KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT SỬ DỤNG LÒ ĐỐT BD-ANPHA

Một phần của tài liệu Xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt BDAnpha trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 33 - 44)

4.3.1. Bố trí mặt bằng khu xử lý

Cơ sở hạ tầng khu xử lý rác thải thường được lựa chọn cách xa các khu dân cư sinh sống, tối thiểu là 500m. Điều này vừa đảm bảo cảnh quan môi trường cho khu dân cư, vừa giảm chi phí vận chuyển và rác thải được xử lý ngay trong ngày một cách triệt để, hiệu quả. Dưới đây là các hạng mục chính của khu xử lý CTR sinh hoạt với công suất khoảng 50 tấn rác/ngày:

- Khu đặt nhà lò đốt rác cùng các thiết bị phụ trợ và khu chứa rác khô có mái che: diện tích 850m2.

- Nhà chứa rác tươi có diện tích 1.400 m2, xung quanh có hệ thống rãnh thoát nước rỉ rác và được thu gom xử lý tại khu xử lý nước thải đã được xây dựng tại khu vực dự án.

- Sân phơi rác sơ bộ để tận dụng năng lượng mặt trời, nền bê tông có diện tích 1.700m2. Sân được thiết kế kiểu mai rùa, xung quang có rãnh thoát nước rỉ rác để thu gom nước rỉ rác từ rác thải và nước mưa chảy tràn trong trường hợp phơi rác gặp trời mưa.

- Khu chôn lấp tro xỉ, chất thải vật liệu xây dựng đã được xây dựng tại khu vực dự kiến triển khai dự án (bãi rác huyện Tĩnh Gia). Đáy ô chôn lấp được phủ lớp đất sét, lớp liền kề bên trên là lớp đất sét đầm chặt rồi đến lớp vải địa kỹ thuật HDPE 2mm.

- Khu nhà ở công nhân + điều hành có 1.000 m2 gồm: sân, phòng bảo vệ, phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ, nhà bếp và nhà vệ sinh.

- Xưởng sửa chữa cơ khí có diện tích 400m2. Tổng diện tích khu xử lý khoảng 1,0 ha.

4.3.2. Giải pháp kết cấu công trình

a. Khu nhà có mái che

Nhà đặt lò đốt rác + máy xé rác + máy sấy rác+máy sàng lọc tro xỉ: Nhà đặt các thiết bị đốt rác được xây dựng theo kiểu nhà công nghiệp, có dầm, sàn là bê tông cốt thép, M200, dày 20 cm. Riêng phần kết cấu bê tông cốt thép phần móng lò phải theo thiết kế của nhà sản xuất. Vì kèo được kết cấu bằng V5 với sơn chống gỉ. Mái che bằng tôn mạ màu, đảm bảo mỹ quan và tuổi thọ trên 10 năm. Các cột trụ có thể làm bằng bê tông cốt thép hoặc thép hình φ 110 mm liên kết với nền móng bằng bulong.

Khu mái che chứa rác khô: Khu mái che chứa rác khô có nền bằng bên tông M200, dày 15cm. Vì kèo được kết cấu bằng V5 với sơn chống gỉ. Mái che là tôn mạ màu hoặc tấm nhựa trong lấy sáng, đảm bảo mỹ quan và tuổi thọ trên 10 năm. Các cột trụ có thể làm bằng bê tông cốt thép hoặc thép hình φ 110 mm liên kết với nền móng bằng bulong.

Khu nhà chứa rác tươi: Mái che được thiết kế giống như khu mái che chứa rác khô nhằm ngăn ngừa nước mưa ngấm vào rác. Quanh khu nhà này có hệ thống thoát nước rỉ rác và có hàng rào cây xanh nhằm ngăn ngừa sự phát tán mùi, ruồi muỗi vào các khu vực khác của khu xử lý.

b. Khu sàn bê tông tập kết và phơi sơ loại rác

Sân phơi và phân loại rác có nền bằng bê tông xi măng M200, chiều dày 15cm, có diện tích khoảng 1.700m2. Sàn phân loại được thiết kế với các rãnh thoát nước mưa và nước rỉ rác, có độ dốc 1-2% sang hai bên để thuận lợi cho công tác thoát nước và vệ sinh sân bãi.

