Phía nhận cố gắng thực hiện chạy mỗi đoạn đúng q ms sau khi đoạn đó được tạo ra. Nếu timestamp của một đoạn là t, phía nhận sẽ chạy đoạn đó tại thời điểm t + q (giả sử đoạn tới phía nhận trước thời điểm theo thứ tự nó được chạy), nếu nó tới sau thời điểm đó, nó bị coi như đã mất.
Chú ý rằng, số tuần tự là không cần cho chiến thuật này. Chúng ta quan tâm tới giá trị q. Đâu là sự lựa chọn tốt với q. Nếu q nhỏ hơn nhiều so với 400 ms, rất nhiều gói tin có thể bị coi như là bị mất do jitter. Nếu độ trễ end-to- end lớn thì dùng q lớn, nếu độ trễ nhỏ và sự biến thiên độ trễ là nhỏ thì dùng q nhỏ chẳng hạn < 150 ms. Hình dưới đây minh họa mối quan hệ giữa thời gian làm trễ và sự mất mát gói tin (gói tin coi là mất khi nó tới phía nhận sau thời điểm được
53 chạy theo lịch).
Hình 2.12: Sự phụ thuộc giữa tỉ lệ mất gói tin với thời gian làm trễ việc chạy q.
Hình vẽ thể hiện thời gian mà tại đó gói tin được tạo và được chạy. Hai lựa chọn khác nhau về thời gian tạm dừng được xét. Phía gửi tạo gói tin cứ 20 ms một lần. gói tin đầu tiên tới phía nhận tại thời điểm r. Theo chiến lược tạm ngưng đầu tiên, thời gian tạm ngưng là p –r, gói tin thứ 4 không tới phía nhận trước thời gian được lập lịch nên bị coi là mất. trong khi đó ở chiến lược tạm ngưng thứ 2, thời gian tạm ngưng là p’-r, toàn bộ các gói tin đều tới phía nhận trước thời gian lập lịch và coi như không có sự mất gói tin.