Tình hình máy móc thiết bị chính của

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 74)

Công ty cổ phần dược và vật tư thú y (Năm 2010)

STT Tên máy móc thiết bị Số lượng Nguồn gốc

1 Dây truyền sản xuất thuốc nước 1 Đài Loan 2 Dây truyền sản xuất thuốc bột 1 Trung Quốc

3 Máy chia liều thuốc nước 3 Đài Loan

4 Máy đóng gói 3 Đài Loan

5 Hệ thống xử lý nước cất 3 Trung Quốc

6 Máy hàn tự động 3 Trung Quốc

7 Máy trộn 4 Trong nước

8 Máy HPLC 1 Hàn Quốc

9 Hệ thống gió và làm sạch khơng khí 2 Trung Quốc

10 Máy đóng ống cổ bồng 2 Trung Quốc

11 Máy dán nhãn 2 Trung Quốc

12 Máy dập viên 2 Italia

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010)

Máy móc được nhập khẩu từ nước ngồi là chủ yếu, nhập máy móc với tiêu chuẩn kỹ thuật đạt yêu cầu, từ những hãng đảm bảo về chất lượng, uy tín, cơng tác giám sát thẩm định máy móc thiết bị ln được tiến hành cẩn thận vì những thiết bị này sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm và uy tín của cơng ty.

2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh: Những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y

2.3.1. Những điểm mạnh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y

Trong nội bộ doanh nghiệp: Công ty Hanvet tiền thân là doanh nghiệp nhà

nước, là doanh nghiệp đầu tiên của ngành tại miền Bắc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang cơng ty cổ phần, kinh doanh luôn đạt lợi nhuận cao, tạo được tên tuổi cho thương hiệu và uy tín trên thị trường. Ban lãnh đạo Cơng ty có trình độ chun mơn chun sâu, tầm nhìn xa, chiến lược lãnh đạo. Cơng ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao ngay cả khi thị trường gặp khó khăn, khả năng tài chính của cơng ty vẫn

ổn định và an tồn.

Các sản phẩm của Cơng ty nhanh chóng bắt kịp nhu cầu thị trường, đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã luôn được cải tiến đáp ứng thị hiếu khách hàng. Từ đó Cơng ty chủ động kế hoạch sản xuất, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thị trường. Dịng sản phẩm cơng nghệ cao, cơng nghệ sinh học là thế mạnh nổi bật của Công ty Hanvet, đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội được nhiều tổ chức đánh giá cao, không gây tồn dư kháng sinh, đảm bảo độ an tồn cho người và vật ni.

Cơng ty Hanvet đã xây dựng được văn hố doanh nghiệp: Nội bộ đồn kết, CBCNV có đời sống ổn định, ln gắn bó với Cơng ty.

Về cơ sở vật chất, nhà xưởng: Cơng ty có nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn GMP hiện đại nhất tại miền Bắc hiện nay(theo đánh giá của Cục thú y).

Về thương hiệu: Công ty được người tiêu dùng bình chọn là 1 trong 5 doanh

nghiệp kinh doanh thuốc thú y uy tín, chất lượng nhất Việt Nam. Cơng ty luôn nhận được sự ủng hộ của các cơ quan chức năng, sự quan tâm tín nhiệm của chi cục thú y các tỉnh trong việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty đặc biệt là các sản phẩm thuốc chống dịch dùng theo ngân sách nhà nước. Cơng ty có đội ngũ các chuyên gia cố vấn là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về thú y, dược phẩm…

Trong nhiều năm qua Cơng ty Hanvet ln đón nhận được nhiều giải thưởng cao quý về chất lượng sản phẩm như giải thưởng Vifotec 2006, 2007….

Công tác quảng bá thương hiệu cũng như các sản phẩm của Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến kiến thức trên chương trình “Bạn của nhà nông” trên VTV2 đạt hiệu quả cao, hỗ trợ đắc lực cho việc phân phối sản phẩm.

Về Marketing: Thế mạnh lớn nhất của Công ty là thương hiệu sản phẩm.

