Mục đích thể nghiệm

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài tác gia tố hữu trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 12 (Trang 86 - 106)

- Giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh để các em làm việc với văn bản sách giáo khoa từ đó xác định hệ thống những luận điểm, nhận định tổng hợp của bài học.

- Kết hợp các biện pháp dạy học tích cực để tạo ra những tình huống học tập, yêu cầu và khích lệ học sinh tự giác, tích cực chủ động tham gia giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài dưới sự tổ chức điều khiển của giáo viên. Từ đó đánh giá bước đầu tính hiệu quả của giả thuyết mà luận văn đã đề xuất.

- Thông qua thực nghiệm có thể rút ra những kết luận sư phạm bổ íchđối với việc lựa chọn giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học bài tác gia Tố Hữu.

3.2. Đối tƣợng thể nghiệm

- Học sinh thuộc khối 12 học SGK chương trình nâng cao. - Văn bản thể nghiệm: Bài tác gia Tố Hữu (1 tiết).

3.3. Cách thức tiến hành thể nghiệm

3.3.1. Điểm mới của bài soạn.

Trong quá trình tập huấn, chuyên đề về nâng cao chất lượng dạy học, cụ thể là tiếp cận phương pháp mới vào giảng dạy đối với môn ngữ văn ở trường phổ thông thì thực tế cho thấy không có một phương pháp nào là tối ưu nhất mà đòi hỏi người giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp để đưa ra cách giảng dạy hợp lý nhất.

Điểm mới nhất và cũng là mục đích của thiết kế bài soạn mới là không những tổ chức các thao tác để học sinh tự động, chiếm lĩnh nội dung tác phẩm mà qua đó người thiết kế còn phải gắn các nội dung tác phẩm khi học sinh đã phát hiện ra vào việc làm rõ thêm tri thức của các phân môn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua thiết kế của bài học, học sinh được giáo viên định hướng để huy động cùng một lúc nhiều khả năng để tiếp thu bài giảng giúp học sinh tự ý thức trang bị cho mình kiến thức tổng hợp khái quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác thơ ca, về phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. Để làm được điều này bài soạn đặt nặng vấn đề học sinh phải làm việc nhiều ở nhà, phải chuẩn bị bài thật kỹ trước khi đến lớp tham gia bài học. Bài soạn được thiết kế theo hướng tích hợp, có vận dụng nhiều phương pháp như: Đọc - hiểu hệ thống các câu hỏi, phân tích, nhận xét, liên hệ… Để đáp ứng tốt được yêu cầu của bài học, đòi hỏi học sinh phải đọc kỹ SGK, sách bài tập, sách tham khảo.

3.3.2. Bài soạn thể nghiệm.

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức cần cung cấp.

Giúp học sinh:

- Hiểu được Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, thơ ông là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam.

- Nắm được những thành tựu của thơ Tố Hữu qua các chặng đường sáng tác, những nét chủ yếu của phong cách thơ ông.

2. Về kĩ năng

Giúp học sinh: - Hình thành và phát triển kĩ năng khái quát, tổng hợp kiến thức.

- Rèn luyện năng lực tự học, khả năng chiếm lĩnh tri thức.

3. Về giáo dục

Giáo dục, bồi dưỡng ý thức dân tộc: Tôn trọng và bảo tồn những di sản văn hoá của những nhà thơ lớn để lại.

II. Phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học.

- Phương pháp:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đàm thoại gợi mở, kết hợp liên hệ của giáo viên. - Phương tiện:

+ SGK ngữ văn lớp 12, SGV

+ Máy chiếu, Máy vi tính, Phiếu học tập

III. Tiến trình tổ chức dạy học.

1. Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh. 2. Lời vào bài.

3. Bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt

? Yêu cầu học sinh đọc phần I.

? Hãy cho biết đối nét về cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu?

Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm để trao đổi và thảo luận các câu hỏi sau: N1: Tóm tắt những nét chính về thân thế của Tố Hữu.

-N2: Giới thiệu những nét lớn về quá trình tham gia cách mạng của Tố Hữu?

I. CUỘC ĐỜI

- Tố Hữu có tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920-2002).

- Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho ở Thừa Thiên – Huế.

- Bước vào tuổi thanh niên có may mắn gặp lý tưởng cách mạng từ đó ông nguyện hiến dân cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc trở thành người chiến sĩ cách mạng trẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Yêu cầu học sinh nhận xét - bổ sung giáo viên tổng kết.

tuổi.

- Năm 1939 bị thực dân Pháp bắt giam. - Năm 1942 trốn khỏi trại giam Kon Tum, vượt hàng trăm cây số dưới rừng về Thanh Hoá tham gia cách mạng. Tháng 8/1945 Tố Hữu lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở TP. Huế.

Đầu kháng chiến chống Pháp làm bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá.

Sau đó, ông ra Việt Bắc công tác ở cơ quan trung ương Đảng, đặc trách về văn hoá văn nghệ.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến năm 1986. Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

(uỷ viên bộ chính trị, P. chủ tịch HĐBT).