Sơ họa kết cấu sân phơi

c. Khu chôn lấp tro xỉ

Khu chôn lấp tro xỉ là khu chôn lấp rác thải đã xây dựng xong của bãi rác huyện Tĩnh Gia với diện tích khoảng 10.000m2.

d. Khu nhà ở công nhân, nhà điều hành

Khu nhà ở được xây dựng với kiến trúc đơn giản, tường bao bằng gạch đỏ, trát vữa xi măng, mái che bằng tấm Fibro xi măng hoặc mái tôn xốp chống nóng, đảm bảo mỹ quan, an toàn và hợp vệ sinh.

e. Hệ thống đường vào và hàng rào xung quanh

Đường vào được thiết kế rộng 3,0 m. được đổ bằng BTXM M200 dày 20cm, có lớp lót bằng đá dăm với chiều dày tối thiểu 20 cm. Đảm bảo không bị lún khi xe chờ nguyên vật liệu và xe thu gom rác đi vào bãi.

Hàng rào xung quanh được xây bằng gạch đỏ, cao 2,5m. Bên ngoài hàng rào bố trí trồng hàng cây xanh cách ly, rộng 5m xung quanh khu vực công trình xử lý nhằm hạn chế tiếng ồn, mùi, khói bụi.... ra môi trường xung quanh.

f. Các công trình phụ trợ (Chống sét, Nguồn điện, An toàn lao động…)

Toàn bộ khu vực được nhà lò phải được trang bị hệ thống chống, đảm bảo an toàn cho người làm việc và công trình xây dựng.

Bố trí hệ thống phòng cháy chữa cháy bằng bình CO2.

Hệ thống điện – nước được bố trí dùng cho sinh hoạt bao gồm nhà ở, nhà điều hành và nhà vệ sinh. Đồng thời, cần bố trí các bóng đèn trong sân phơi để làm ca tối.

4.4. KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Căn cứ lập khái toán Dự án:

- Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 05 năm 2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29 tháng 09 năm 2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định 439/QĐ-BXD ngày 26 tháng 04 năm 2013 của Bộ Xây dựng về việc công bố tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2012;

Nền đất đầm chặt

Lớp đệm bằng cát BTXM M200 dày

20cm

- Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài Chính về việc chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí thẩm định dự án;

- Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 về việc quyết toán vốn dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước;

Bảng khái toán kinh phí thực hiện Dự án

TT Hạng mục Tính toán Thành tiền

trước thuế (VNĐ)

Thuế VAT Thành tiền

sau thuế (VNĐ) Ghi chú 1 Chi phí xây dựng 1=1.1+1.2+1.3+1.4+1.5+1.6 13,158,729,00 0 1,315,872,90 0 14,474,601,900 GXD

1.1 Xây dựng văn phòng làm việc, nhà ở công nhân (600m2) 3,750,000,000 375,000,000 4,125,000,000

Quyết định số 439/QĐ- BXD quy định về Suất vốn đầu tư xây dựng công trình 1.2 Xây dựng nhà đặt lò đốt rác, các thiết bị phụ trợ và chứa rác khô (850m2) 1,419,500,000 141,950,000 1,561,450,000