Thương hiệu sản phẩm của Công ty có uy tín cao trên thị trường, đảm bảo sự tin cậy đối với người tiêu dùng về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm.

2.3.2. Những điểm yếu

+ Trong hoạt động Marketing tồn tại nhiều điểm yếu đó là khơng có đội ngũ Marketing chuyên sâu, chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản mà toàn bộ hoạt động đều do phịng thị trường tiến hành; Chưa có sự đầu tư thích đáng, chưa có sự đầu tư

khảo sát thị trường với quy mô rộng rãi, thiếu chiến lược phát triển lâu dài, đầu tư chiều sâu cho các hoạt động Marketing và bán hàng, do đó ảnh hưởng đến mức độ tiêu thụ trên thị trường và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngẫu nhiên khác

+ Đội ngũ nhân viên tiếp thị của Cơng ty cịn yếu về chun môn thú y, kiến thức về thị trường chưa sâu, chưa tâm huyết với nghề, chưa có ý thức tự giác cao trong cơng việc.

+ Chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh lâu dài, công tác dự báo thị trường, dự báo sản phẩm chưa tốt.

+ Công tác lựa chọn đại lý chưa tốt, chưa chặt chẽ, cịn dàn trải dẫn đến chi phí bán hàng lớn hơn rất nhiều so với các công ty khác.

+ Công ty chưa sử dụng đắc lực các hoạt động xúc tiến Marketing cho kênh phân phối, chưa xây dựng được hệ thống đặt hàng qua trang Webtsite của Công ty.

Môi trường kinh doanh trong ngành hết sức khốc liệt, cạnh tranh cao, cạnh tranh trong ngành sản xuất thuốc thú y chưa lành mạnh. Việc Cục thú y bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y phải đạt tiêu chuẩn GMP dẫn đến việc đầu tư nhiều, chi phí sản xuất tăng, giá thành tăng cao, trong khi đó lại liên tục gia hạn kéo dài thời gian thực hiện từ năm 2006 đến 2008 sau đó lại gia hạn đến 2010 và hiện nay lại cho phép gia hạn đến 2012 với các sản phẩm dạng bột tiêm, uống và trộn thức ăn. Điều này dẫn đến giá cả sản phẩm giữa các doanh nghiệp đạt GMP và doanh nghiệp chưa đạt GMP có sự chênh lệch rất lớn. Các chính sách quản lý chung của ngành chưa có sự nhất quán, hay thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Sự biến động của các chi phí sản xuất như nguyên vật liệu, điện, nước, xăng dầu tăng cao, nguồn nguyên liệu không ổn định, giá cả ln biến động.

Bên cạnh đó một số đối thủ cạnh tranh có cơ sở sản xuất tốt, nguồn nhân lực chuyên nghiệp, công tác dự báo thị trường được tổ chức tốt, các chính sách khuyến mại, quảng cáo, thúc đẩy kênh phân phối diễn ra đồng bộ, bài bản.

Tình hình chăn ni ln có nhiều biến động không tốt trên thị trường: giá cả, dịch bệnh…

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y

3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y

3.1.1.Cơ hội và thách thức đối với Công ty cổ phần dược và vật tư thú y

Những phân tích trên phần nào đã nêu được khái quát những điểm mạnh, điểm yếu của Cơng ty nhưng đó vẫn chỉ là những đánh giá mang tính chất chủ quan, nội tại. Để đưa ra được những đánh đầy đủ hơn về khả năng cạnh tranh của công ty chúng ta cần phân tích đánh giá những tác động của mơi trường kinh doanh bên ngoài tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Các nhân tố môi trường kinh tế quốc dân

- Các yếu tố kinh tế: tỷ lệ lạm phát, chính sách tiền tệ, giá các nhân tố đầu vào, dấu hiệu mới về chu kỳ phát triển kinh tế...

- Các yếu tố chính phủ và chính trị: Chính sách phát triển cơ cấu, quy định mới về bảo vệ môi trường, chế độ thuế mới.

- Các yếu tố về cơng nghệ, kỹ thuật: có cơng nghệ kỹ thuật mới xuất hiện, luật bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng cơng nghiệp...