Năm 1996 được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

ở Tố Hữu, con người chính trị và cách mạng người nhà thơ thống nhất là một, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

? Theo em, quan điểm nghệ thuật của Tố Hữu là gì?

Gọi học sinh

Giáo viên nhận xét, hệ thống lại.

? Dựa vào phần III – SGK tr. 95 anh (chị) hãy tóm tắt những nét tiêu biểu về đường cách mạng và đường thơ Tố Hữu.

Yêu cầu lớp chia nhóm để thảo luận; Ghi đáp án trả lời vào phiếu học tập. N1: Tập thơ “Từ ấy”

N2: Tập thơ “ Việt Bắc” N3: Tập thơ “Gió lộng”

N4: Tập thơ “Ra trận” và tập thơ “Máu và hoa”.

N5: Tập thơ “Một tiếng đờn” và tập

cách mạng, trở thành một bộ phận của cách mạng.

II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC.

1. Con đường thơ của Tố Hữu

a. Quan điểm nghệ thuật

Sáng tác để phục vụ cách mạng và tuyên truyền cách mạng -> con đường sáng tác gắn liền với lý tưởng cộng sản và từng giai đoạn cách mạng, thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thơ “Ta với ta”.

Giáo viên gợi ý học sinh cách làm. Khi tìm thiểu các tập thơ thì cần lưu ý trả lời những nội dung sau:

- Hoàn cảnh sáng tác. - Đặc điểm tiêu biểu.

- Lấy ví dụ để chứng minh.

HS trả lời những câu hỏi của giáo viên để điền thông tin vào bảng tổng hợp kiến thức. Đƣờng cách mạng đƣờng thi ca của Tố Hữu Hoàn cảnh sáng tác Các tập thơ Đặc điểm tiêu biểu Phong trào mặt trận dân chủ và cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng 8 năm 1945 Từ ấy (1937- 1946) Gồm 72 bài, chia thành 3 phần:

Máu lửa, xiềng xích, giải phóng. Đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo Đảng: Chia sẻ, cảm thông với cuộc đời cơ cực của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những người nghèo khổ trong xã hội, khao khát tự do, quyết tâm chiến đấu trong chốn lao tù: Nồng nhiệt ngợi ca cách mạng tháng 8. Ví dụ: Từ ấy, tâm tư trong tù, Huế tháng 8. Cuộc kháng chiến chống pháp gian khổ, anh dũng của dân tộc Việt Bắc (1946- 1954) - Gồm 72 bài. - Tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp. và con người kháng chiến (anh vệ quốc quân, bà mẹ nông dân, chị em phụ nữ, em liên lạc). - Thể hiện những tình cảm lớn tình quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dân “cá nước, tiền tuyến, hậu phương, miền xuôi -miền ngược, cán bộ- quần chúng, nhân dân-lãnh tụ tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm quốc tế vô sản. VD: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên…. Miền Bắc đi lên xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất đất nước Gió lộng (1955- 1961) Gồm 25 bài. - Hướng về quá khứ để ghi sâu ân tình cách mạng (“Ta đứng đây mắt nhìn bốn phương – trông lại ngàn xưa trông tới mai sau trông Bắc trông Nam trông cả địa cầu).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Ngợi ca cuộc sống mới bên miền Bắc (Gió lộng đường khơi rộng đất trời). - Tình cảm thiết tha, sâu đậm với miền Nam ruột thịt (thù muôn đời thù muôn kiếp không tan). Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ anh dũng và toàn thắng Ra trận (1962- 1971) Máu và hoa (1972- 1977) Ra trận gồm 34 bài, máu và hoa gồm 13 bài. - Bản hùng ca về Miền Nam trong lửa đạn. - Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ hy sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào phơi phới khi toàn thắng. (Vui thế hôm nay…)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đất nước bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng, đổi mới. Một tiếng đờn (1992) Ta với ta (1999) - Những suy tư, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về con người, cuộc đời ( mới bình minh đó là hoàng hôn. Đang nụ cười tươi bỗng lệ tuôn-Đời thường sớm nắng chiều mưa như vậy – khấy động lòng ta biết mấy buồn – Một tiếng đờn)

- Niềm tin vào lý tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng trong mỗi tâm hồn con người

(muôn đời trời đất tặng mùa xuân – xin sáng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lòng ta một chữ nhân – Một tiếng đờn). Giáo viên nhận xét và yêu cầu học

sinh theo dõi vào phiếu học tập đã điền đầy đủ để học sinh quan sát.

? Nêu những nét chính về phong cách thơ Tố Hữu?

HSTL, bổ sung.

Giáo viên nhận xét – hệ thống lại kiến thức.

? Em hãy chứng minh luận trên?

Giáo viên giải thích khái niẹm: Chất trữ tình chính trị: Thơ trữ tiình chính trị thể hiện trực tiếp tình chính trị thể hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm chính trị trong thơ.

? Anh (chị) hiểu thế nào là lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn trong thơ Tố Hữu?

? Bài khái quát văn học Việt Nam từ

2. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

- Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng theo trữ tình chính trị.

- Thơ Tố Hữu mang đậm cảm hứng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX đã cho anh (chị) hiểu gì về tính sử thi? Đâu là những biểu hiện cụ thể của tính sử thi trong thơ Tố Hữu?

