Hình 5.8: Một ví dụ của phép phân lập
Phép phân lập rất có ích trong việc xóa bỏ bớt các thông tin không cần thiết. Giả sử sau khi ta tiến hành phân loại các đối tượng thành các lớp có kích thước
nhỏ, vừa và lớn, lúc đó, ít nhiều các đường ranh giới sẽ trở nên khơng cần thiết. Chính các đường ranh giới không cần thiết đó sẽ gây tốn bộ nhớ lưu trữ dữ liệu và làm chậm tốc độ xử lý của máy tính. Phép phân lập có ưu điểm là xóa bỏ được các dữ liệu địa lý hay dữ liệu bảng biểu không cần thiết, qua đó, cải thiện tốc độ xử lý của máy tính, giảm thiểu lượng dữ liệu lưu trữ cũng như sự phức tạp của hệ thống.
5.2.3. Tạo vùng đệm (buffer)
Tạo vùng đệm là một trong số các phép phân tích dữ liệu được sử dụng phổ biến. Vùng đệm là một vùng có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng một khoảng cách được xác định trước từ một hay nhiều đối tượng. Vùng đệm có thể được xác định cho đối tượng điểm, đường hay vùng và cho dữ liệu vector hay raster. Vùng đệm thường là các vùng bên ngoài đối tượng với một khoảng cách giới hạn cho trước.
Vùng đệm Vector Vùng đệm Raster
Khoảng cách
Khoảng cách vùng đệm
vùng đệm
đối tượng đối tượng đầu vào đầu vào
Vùng đệm Vùng đệm
đầu ra đầu ra
Hình 5.9: Ví dụ vùng đệm được tạo ra từ đối tượng vùng vector và raster
Vùng đệm thường được sử dụng phổ biến trong phân tích dữ liệu bởi lẽ rất nhiều phép phân tích khơng gian có liên quan đến giới hạn khoảng cách. Ví dụ như những người lập kế hoạch trong các tình trạng khẩn cấp muốn có được thơng tin về khu dân cư hay ngôi trường nào nằm trong vịng bán kính 1,5 Km so với nơi có khả năng xảy ra động đất; hoặc là một người lập kế hoạch để xây dựng và phát triển hệ thống công viên cần biết được tất cả các khu đất cách xa ít nhất 10 Km so với đường quốc lộ gần nhất; hay một người chủ kinh doanh mong muốn biết được tất cả các khu vực khách hàng tiềm năng trong vịng một bán kính cho trước so với cửa tiệm của người đó… Tất cả các câu hỏi đó đều có thể được trả lời bằng cách sử dụng hợp lý công cụ tạo vùng đệm trong GIS.
n n - - 5.2.4. Chồng ghép
Phép chồng ghép lớp bản đồ là cơng cụ phân tích khơng gian rất có lợi thế và là một yếu tố quan trọng đứng phía sau sự phát triển của cơng nghệ GIS.Chồng ghép chính là sự gộp chung dữ liệu khơng gian và thuộc tính của hai hay nhiều lớp dữ liệu và công cụ này là một trong số các phép phân tích dữ liệu phổ biến và có sức mạnh lớn trong GIS.
Lớp dữ liệu A
Lớp dữ liệu B
Lớp chồng ghép
Hình 5.10: Chồng ghép dữ liệu khơng gian
Nhiều vấn đề trong GIS đòi hỏi sử dụng lớp chồng ghép của các dữ liệu chuyên đề khác nhau. Chẳng hạn như chúng ta muốn biết vị trí của các căn hộ giá rẻ nằm trong khu vực gần trường học; hay khu vực nào là các bãi thức ăn của cá voi trùng với khu vực có tiềm năng dầu khí lớn có thể khai thác; hoặc là vị trí các vùng đất nơng nghiệp trên các khu vực đất đai bị xói mịn,… Trong ví dụ liên quan đến đất xói mịn trên, một lớp dữ liệu đất đai có thể được sử dụng để nhận biết các khu vực đất đai bị xói mịn, đồng thời lớp dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất cũng được sử dụng để nhận biết vị trí các vùng đất sử dụng cho mục đích nơng nghiệp. Thơng thường thì các đường ranh giới của vùng đất bị xói mịn sẽ không trùng với các đường ranh giới của các vùng đất nơng nghiệp, do đó, dữ liệu về loại đất và sử dụng đất sẽ phải được kết hợp lại với nhau theo một cách nào đó. Chồng ghép lớp bản đồ chính là phương tiện hàng đầu hỗ trợ việc thực hiện phép kết hợp dữ liệu đó.
Chồng ghép lớp có thể được xem như là một công cụ chồng lớp theo chiều thẳng đứng và hợp nhất đối với dữ liệu khơng gian (Hình 5.10). Các đối tượng
trong mỗi lớp dữ liệu được bố trí ở trên cùng và các đường ranh giới của các đối tượng điểm, đường và vùng được hợp nhất vào trong một lớp dữ liệu duy nhất. Dữ liệu thuộc tính cũng được ghép với nhau do vậy lớp dữ liệu mới sẽ bao gồm các thông tin chứa trong mỗi lớp dữ liệu đầu vào.