống GY135 tung phấn sớm nhất kể cả 2 thời vụ (vụ Đông 70 ngày và vụ Xuân 59 ngày sau gieo).

3.1.1.2. Giai đoạn từ gieo đến phun râu

Khi bắt đầu phun râu là cây ngô chuyển sang giai đoạn sinh trƣởng sinh thực, gắn liền với sự hình thành và phát triển hạt ngơ. Râu ngô nhận hạt phấn để thụ tinh hình thành hạt. Số nỗn đƣợc thụ tinh đƣợc xác định ở thời kỳ này. Những nỗn khơng thụ tinh sẽ khơng có hạt và bị thoái hoá, gây nên hiện tƣợng ngô đuôi chuột. Thời kỳ này quyết định số lƣợng hạt - một trong các yếu tố tạo thành năng suất. Đối với cây ngơ thì khoảng cách giữa tung phấn - phun râu càng ngắn càng có lợi cho thụ phấn để hình thành hạt. Khoảng cách này ngắn hay dài phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trƣờng. Nếu trồng ở điều kiện mật độ cao hoặc bị hạn trong quá trình sinh trƣởng thì khoảng cách giữa tung phấn đến phun râu bị kéo dài, khơng có lợi cho ngơ thụ phấn thụ tinh. Qua theo dõi cho thấy giai đoạn này tƣơng tự nhƣ giai đoạn tung phấn, thời gian từ gieo đến phun râu vụ Xuân sớm hơn vụ Đông, biến động từ 59 - 63 ngày, sớm hơn và tƣơng đƣơng đối chứng, vụ Đông biến động từ 71- 77 ngày muộn hơn đối chứng. Trong đó giống GY135 phun râu sớm nhất kể cả 2 thời vụ (vụ Xuân: 59 ngày và vụ Đông: 71 ngày sau gieo) và giống JG6 phun

râu muộn nhất (77 ngày sau gieo trong vụ Đông), khoảng cách tung phấn - phun râu của các giống ngô Trung Quốc ngắn, từ 1 - 2 ngày (vụ Đông) và 0 - 2 ngày (vụ Xuân). Giai đoạn tung phấn - phun râu, ngơ thí nghiệm gặp điều kiện nhiệt độ khơng khí thấp (16 - 200C) nhƣng khoảng cách tung phấn – phun râu vẫn đảm bảo thuận lợi cho thụ phấn thụ tinh điều đó chứng tỏ các giống ngơ nhập nội từ Trung Quốc có khả năng chịu rét và hạn tốt, nên thời gian từ gieo đến phun râu của các giống đồng đều hơn và ngắn hơn so với

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống ngô lai nhập nội tại Thái Nguyên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)