- Các yếu tố xã hội: thay đổi tập quán, thay đổi tỷ lệ dân số, mức sống.... - Các yếu tố tự nhiên: Vấn đề bảo vệ môi trường, xuất hiện hay cạn kiệt tài nguyên...

- Những thay đổi của môi trường quốc tế: hiệp ước thuế quan quốc tế, hiệp ước phát triển thị trường khu vực...

Các nhân tố môi trường trong ngành: Tăng trưởng của thị trường, quy mô

thị trường, phản ứng của đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi chiến lược của đối thủ, điểm mạnh - yếu của đối thủ, cường độ cạnh tranh, xuất hiện đối thủ mới, khách

hàng mới...

Những tác dộng của mơi trường bên ngồi có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Những tác động này có thể gây bất lợi nhưng cũng có thể mang lại những cơ hội tiềm năng cho doanh nghiệp.

Cơ hội ( Opportunities):

- Một là: Sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Sự phát triển của nền kinh

tế nước ta trong những năm qua đã thúc đẩy tất cả các ngành nghề phát triển, đặc biệt trên thị trường nhu cầu của người tiêu dùng về thuốc thú y ngày càng nhiều. Chính điều này trực tiếp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng thuận lợi và phát triển hơn.

- Hai là: Cùng với chính sách của nhà nước là sự phát triển mạnh mẽ của

khoa học kỹ thuật ở nước ta: Từ kỹ nghệ thông tin cho hoạt động chu chuyển hàng hóa xuyên quốc gia cũng đóng góp tạo điều kiện giúp công ty nắm thông tin chiếm lĩnh thị trường. Quan trọng hơn là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc, ITALYA, Đức, Hà Lan...

- Ba là: Tình hình cung cấp nguyên vật liệu. Trong điều kiện nền kinh tế mới

như hiện nay, việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi. Các loại nguyên liệu phục vụ cho sản xuất đều được cung ứng rộng rãi trên thị trường. Ngoài một số nguyên vật liệu phục vụ sản xuất phải nhập từ nước ngoài như Trung Quốc, Italia, Đức..thì nguyên liệu khác cũng được sản xuất trong nước, với giá rẻ, đảm bảo chất lượng và giúp công ty chủ động hơn về nguyên vật liệu, tiết kiệm vốn lưu động ở khâu dự trữ.

- Bốn là: Sản phẩm của cơng ty có được chữ tín trên thị trường với khách hàng và dần dần xây dựng được chỗ đứng vững chắc. Vì vậy cơng ty giảm được khối lượng cấp tín dụng cho khách hàng. Do đó giảm được vốn lưu động trong khâu lưu thơng. Ngồi ra cơng ty cịn ở trung tâm thành phố nên thuận lợi cho việc giao dịch, tìm kiếm bạn hàng...

Thách thức ( Threads)

trong sản xuất thuốc chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nhưng Công ty bắt buộc phải nhập từ nước ngồi.Vì vậy giá cả biến động phụ thuộc rất lớn vào tình hình cung cầu trên thị trường thế giới. Điều đó dẫn tới tăng cao giá thành sản phẩm, hạn chế sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Hơn nữa, những nguyên liệu này phải nhập một lần và dự trữ nhiều tháng để xuất ra sản xuất dần nên lượng vốn lưu động ở khâu dự trữ là rất lớn, gây ứ đọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Hai là: áp lực cạnh tranh. Sản phẩm thuốc thú y của Công ty chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt của các sản phẩm thuốc thú y khác như: thuốc thú y của công ty VIAVET, BIO, ANOVA....

- Ba là: Do tình hình kinh tế thế giới gần đây có nhiều biến đổi khó lường, nhất là sự leo thang của giá dầu trên thế giới đạt mức kỷ lục như hiện nay đã có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Việt Nam làm cho giá cả nguyên liệu trong nước cũng theo đó biến động theo xu hướng tăng thêm, dẫn đến chi phí vận tải, chi phí nguyên liệu đầu vào, vật tư,.. tăng lên rất cao.

