II- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NĂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG HÀNG HOÁ TRONG NVTTM VIỆT NAM :
1. Về phía Ngân hàng Nhà nước :
Thứ nhất : Điều chỉnh các khoản luật NHNN và luật các tổ chức tín
dụng cũng như các văn bản dưới luật liên quan quan đến đến các quy định chứng từ được chấp nhận trong các giao dịch can thiệp của NHNN Việt Nam nhằm tạo hành lang pháp lý thuận tiện cho chiến lược đa dạng hoá đối tượng giao dịch của NHNN .
Đồng thời NHNN cần phải xây dựng một môi trường pháp lý để đảm bảo các cơng cụ tài chính lưu thơng thuận lợi ; giá cả do thị trường quyết định , đảm bảo tối đa lợi Ých của người tham gia vào TTM .
Thứ hai :Nâng cao năng lực hoạt động của trung tâm thông tin tín
dụng để hình thành dữ liệu đầy đủ có khả năng đánh giá và phân loại mức độ tín nhiệm của khách hàng .Cần có sự phối hợp hoạt dộng giữa trung tâm
thơng tin tín dụng với vụ quản lý các ngân hàng , bộ phận thanh tra , giám sát ngân hàng để đưa ra các đánh giá phân loại TCTD một cách chính xác với đầu mối là Trung tâm thơng tin tín dụng . tránh tình trạng thơng tin bị phân đoạn và không thống nhất giữa các bộ phận thu thập thơng tin khác nhau. Danh sách chứng từ có giá được chấp nhận trong giao dịch của NHNN sẽ dựa trên cơ sở phân loại này.
Thứ ba :Xây dựng và bổ sung nội dung kiểm soát và bảo hiểm rủi ro
đối với các chứng từ có giá được chấp nhận giao dịch Repos . Theo kinh nghiệm của NHTW Châu Âu, các biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm: ký quỹ , khấu trừ giá trị tài sản thế chấp ; điều chỉnh giá tài sản theo điều kiện thị trường .
Thứ tư : Phải củng cố , phát triển đồng bộ các thị trường : thị trường
đấu thầu tín phiếu kho bạc ; thị trường mua lại các giấy tờ có giá của các TCTD đối với khách hàng và đặc biệt là thị trường liên ngân hàng … để làm cơ sở cho NVTTM hoạt động hiệu quả và sôi động . Để làm được điều này cần phải tiếp tục đẩy mạnh tiến độ hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên ngân hàng , có phần mềm kết nối giưã nội bộ NHNN, giữa NHNN với các tổ chức tín dụng thành viên nhằm đảm bảo thực hiện công đoạn giao dịch từ khi công nhận thành viên , đăng ký chữ ký điện tử , thông báo mời thầu , đăng ký giấy tờ có giá , xét thầu , tạo lập và ký hợp đồng mua lại đến khâu thanh tốn chuyển khoản ..v.v nhanh chóng nhằm tăng cường chuyển vốn trong hệ thống ngân hàng và kiểm sốt một cách chính xác lượng hàng hố mà các TCTD đang nắm giữ . Với vai trị là người tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc , NHNN cần phảI giúp cho bộ tàI chính đưa ra một mức giá hợp lý , lãi suất hấp dẫn hơn phù hợp với sự biến động của laĩ suất trên thị trường cũng như các điều kiện để được phép tham gia đấu thầu nhàm mục đích thu hút ngày càng nhiều thành viên tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc , tăng lượng tín phiếu kho bạc được trúng thầu .
Thứ năm :NHNN cần thực hiện linh hoạt hơn cơ chế mua bán tại
TTM : Trong điều kiện của nước ta hiện nay , nên quan tâm và mở rộng phương thức giao dịch Repos trong sự kết hợp với phương thức mua bán hẳn .Để phương thức giao dịch Repos phát huy được hiệu quả , NHNN cần sớm ban hành những văn bản như :
- Định giá chứng khoán làm đảm bảo
- Các điều kiện sử dụng giao dịch Repos
- Loại hàng hoá đặc trưng trong Repos
- Các chế tài kiểm soát rủi ro
2. Về phía Bộ tài chính , Kho bạc Nhà nước :
Tại Việt Nam hiện nay, chỉ có 2 nguồn cung ứng hàng hố duy nhất cho thị trường tiền tệ nói chung và TTM nói riêng là : Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và việc phát hành trực tiếp các đợt tín phiếu NHNN . trên thực tế ,phát hành tín phiếu NHNN sẽ mang lại rất nhiều rủi ro và khó khăn trong việc xác định chính xác lượng tín phiếu NHNN cần được phát hành . Chính vì vậy tạo thêm cơng cụ cho TTM thơng qua phát hành tín phiếu kho bạc được coi là biện pháp tối ưu.
Để làm được điều nàyBộ tài chính cần phối hợp chặt chẽ với NHNN , nghiên cứu để củng cố và phát triển thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc .Để làm được điều này , một mặt , Bộ tài chính cần hạn chế dần việc phát hành tín phiếu và tráI phiếu bán lẻ ra cơng chúng , tập chung vào hình tức đấu thầu qua NHNN , để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nắm thêm lượng hàng hố có thể giao dịch trên TTM. Ngồi ra,Bộ tài chính cũng cần quan tâm phối hợp với NHNN trong việc cung cấp thơng tin kịp thời về tình hình diễn biến ngân sách , nhất là tình hình huy động vốn dưới các hình thức phát hành trái phiếu , tín phiếu NHNN thơng qua các kênh để phục vụ cho việc sự báo vốn khả dụng và điều hành TTM của NHNN .
Bên cạnh đó, Bộ tài chính cũng cần phải quan tâm đến việc đa dạng hoá các chứng khốn phát hành như : Đối với tín phiếu kho bạc , cần phải
có thêm nhiều loại có các kỳ hạn khác nhau ( ngồi các loại thơng dụng : 3, 6 , 9 tháng như hiện nay ).Đồng thời nghiên cứu để có cơ chế cho phép NHNN có thể nắm giữ trái phiếu chính phủ , tín phiếu kho bạc nhà nước ( mua sơ cấp hoặc mua hẳn trên thị trường thứ cấp ) , từ đố có cộng cụ để chủ động tham gia TTM , từ đó có rhể điều hành CSTT một cách có hiệu quả .