Lấy ví dụ minh hoạ.

(anh vệ quốc quân, chị Trần Thị Lý….)

? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu đó?

- Chất Huế thấm sâu vào hồn thơ. - Quan niệm rất tự giác giữa Tố Hữu về mối giao cảm giữa nhà thơ và bạn đọc. “Thơ là chuyện đồng điệu…”

? Em hãy chứng minh luận điểm “Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc”

- Về thể thơ. - Về ngôn ngữ - Về nhạc điệu.

? Lựa chọn các câu thơ đã được học để chứng minh đánh giá trên?

Giáo viên tổ chức đánh giá tổng kết. ? Nhận xét chung về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Tố Hữu.

- Thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng – giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết.

- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Gọi HSTL – giáo viên bổ sung.

HĐ4: Củng cố.

? Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm cách câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài SGK.

Học sinh trả lời – yêu cầu nhóm khác bổ sung.

Giáo viên nhận xét, hệ thống lại kiến thức.

- Là nhà thơ xuất sắc của nền VHVN. - Là sự kết hợp hài hoà hai yếu tố, hai cội nguồn cách mạng và dân tộc trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca.

- Giải thích quan niệm về thơ. Thơ là tiếng nói của tâm hồn.

- Là đi từ tâm hồn nhà thơ đến tâm hồn bạn đọc.

Muốn vậy phải có tâm hồn đồng điệu.

3.3.3. Nhận xét, đánh giá kết quả thể nghiệm

Chúng tôi tiến hành giảng dạy giáo án thực nghiệm bài tác gia Tố Hữu đối với học sinh khối 12 của 4 trường:

THPT Lương Văn Tụy- Ninh Bình THPT Đinh Tiên Hoàng- Ninh Bình THPT Gia Viễn A- Ninh Bình. THPT Nho Quan C- Ninh Bình.

Trên cơ sở giáo án thể nghiệm và phương hướng dạy học mới, chúng tôi nhận thấy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bài tác gia Tố Hữu là bài có nhiều vấn đề cần khai thác và làm sáng tỏ trong phạm vi một tiết học. Do đó, trong giờ học thể nghiệm tài liệu cơ bản quan trọng nhất là sách giáo khoa. Dưới sự tổ chức và dẫn dắt của giáo viên thông qua những biện pháp cụ thể, học sinh say sưa tìm tòi, chủ động trong quá trình tiếp cận, phát hiện và lĩnh hội tri thức. Dựa vào sách giáo khoa, hiểu biết của bản thân và những câu hỏi gợi dẫn của giáo viên, học sinh đã phát hiện được những nhận định khái quát, cốt lõi. Trên cơ sở đó, giáo viên bổ sung khái quát hoá thành nội dung cơ bản của bài học. Cách làm này kích thích học sinh động não tư duy, say mê hứng thú tìm hiểu tri thức mới. Không khí lớp học vui vẻ, dân chủ, học sinh tích cực chủ động học tập.

Bảng 3.1: Chất lƣợng tiếp thu bài của học sinh những lớp giảng dạy

thực nghiệm

Trƣờng Tổng số HS Giỏi Khá Trung Bình Dƣới TB

Lương Văn Tụy 75 15% 47% 18% 20%

Đinh Tiên Hoàng 110 16% 45% 28% 11%

Gia Viễn A 76 8% 53% 17% 11%

Nho QuanC 75 18% 44% 20% 18%

Ở giờ dạy thể nghiệm, giáo viên sử dụng phương hướng dạy học mới phù hợp với thực tế nên học sinh rất hứng thú học bài, nhận thức hoàn toàn chủ động, con đường đến với tri thức mới và lĩnh hội chúng được rút ngắn lại. Giáo viên rất chú ý đến hoạt động bên trong của mỗi chủ thể bạn đọc học sinh, phối hợp linh hoạt và sáng tạo các phương pháp dạy học.

Về hệ thống luận điểm và hệ thống câu hỏi trong bài học: hệ thống luận điểm được xác định là yêu cầu quan trọng của bài tác gia Tố Hữu. Thiết kế bài thể nghiệm, người dạy đã lấy sách giáo khoa làm điểm tựa, tuân thủ hệ thống luận điểm, nhận định mà sách giáo khoa đưa ra để học sinh thuận lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khi tìm hiểu. Mỗi một luận điểm, một nhận định được đưa ra trong bài học đều dưới dạng thức khái quát nêu vấn đề. Vì vậy, luôn tạo được cho học sinh phản ứng thắc mắc, đòi hỏi phải được làm sao cho sáng tỏ. Những luận điểm, những nhận định có tính chất nêu vấn đề như vậy đòi hỏi học sinh phải luôn động não suy nghĩ, phải tự giác, tự lực tìm cách giải quyết vấn đề. Các em phải huy động vốn hiểu biết, phát hiện , liên tưởng, so sánh, tìm tòi những dữ liệu để làm sáng tỏ vấn đề. Có thể nói hệ thống luận điểm, nhận định trong

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài tác gia tố hữu trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 12 (Trang 86 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)