1.3 Xây dựng nhà chứa rác tươi (1.400m2) 2,338,000,000 233,800,000 2,571,800,000

1.4 Sân phơi bê tông dày 15cm (1.700m2) 2,411,229,000 241,122,900 2,652,351,900

1.5 Xây dựng công trình trạm biến áp 250KVA 740,000,000 74,000,000 814,000,000

1.6 Xây dựng xưởng cơ khí, khu chôn lấp,

tường bao, trồng cây xanh... (tạm tính) 2,500,000,000 250,000,000 2,750,000,000

2 Chi phí thiết bị 2=2.1+2.2+2.3 11,161,000,000 1,116,100,000 12,277,100,000 GTB

2.1 Mô đun tích hợp Lò đốt rác BD-anpha 750kg/h (02 lò*3.190.000.000VNĐ/lò) 6,380,000,000 638,000,000 7,018,000,000

2.2 Các thiết bị phụ trợ: 2,081,000,000 208,100,000 2,289,100,000

- Thiết bị phân loại rác 800,000,000 80,000,000 880,000,000

TT Hạng mục Tính toán Thành tiền trước thuế (VNĐ) Thuế VAT Thành tiền sau thuế (VNĐ) Ghi chú Báo giá của nhà cung ứng

- Thiết bị sấy rác (công suất 2,5m3/h) 360,000,000 36,000,000 396,000,000 - Thiết bị cấp rác thủy lực (công suất điện

động cơ 3,7kW, điện 3 pha) 86,000,000 8,600,000 94,600,000 - Thiết bị sàng lọc tro xỉ 45,000,000 4,500,000 49,500,000 - Thiết bị nghiền đá, gạch 115,000,000 11,500,000 126,500,000 - Hệ thống băng tải phụ trợ 200,000,000 20,000,000 220,000,000

2.3 Máy xúc lật (01 cái) 700,000,000 70,000,000 770,000,000

2.4 Máy gắp rác tự động (01 cái) 700,000,000 70,000,000 770,000,000

2.5 Xe ô tô tự đổ 2 tấn ( 600 triệu/cái*2 cái) 1,200,000,000 120,000,000 1,320,000,000

2.6 Máy ép rác hữu cơ dễ phân hủy 100,000,000 10,000,000 110,000,000

3 Chi phí quản lý dự án GQLDA = (GXD+GTB)*2,125% 516,794,241 51,679,424 568,473,665 GQLDA

4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 4=4.1+4.2+4.3+4.4+4.5+4.6 1,341,587,272 134,158,727 1,475,745,999 GTV

4.1 Chi phí lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật (GXD+GTB)*2,55% 620,153,090 62,015,309 682,168,398

4.2 Chi phí thẩm tra thiết kế GXD*0,158% 20,790,792 2,079,079 22,869,871

4.3 Chi phí thiết kế xây dựng công trình GXD*2,07% 272,385,690 27,238,569 299,624,259

4.4 Chi phí thẩm tra dự toán GXD*0,153% 20,132,855 2,013,286 22,146,141

4.5 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, mua sắm thiết bị GXD*0,303%+GTB*0,236% 66,210,909 6,621,091 72,832,000 4.6 Chi phí giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị GXD*2,053%+GTB*0,643% 341,913,936 34,191,394 376,105,330

TT Hạng mục Tính toán Thành tiền trước thuế (VNĐ) Thuế VAT Thành tiền sau thuế (VNĐ) Ghi chú 5 Chi phí khác 5=5.1+5.2+5.3+....+5.10 1,224,270,170 122,427,017 1,346,697,187 GK

5.1 Chi phí khảo sát thu thập số liệu, lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường tạm tính 200,000,000 20,000,000 220,000,000 5.2 Chi phí khảo sát hiện trạng chất thải rắn tạm tính 150,000,000 15,000,000 165,000,000 5.3 Chi phí lập đánh giá tác động môi trường tạm tính 300,000,000 30,000,000 330,000,000 5.4 Chi phí khảo sát địa hình- địa chất, thủy văn tạm tính 100,000,000 10,000,000 110,000,000 5.6 Chi phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng (GXD+GTB+GTV)*0.019% 4,973,841 497,384 5,471,225 5.7 Chi phí thẩm tra, phê duyệt báo cáo

