Kết quả của chƣơng trình

Một phần của tài liệu Kỹ thuật truyền thông đa phương tiện và ứng dụng trong giảng dạy trực tuyến (Trang 73)

Các chức năng của chƣơng trình

Sau quá trình nghiên cứu và xây dụng phần mềm dạy học trực tuyến – ICT Conference, với mục đích hỗ trợ sao cho tốt nhất công tác giảng dạy và học trực tuyến thông qua đối thoại trực tiếp trên nền web. Chương trình đã được thiết kế với 4 chức năng chính:

- Chức năng truyền nhận âm thanh - Voice Service - Chức năng truyền nhận hình ảnh - Video Service - Chức năng truyền nhận màn hình - Desktop Service - Chức năng Text Chat

3.2.1. Cài đặt chƣơng trình 3.2.1.1. Cài đặt Silverlight

Silverlight 4.0 bao gồm framework thuyết trình, có thể xử lý hình ảnh, chữ, hình họa, âm thanh, hình ảnh cùng lúc, đồng thời thiết kế giao diện người dùng bằng ngôn ngữ đánh dấu XAML của Microsoft.

69 Các nhà phát triển có thể tạo ra các ứng dụng Silverlight nhờ một add-on miễn phí bên trong phần mềm Visual Studio 2010. Ngoài ra, Silverlight cũng hỗ trợ cả hệ điều hành nguồn mở Linux.

“Chi phí vận hành tiết kiệm hơn, thời gian phát triển ứng dụng và Web ngắn hơn, các nhà thiết kế lại có thể sử dụng những công cụ như Silverlight để thiết kế lay-out cho ứng dụng”.

Tuy nhiên, một điểm cần chú ý là nếu như ứng dụng nào cũng nặng như Google Maps, lưu lượng thông tin mà mạng và máy chủ phải gánh chịu sẽ rất lớn. Bên cạnh đó là những mối lo về quy mô, sự ổn định, tích hợp dữ liệu và bảo mật. Tuy nhiên, về phần mình, người dùng chẳng có lý do gì để không chào đón thế hệ công cụ phát triển Web đời mới kiểu như Silverlight.

Hình 3.11 Cài đặt Silverlight

3.2.1.2Cài đặt IIS

- Vào Control Panel > Add Remove Program > Add Remove Windows Components.

- Chọn Application Server > Internet Information Service > World Wide Web Service > World Wide Web Service

- Kiểm tra quá trình install có thành công bằng cách mở IE, gõ http://localhost nếu trình duyệt chạy ra trang chủ localhost thì cài đặt thành công.

70

Hình 3.12 Cài đặt IIS

3.2.2 Kết quả chƣơng trình 3.2.2.1. Khởi tạo Server

Hình 3.13 Ứng dụng server

Khi bấm nút Start The Server chương trình dò tìm địa chỉ IP của máy làm Server và trao quyền lắng nghe cho các module Voice Service, Video Service, Desktop Service. Với mỗi module này sẽ có các lớp tương ứng là SocketCoderVoiceServer, SocketCoderVideoServer, SocketCoderDesktopServer. Những lớp này có nhiệm vụ xử lý kết nối từ client tới server, đưa ra thông báo kết nối thành công hay thất bại, nếu thất bại chỉ ra lỗi do đâu.

71

3.2.2.2. Voice Service

Đây là module cung cấp tính năng trò chuyện trực tiếp sử dụng microphone. Từ máy client ta nhập địa chỉ IP của máy chủ và nhấp nút connect, nếu địa chỉ là đúng các chức năng của chương trình sẽ được phép sử dụng.

Sau khi kết nối thành công chương trình sẽ đưa ra thông báo “Connect Successful”. Để trò chuyện người sử dụng phải tham gia vào phòng nói chuyện bằng cách nhấp vào nút “Join to the Voice Room” chức năng này cho phép nhiều người cùng tham gia cuộc nói chuyện. Tiếp sau đó người sử dụng phải nhấn nút “Start The Microphone” để chương trình kết nối với thiết bị Microphone của máy tính và để cuộc nói chuyện được bắt đầu người sử dụng phải nhấn Start Talking. Bên cạnh đó chương trình còn cung cấp 2 tính năng nữa để người sử dụng có thể dừng cuộc nói chuyện – nhấn nút “Stop Talking”, và ngưng kết nối thiết bị Microphone – nhấn nút “Stop the Microphone” hoặc tính năng chỉ nói và không nghe – Tích vào “Mute listening and Just Talking…”.

Hình 3.14 Giao diện Module Voice Service

Âm thanh nhập vào sẽ được chuyển đổi sang dữ liệu kiểu nhị phân và ghi lại sau một khoảng thời gian nhất định sẽ được truyền đi tới máy nhận thông tin. Khi máy này tính nhận được tín hiệu âm thanh được mã hóa sang dữ liệu nhị phân, tại

72 đây sẽ được giải mã sang tín hiệu âm thanh thực của người truyền thông tin và cuộc hội thoại được hoàn tất.

Ứng dụng vào công tác giảng dạy, truyền đạt âm thanh sẽ giúp giáo viên diễn giải được đầy đủ và rõ nghĩa của vấn đề như khi học viên được lên lớp nghe giảng trực tiếp trong cách học truyền thống. Ngoài ra module cho phép cuộc hội thảo, nói chuyện, giảng dạy với nhiều thành viên tham gia vào phòng. Vì vậy sẽ tạo điều kiện thảo luận sâu sắc hơn, thuận tiện hơn trong việc giảng dạy với một nhóm người, một lớp có nhiều học viên.

Các khách hàng sẽ nhận được các dữ liệu như là một định dạng nén, do đó, chúng ta cần phải giải mã nó trước tiên và sau đó hiển thị nó trên một thiết bị đầu ra.

