Quan hệ cung – cầu:

Một phần của tài liệu cơ sở hình thành giá cả (Trang 35 - 37)

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CUNG – CẦU HÀNG HOÁ:

3. Quan hệ cung – cầu:

3.1. Trang thái cân bằng cung – cầu:

Khi cầu đối với một hàng hố nào đó xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó.

Trạng thái cân bằng cung – cầu đối với một hàng hố nào đó là trạng thái khi việc cung hàng hố đó vừa đủ để thoả mãn cầu đối với nó trong một thời kỳ nhất định. Tại trạng thái cân bằng này, chúng ta có giá cân bằng và sản lượng cân bằng.

Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là, nó khơng được xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ, mà nó được hình thành bởi hoạt động tập thể của tồn bộ người mua và người bán. Đây chính là cách định giá khách quan theo “bàn tay vơ hình” của cơ chế thị trường.

3.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường:

Khi giá cả trên thị trường không bằng với mức giá cân bằng, chúng sẽ lớn hơn hoặc là nhỏ hơn mức giá đó.

Với mức giá thấp hơn giá cân bằng trên thị trường mức lợi nhuận đối với nhà sản xuất sẽ giảm xuống và các nhà sản xuất sẽ ít mong muốn cung cấp hàng hoá cho thị trường. Đồng thời giá hạ xuống tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng mua hàng hố và do đó khoảng cách giữa cung và cầu càng lớn lên gây hiện tượng thiếu hụt trên thị trường. Thiếu hụt trên thị trường là kết quả của việc cầu lớn hơn cung ở một mức giá nào đó. Nói cách khác đó là sự thặng dư của cầu.

Với mức giá cao hơn giá cân bằng trên thị trường người sản xuất sẽ mong muốn cung ứng nhiều hàng hoá hơn, tuy nhiên người tiêu dùng sẽ giảm bớt nhu cầu của mình và như vậy sẽ xuất hiện sự dư thừa của thị trường. Sự dư thừa của thị trường là kết quả của việc cung lớn hơn cầu ở một mức giá nào đó. Nói một cách khác đó là sự thặng dư của cung.

Do vậy, điều mà chúng ta quan sát thấy là bất cứ lúc nào giá cả thị trường cao hoặc thấp hơn giá cân bằng thì sẽ xuất hiện sự dư thừa hoặc thiếu hụt trên thị trường. Và để khắc phục hiện tượng này cả người mua và người bán phải thay đổi hành vi của họ để đạt tới mức giá cân bằng.

3.3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng:

Chúng ta có thể thấy rằng hoạt động tập thể của người mua và người bán sẽ hình thành nên giá cân bằng cho bất cứ loại hàng hoá nào. Tuy nhiên mức giá

cân bằng này không phải là vĩnh cữu và nó sẽ tồn tại cho đến khi các đường cung, cầu mới xuất hiện.

CẦU THỊ TRƯỜNG TRƯỜNG

Hình 2.5. Trạng thái cân bằng cung – cầu

3.4. Kiểm soát giá:

Để ổn định sản xuất và đời sống, Chính phủ thường cố gắng kiểm sốt và điều tiết giá cả thị ttrường, trong một số trường hợp sự kiểm sốt giá cả khơng phù hợp với điều kiện khách quan và làm giảm tính hiệu quả của thị trường. Ví dụ; chúng ta xem xét việc Chính phủ đưa ra các mức giá trần và giá sàn. Khi đặt giá trần (tiền thuê nhà tối đa) Chính phủ muốn đảm bảo lợi ích của các hộ gia đình có thu nhập thấp (sinh viên, người cơ đơn,…) song thường mức giá đó lại thấp hơn mức giá thị trường và gây ra hiện tượng thiếu hụt.

Cịn khi Chính phủ định giá sàn thì sao? Một ví dụ điển hình về giá sàn là mức tiền cơng tối thiểu. Bằng cách qui định mức tiền công tối thiểu, Chính phủ muốn duy trì một mức sống nhất định. Song trong thực tế khi mức tiền công tối thiểu cao hơn mức tiền cơng thị trường thì sẽ sẩy ra hiện tượng dư thừa lao động và đây chính là nguyên nhân thất nghiệp.

Do vậy, chúng ta thấy rằng việc can thiệp của Chính phủ vào thị trường dưới hình thức kiểm sốt giá sẽ dẫn đến sự dư thừa hay thiếu hụt ở các mức giá qui định, đây chưa phải là một giải pháp cho vấn đề phân bổ tài nguyên. Vì vây, khi qui định mức giá trần, giá sàn cho một loại hàng hố nào đó, Chính phủ phải hết sức cân nhắc tới nhiều khía cạnh khác nhau, để tìm ra giải pháp có hiệu quả nhất.

CUNG THỊ TRƢỜNG TRƢỜNG

GIÁ CÂN BẰNG MỚI

GIÁ SẢN SẢN LƢỢNG GIÁ CÂN BẰNG THỪA THIẾU

Một phần của tài liệu cơ sở hình thành giá cả (Trang 35 - 37)