KTKT (GXD+GTB+GTV)*0.272% 71,204,461 7,120,446 78,324,907

5.8 Chi phí kiểm toán (GXD+GTB+GTV)*0.451% 118,063,278 11,806,328 129,869,606

5.9 Chi phí bảo hiểm công trình GTB*0.33% 36,831,300 3,683,130 40,514,430

5.10 Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường (GXD+GTB)*1.0% 243,197,290 24,319,729 267,517,019

6 Chi phí dự phòng (GXD+GTB+GQLDA+GTV+GK)*5% 1,370,119,034 137,011,903 1,507,130,938 GDP

7 Tổng cộng 7=1+2+3+4+5+6 28,772,499,718 2,877,249,972 31,649,749,689

Làm tròn 31,650,000,000

CHƯƠNG 5

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

5.1. DỰ KIẾN CHI PHÍ XỬ LÝ BẰNG CÔNG NGHỆ ĐỐT BD-ANPHA

Duy trì hoạt động của lò đốt rác có hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng người dân và cho chính doanh nghiệp chủ quản là một phần rất quan trọng, nó đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư xây dựng dự án.

5.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

Dự án xử lý chất thải rắn nói chung hay xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng là một dự án mang tính xã hội cao. Do dự án mang tính chất đặc thù nên không sinh ra lợi nhuận cao như các dự án không thuộc lĩnh vực xử lý môi trường.

5.2.1. Hiệu quả về tài chính

a. Doanh thu của Dự án

Tổng doanh thu giả định của Dự án là các nguồn thu, bao gồm: - Lệ phí xử lý rác:

+ Đối với CTR sinh hoạt: chiếm 85% tổng khối lượng CTR xử lý, phí xử lý là 410.000 VNĐ/tấn (theo Quyết định 322/QĐ-BXD ngày 06/04/2012 của Bộ Xây dựng);

+ Đối với CTR công nghiệp không nguy hại: chiếm 15% tổng khối lượng CTR xử lý, phí xử lý dự kiến là 1.500.000 VNĐ/tấn (theo thỏa thuận giữa công ty DTM Việt Nam và các cơ sở sản xuất công nghiệp);

- Doanh thu từ việc bán phế liệu (ước tính lượng phế liệu chiếm khoảng 7% tổng khối lượng CTR xử lý, giá bán 3.500.000 VNĐ/tấn);

Doanh thu dự kiến hàng năm của công ty TNHH Xuân Thành Công được thể hiện trong phần phụ lục 7: Bảng tính toán doanh thu qua các năm.

b. Tổng chi phí của Dự án

Tổng chi phí hàng năm của Dự án bao gồm: - Quỹ lương, các khoản BHXH, BHYT, BHTN;

- Chi phí điện theo định mức công suất các thiết bị, chi phí hoá chất; - Khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị;

- Bảo hiểm tài sản khi vay vốn, thế chấp tại quỹ bảo vệ môi trường hoặc ngân hàng phát triển Thanh Hóa tạm tính là: 0,11%/năm trên tổng mức đầu tư trình;

- Chi phí sửa chữa lớn, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định tạm tính bằng 10% chi phí khấu hao;

- Lãi vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng 5,5%; - Chi phí quản lý tính bằng 1,5% doanh thu.

(Xem phần phụ lục 6: Tổng chi phí cho hoạt động của nhà máy)

 Dự trù lỗ - lãi

- Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

- Thuế thu nhập doanh Thuế TNDN được miễn 4 năm đầu và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo, các năm sau là 10% đối với dự án đầu tư xử lý môi trường (Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp)

(Xem phần phụ lục 8: Hiệu quả kinh tế của Dự án)

 Thời gian hoàn vốn đầu tư Nguồn hoàn vốn đầu tư bao gồm:

- Trích 100% khấu hao tài sản cố định trong vòng 06 năm; - Trích 100% lợi nhuận thuần;

(Xem phần phụ lục 4: Chi phí khấu hao)

 Hiện giá thuần (NPV) của Dự án

- Hiện giá thuần (NPV) là cách xem xét Dự án trên cơ sở tất cả các dòng tiền trong tương lai được chiết khấu về hiện tại với hệ số chiết khấu bằng chi phí lãi vay vốn đầu tư.