3.2.2.3. Video Service

Người sử dụng sẽ điền địa chỉ IP của Server vào dòng Server IP và nhấp connect để kết nối tới Server, nếu địa chỉ IP nhập vào là đúng chương trình sẽ trả về thông điệp “Connect Successful”. Tiếp đó người sử dụng nhấp và nút “Start Camera” để kết nối với thiết bị Camera. Để bắt đầu chia sẻ hình ảnh người sử dụng sẽ nhấn nút “Start Sending” trong lúc truyền hình ảnh mà người dùng muốn tạm ngưng có thể nhấn nút “Stop”. Bên cạnh đó, chươn trình còn tích hợp tính năng chụp ảnh và cho phép lưu lại vào địa chị người dùng chỉ ra.

Hình 3.15 Giao diện truyền dẫn của module Video Service

Người dùng muốn nhận được hình ảnh từ người truyền thì phải gõ địa chỉ IP của server mà người truyền dùng để kết nối. Kết nối thành công chương trình sẽ báo “Connect Successful” và bắt đầu hiển thị hình ảnh sau khi giải mã những byte tín hiệu nhận được qua phương thức truyền TCP.

Ứng dụng vào trong công tác giảng dạy, việc truyền hình ảnh trực tiếp qua Camera giúp buổi học trở lên gần gũi và sinh động hơn.

73

Hình 3.16 Giao diện nhận hình ảnh của module Video Service

3.2.2.4. Desktop Service

Để làm được điều này, giáo viên hay người truyền phải chạy chương trình trình chiếu hình ảnh .

74

Hình 3.18 hình ảnh được trình chiếu từ màn hình của người truyền

Chương trình có nhiệm vụ thu lại sự thay đổi của các điểm ảnh trên màn hình sử dụng các biến lấy tọa độ toàn màn hình và thành lập lên như những tập tin định dạng JPEG và truyền đi sau mỗi khoảng thời gian nhất định.

Giáo viên muốn truyền đạt sử dụng chương trình sẽ nhập IP của server để kết nối, khi kết nối thành công, thì giáo viên truyền sẽ nhấn “Start” - lúc này khi người nhận cũng đã kết nối thành công tới server thì hình ảnh bắt đầu được hiện trên màn hình người nhận. Người truyền có thể nhấn nút “Stop” để tạm ngưng việc truyền tải.

3.2.2.5 Text Chat

Ngoài những module chính trên, hệ thống cũng được phát triển với tính năng chat dạng text nhằm hỗ trợ trong việc trao đổi thông tin. Đặc biệt là khi giảng dạy mà giáo viên hay học viên có vấn đề về sức khỏe, giọng nói có thể gửi thông điệp bằng văn bản. Chương trình cũng được thiết kế như một phòng chat để các thành viên tham gia cuộc hội thảo, lớp học đều có thể nêu ý kiến. Giáo viên và học viên sẽ nhập vào User muốn hiện thị trong khi chat và lựa chọn lớp dạy, học của mình (A, B, C).

75

Hình 3.19 Nhập tên hiển thị khi sử dụng chức năng Chat

Hình 3.20 Chọn lớp, phòng tương ứng với mỗi người

Khi có người đăng nhập hoặc rời phòng chat chương trình sẽ cập nhật và đưa ra thông báo. Khi bạn đăng nhập thành công sẽ được lưu giữ User Name của bạn và đưa gia thông báo bạn đã tham gia vào phòng chat và tương tự cho khi bạn rời phòng. Các thức hoạt động của chương trình là khi một người gõ lên ô TextBox và nhấn Send, ở phía người nhận sẽ được refresh liên tục để cập nhật thông tin từ phía người truyền.

76

KẾT LUẬN

Trên đây là những nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ thuật truyền thông đa phương tiện và ứng dụng trong giảng dạy trực tuyến. Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu với sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Việt Bình luận văn đã đạt được những kết quả sau:

1. Nghiên cứu tổng quan về truyền thông đa phương tiện

Giới thiệu về truyền thông đa phương tiện, phân loại ứng dụng truyền thông đa phương tiện và những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ (QoS) truyền thông đa phương tiện

2. Kỹ thuật truyền thông đa phương tiện

Nghiên cứu một số kỹ thuật trong truyền thông đa phương tiện như H323, kỹ thuật lập trình Socket, công nghệ Silverlight

3. Xây dựng thành công ứng dụng truyền hình ảnh, âm thanh qua mạng

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian tìm hiểu còn hạn chế trong luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót và một số vấn đề chưa thực sự hoàn thiện, kính mong nhận được sự góp ý để đề tài được tiếp tục nghiên cứu và phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

[1] Nguyễn Ngọc Bình Phương (2005), Các giải pháp lập trình ASP.Net, NXB Giao Thông Vận Tải

[2] Đỗ Trung Tuấn (2007), Multimedia, Học viện bưu chính viễn thông

[3] Phạm Việt Bình, Vũ Thành Vinh, “Chương trình đối thoại đa phương tiện qua mạng LAN và những giải pháp thực nghiệm”, Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin và truyền thông, Hải Phòng 2005

[4] http://www.codeproject.com , trang web mã nguồn mở

[5] http://www.congdongcviet.com, Diễn đàn cộng đồng lập trình viên C,C++,C# Việt Nam

[6] http://www.silverlight.net , trang công nghệ Silverlight của Microsoft

Tiếng anh

[7] Martin Rowe. Measure VoIP Networks for Jitter and Loss, Test & Measurement World , 1999.

[8] Simon J.Gibbs, Multimedia programming, 1995 [9] Jerry D.Gibson, Multimedia communications

Một phần của tài liệu Kỹ thuật truyền thông đa phương tiện và ứng dụng trong giảng dạy trực tuyến (Trang 73)