Những phân tích trên đã nêu bật được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của Công ty CP dược và vật tư thú y. Để xây dựng được chiến lược phù hợp, biện pháp đúng đắn nhằm phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng tốt cơ hội và đối phó với những đe dọa từ mơi trường bên ngồi thì Cơng ty phải phối hợp logic giữa các yếu tố nội tại bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) và những yếu tố khách quan bên ngoài (cơ hội, thách thức).

Việt Nam là nước đang phát triển ở khu vực Đơng Nam Á có đặc điểm đất ít, người đông, tốc độ tăng trưởng dân số rất lớn, nhu cầu về sản phẩm chăn ni cũng vì thế tăng cao. Theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTG, ngày 16/1/2008 của thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn ni đến năm 2020 thì chăn ni bị sẽ được duy trì ở mức tăng trưởng bình quân 11%/năm. Sản lượng năm 2010 đạt 380 ngàn tấn, đến năm 2020 đưa tổng đàn bò lên 500 ngàn con, tổng đàn lợn lên 28-29 triệu con, tăng từ 5-6 triệu con theo quy mô tập trung để tăng nguồn hàng xuất khẩu, phát triển đàn lợn phù hợp nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước. Phát triển đàn gia cầm tăng trưởng 5% đến năm 2015 so với 2006 và tăng 5,1% đến

năm 2020. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu về thuốc thú y sẽ tăng cao.

Định hướng phát triển ngành chăn nuôi theo hướng tập trung, chăn nuôi với quy mô lớn theo trang trại đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo an tồn sinh học trong chăn ni để có nguồn thực phẩm sạch an tồn. Như vậy việc phân phối sản phẩm thuốc thú y tới các trang trại sẽ phát triển mạnh, các sản phẩm thuốc thú y ngày càng địi hỏi cao về chất lượng, bên cạnh đó các sản phẩm công nghệ sinh học sẽ chiếm ưu thế trong giai đoạn tới, đây cũng là một trong những thế mạnh của Hanvet.

Theo yêu cầu về quản lý nhà nước đến hết năm 2010, tất cả các doanh nghiệp có chức năng sản xuất thuốc thú y phải đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. Do đó các doanh nghiệp nào đã xây dựng nhà máy sản xuất thuốc thú y theo tiêu chuẩn GMP sẽ có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác trong ngành, đối với các doanh nghiệp nhỏ khơng có khả năng thực hiện GMP sẽ gặp nhiều khó khăn vì sản phẩm không được phép lưu hành.

3.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y

Bất kì một doanh nghiệp nào hoạt động trong thị trường cạnh tranh gay gắt, muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cần phải đưa ra chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn và mang tính khả thi. Đối với Cơng ty cổ phần dược và vật tư thú y với lĩnh vực kinh doanh đặc thù của mình chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, để đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp doanh nghiệp phải xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược; phân tích các yếu tố mơi trường kinh doanh bên trong, bên ngồi để nhận diện thời cơ và nguy cơ, phân tích thế mạnh và điểm yếu của mình để điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với mơi trường bên ngồi doanh nghiệp.

Để có thể mở rộng thị phần thuốc thú y của Công ty Hanvet trên thị trường và tại các trang trại chăn ni, đại lý thú y, tăng cường tính cạnh tranh với các đối thủ lớn như BIO, ANOVA, RTD…Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, Công ty Hanvet cần tăng cường các biện pháp quảng bá hình ảnh, quảng cáo đại chúng, tổ chức các hoạt động vì cộng đồng, tài trợ các chương trình

bạn của nhà nơng, tổ chức các chương trình Nhà nơng hội nhập, tư vấn kỹ thuật, quảng bá hình ảnh, sản phẩm công ty, đẩy mạnh phổ biến kiến thức trên chương trình VTV2 – chương trình Bạn nhà nơng…

Trong nền kinh tế thị trường khi tham gia vào bất kỳ một hoạt động, lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào thì mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty đều phải cố gắng phát huy những yếu tố thế mạnh vốn có cùng năng lực tiềm ẩn của mình và khắc phục những hạn chế, điểm yếu, từ đó phát huy sức mạnh cạnh tranh tiềm năng nhằm mục

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w