- Để tính NPV, áp dụng công thức:

NPV = ∑CFt/(1+r)t ; t= (0,n) Trong đó:

+ CFt: là dòng tiền tại thời điểm t;

+ r: hệ số chiết khấu vốn đầu tư (lãi suất ngân hàng 5,5%/năm); + n: 06 năm;

Theo tính toán, NPV của giai đoạn I là: 49.798.607VNĐ > 0;

(Xem phụ lục 8: Bảng tính toán hiệu quả kinh quả kinh tế)

a) Tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR)

Hệ số IRR là cách tìm một tỷ lệ chiết khấu sao cho tổng chi phí bằng tổng doanh thu khi :

Tính tổng chi phí đầu tư trong hiện tại (vốn cố định) và trong tương lai (vốn lưu động) về thời điểm hiện tại;

Tính tổng doanh thu thuần hàng năm về thời điểm hiện tại; Nếu IRR > r=5,5% (lãi suất vay) thì Dự án có tính khả thi Để tính IRR ta áp dụng công thức:

IRR = ∑CFt/(1+IRR)t = 0 ; t = (0,n) Trong đó:

+ IRR: hệ số chiết khấu; + CFt: dòng tiền ở thời điểm t; + n: 06 năm;

Dự án đầu tư với công suất xử lý 50 tấn/ngày (02 lò đốt), IRR = 12,86% > 5,5% → Dự án có hiệu quả kinh tế cao (Xem phần phụ lục 8: Bảng tính hiệu quả kinh tế);

5.2.2. Hiệu quả về kinh tế xã hội của dự án

Như đã phân tích ở trên, đây là một dự án mang tính xã hội hóa cao, nó mang lại nhiều lợi ích xã hội về cả phương diện ngắn hạn và dài hạn. Khi dự án đi vào hoạt động, nó không những giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra mà còn tạo thêm công ăn việc làm ngay tại địa phương (sử dụng 22 lao động), tăng thu nhập cho người dân.

Với tính năng ưu việt của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, công nghệ BD-ANPHA, chất thải rắn sinh hoạt không những được xử lý một cách triệt để mà việc tiêu thụ năng lượng cũng như chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với các công nghệ khác. Điều này góp phần rất lớn vào việc giảm áp lực cho ngành điện, giữ vững an ninh năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nói chung và phát thải CO2 nói riêng.

Hơn nữa, dự án được xây dựng có cần diện tích đất nhỏ hơn nhiều so với phương pháp chôn lấp thông thường. Theo bảng so sánh, nếu chôn lấp, cần có vị trí xa dân cư, cần có các biện pháp xử lý nước rỉ rác, hệ thống lót đáy, phương tiện vận chuyển đường dài và rất nhiều yếu tố liên quan khác. Trong khi, sử dụng lò đốt rác BD-ANPHA này không chỉ giải quết được tất cả những bài toán trên, mà còn mang lại lợi ích kinh tế từ sản phẩm sau xử lý.

Nhìn chung, dự án mang lại rất nhiều lợi ích về mặt xã hội và môi trường. Khi dự án này được áp dụng, nó không những giải quyết được nỗi bức xúc bao lâu nay của người dân các xã của huyện Tĩnh Gia, mà còn là mô hình điểm để nhân rộng ra toàn tỉnh Thanh Hóa.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Khi Dự án được triển khai, rác thải rắn sinh hoạt sẽ được xử lý triệt để trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Qua đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho nhân dân. Đồng thời, nó sẽ giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người dân về bảo vệ môi trường. Thực hiện đúng đắn mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt BDAnpha trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w