Sơ đồ chân của AT89S52

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều khiển xa qua đường dây thoại trên cơ sở của chip DTMF (Trang 28 - 30)

- Chức năng hoạt động của các chân của vi điều khiển AT89S52:  Port 0: (P0.0 P0.7)

Trong các thiết kế nhỏ khơng dùng bộ nhớ mở rộng nó có chức năng như các cổng vào ra I/O. Đối với các thiết kế cỡ lớn có bộ nhớ mở rộng, nó trở thành bus địa chỉ và bus dữ liệu đa hợp.

 Port 1: (P1.0 P1.7)

Port 1 có một chức năng chính là các đường xuất/nhập dữ liệu.

Trong một số trường hợp chân P1.0 và P1.1 cịn có chức năng đặc biệt khác. Chân P1.0 và P1.1 là ngõ vào của Timer/Counter 2. Ba chân P1.5, P1.6, P1.7 được nạp rom theo chuẩn ISP.

 Port 2: (P2.0 P2.7)

Port 2 ngoài chức năng được dùng như các cổng vào ra I/O còn là byte cao của bus địa chỉ đối với các thiết bị dùng bộ nhớ mở rộng.

 Port 3: (P3.0 P3.7)

Port 3 có 2 chức năng: Khi không hoạt động xuất/nhập, các chân của port này có nhiều chức năng riêng như ở bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Chức năng riêng các chân Port 3

Bit Tên Chức năng

P3.0 RxT Chân nhận dữ liệu của port nối tiếp P3.1 TxD Chân phát dữ liệu port nối tiếp P3.2 INT0 Ngõ vào ngắt cứng thứ 0 P3.3 INT1 Ngõ vào ngắt cứng thứ 1 P3.4 T0 Ngõ vào của Timer/Counter 0 P3.5 T1 Ngõ vào của Timer/Counter 1 P3.6 WR Điều khiển ghi bộ nhớ dữ liệu ngoài P3.7 RD Điều khiển đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài

 Chân Reset (RST): chân số 9

Thiết lập lại trạng thái ban đầu cho hệ thống hay gọi tắt là reset hệ thống. Khi ngõ vào này được treo ở mức logic 1 tối thiểu hai chu kì máy, các thanh ghi bên trong AT89S52 được nạp các giá trị thích hợp cho việc khởi động lại hệ thống.

 Chân PSEN(Progam Store Enable): chân 29

PSENlà tín hiệu có tác dụng cho phép đọc bộ nhớ chương trình mở rộng và thường được nối với chân OE\ (output enable) của EPROM cho phép đọc các byte mã lệnh. PSENở mức thấp trong thời gian lấy lệnh. Các mã nhị phân của chương trình được đọc từ EPROM qua bus dữ liệu và được chốt vào thanh ghi bên trong AT89S52 để giải mã lệnh. Khi thi hành chương trình trong ROM nội (AT89S52) thì PSEN\ sẽ ở mức 1.

 Chân ALE/PROG (Address Latch Enable): chân 30

Là chân xuất tín hiệu cho phép chốt địa chỉ ALE (address latch enable) để giải đa hợp (demultiplexing) bus dữ liệu và bus địa chỉ.

Tín hiệu ALE có tốc độ bằng 1/6 lần tần số dao động trên chip và có thể được dùng làm tín hiệu clock cho các phần khác của hệ thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngõ tín hiệu EA/VPP: chân 31

Chân cho phép truy xuất bộ nhớ ngồi, tích cực mức thấp chạy chương trình ROM ngồi. Tích cực mức cao chạy chương trình ROM nội.

Các chân XTAL1, XTAL2: chân 18, 19

Bộ dao động được tích hợp bên trong AT89S52, khi sử dụng AT89S52 người thiết kế chỉ cần kết nối thêm thạch anh và các tụ tần số thạch anh thường sử dụng cho AT89S52 là 12MHz

Chân VCC, GND:

Dùng nguồn một chiều có dải điện áp từ 4V đến 5.5V, được cấp qua chân 40 và chân 20.

3.2. Chíp Giải mã Thu - Phát DTMF MT8888 3.2.1. Sơ đồ khối của MT8888 3.2.1. Sơ đồ khối của MT8888

MT8888 là một chíp thu phát DTMF trọn bộ kèm theo một bộ lọc thoại (Call Progress Filter). Bộ thu DTMF dựa trên kỹ thuật chuẩn của IC MT8870, còn gọi là bộ phát DTMF sử dụng phương pháp biến đổi D/A biến dung (Switched Capacitor) cho ra tín hiệu DTMF chính xác, ít nhiễu. Các bộ đếm bên trong giúp hình thành chế độ Brust Mode nhờ vậy các cặp tone xuất ra với thời hằng chính xác. Bộ lọc Call Progress cho phép bộ vi xử lý phân tích các tone trạng thái đường dây.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều khiển xa qua đường dây thoại trên cơ sở của chip DTMF (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)