Nhập dữ liệu
3.2. Các công nghệ thu thập dữ liệu
3.2.1. Số hóa
Số hóa là quá trình chuyển các dữ liệu tương tự sang dạng số bằng thủ công, tự động hay bán tự động. Song trong thực tế, người ta hay gọi số hóa thay cho số hóa thủ cơng và phân biệt nó với việc quét dữ liệu.
Số hóa là một công nghệ được sử dụng rộng rãi để sản xuất dữ liệu số từ dữ liệu tương tự. Các đối tượng điểm, đường, vùng hình thành nên bản đồ được chuyển thành các tọa độ x,y. Một điểm được thể hiện bằng một cặp tọa độ, một đường được thể hiện bằng một chuỗi các cặp tọa độ và khi được kết nối, một hoặc
n n - -
nhiều đường với điểm nhãn bên trong đường biên sẽ xác định được một vùng. Do vậy, số hóa được xem như là một quá trình nhập các điểm, đường và vùng.
Các điểm được sử dụng với hai mục đích: thể hiện các đối tượng điểm hoặc xác định một vùng; vì vậy để tránh nhầm lẫn, người ta khơng số hóa cả hai loại điểm này trên cùng một lớp bản đồ.
Thiết bị số hóa phổ biến nhất được sử dụng để số hóa bản đồ bao gồm một bàn và một con trỏ. Bàn số hóa được phân biệt bởi hãng sản xuất, kích thước và độ phân giải. Mỗi bàn số bao gồm các sợi dây điện nhỏ chạy ngang và dọc bên trong tạo thành một lưới. Con trỏ bàn số có một bộ phận nhìn quang học có các sợi chữ thập cho phép người sử dụng định kiểm bằng mắt trên bản đồ. Con trỏ có thể là loại khơng dây hoặc có dây.
Hình 3.1: Bàn số hóa
Các nút trên con trỏ được lập trình để tiến hành một số chức năng, chẳng hạn như ghi lại một điểm hoặc bắt đầu và kết thúc một đường. Khi con trỏ được ấn, máy tính sẽ ghi lại các tọa độ x,y của vị trí hiện thời. đây chính là các tọa độ của các đối tượng điểm hay một trong những điểm hợp thành đường hay vùng.
để số hóa, bản đồ phải được gắn trên bàn số hóa, các điểm và các đường được vạch bằng con trỏ của bàn số. Vùng cảm ứng điện từ của bàn số khơng mở rộng đến các mép của nó vì vậy, để xác định các giá trị tọa độ, ta phải đảm bảo bản đồ được đặt trong vùng hoạt động.
Hai hay nhiều đường giao nhau tại một điểm thì được gọi là giao điểm hay điểm nút. Khi số hóa, ta có thể chọn các giao điểm như là các nút hoặc có thể lờ đi các giao điểm. Cả hai phương pháp đều có thể chấp nhận được. Số hóa spaghetti được đặt tên như vậy bởi các giao điểm là không được xác định khi các cung được số hóa. Phương pháp này thường được sử dụng để xác định các đường spaghetti như các đường biên. đối với các đối tượng chính xác hoặc các đối tượng cong và xoắn lại với nhau, ta nên số hóa riêng lẻ. Xác định các giao điểm sẽ nâng cao độ chính xác của tọa độ. Các giao điểm chưa được xác định trong q trình số hóa thì sẽ được xác định sau đó trong q trình tự động hóa.
Số hóa thủ cơng có thể được thực hiện theo hai thức: số hóa điểm và số hóa dịng. Trong số hóa điểm, người thao tác đặt con trỏ bàn số đến điểm cần số hóa và ấn nút để đưa tọa độ của điểm đó vào trong máy tính. Trong thức số hóa dịng, người thao tác không cần phải ấn nút để số hóa từng điểm một mà di chuyển con trỏ bàn số theo đối tượng cần số hóa và các điểm cần số hóa sẽ được đưa vào hành loạt.
Số hóa điểm có ưu điểm là chính xác, tiết kiệm được bộ nhớ và phù hợp với các đối tượng điểm, đoạn thẳng; tuy nhiên nó có nhược điểm là chậm. Số hóa dịng có ưu điểm là nhanh, phù hợp với các đối tượng đường cong, đường ngoằn nghèo, các đường đồng mức; nhưng nhược điểm của nó là kém chính xác và tốn bộ nhớ để lưu trữ.
Thơng thường, để đảm bảo số hóa một cách có hiệu quả và chính xác, quy trình số hóa phải đảm bảo được thực hiện theo các bước sau:
Chọn dùng bản đồ gốc tốt.
Xác định các thủ tục cần thiết như qui ước đặt tên chuẩn, các kế hoạch, các thay đổi hay các thủ tục chuẩn khác.
Chuẩn bị bản đồ.
Tiến hành số hóa bản đồ. Tìm kiếm và hiệu chỉnh lỗi.