Nhận xét, đánh giá kết quả thể nghiệm

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài tác gia tố hữu trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 12 (Trang 98 - 106)

Chúng tôi tiến hành giảng dạy giáo án thực nghiệm bài tác gia Tố Hữu đối với học sinh khối 12 của 4 trường:

THPT Lương Văn Tụy- Ninh Bình THPT Đinh Tiên Hoàng- Ninh Bình THPT Gia Viễn A- Ninh Bình. THPT Nho Quan C- Ninh Bình.

Trên cơ sở giáo án thể nghiệm và phương hướng dạy học mới, chúng tôi nhận thấy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bài tác gia Tố Hữu là bài có nhiều vấn đề cần khai thác và làm sáng tỏ trong phạm vi một tiết học. Do đó, trong giờ học thể nghiệm tài liệu cơ bản quan trọng nhất là sách giáo khoa. Dưới sự tổ chức và dẫn dắt của giáo viên thông qua những biện pháp cụ thể, học sinh say sưa tìm tòi, chủ động trong quá trình tiếp cận, phát hiện và lĩnh hội tri thức. Dựa vào sách giáo khoa, hiểu biết của bản thân và những câu hỏi gợi dẫn của giáo viên, học sinh đã phát hiện được những nhận định khái quát, cốt lõi. Trên cơ sở đó, giáo viên bổ sung khái quát hoá thành nội dung cơ bản của bài học. Cách làm này kích thích học sinh động não tư duy, say mê hứng thú tìm hiểu tri thức mới. Không khí lớp học vui vẻ, dân chủ, học sinh tích cực chủ động học tập.

Bảng 3.1: Chất lƣợng tiếp thu bài của học sinh những lớp giảng dạy

thực nghiệm

Trƣờng Tổng số HS Giỏi Khá Trung Bình Dƣới TB

Lương Văn Tụy 75 15% 47% 18% 20%

Đinh Tiên Hoàng 110 16% 45% 28% 11%

Gia Viễn A 76 8% 53% 17% 11%

Nho QuanC 75 18% 44% 20% 18%

Ở giờ dạy thể nghiệm, giáo viên sử dụng phương hướng dạy học mới phù hợp với thực tế nên học sinh rất hứng thú học bài, nhận thức hoàn toàn chủ động, con đường đến với tri thức mới và lĩnh hội chúng được rút ngắn lại. Giáo viên rất chú ý đến hoạt động bên trong của mỗi chủ thể bạn đọc học sinh, phối hợp linh hoạt và sáng tạo các phương pháp dạy học.

Về hệ thống luận điểm và hệ thống câu hỏi trong bài học: hệ thống luận điểm được xác định là yêu cầu quan trọng của bài tác gia Tố Hữu. Thiết kế bài thể nghiệm, người dạy đã lấy sách giáo khoa làm điểm tựa, tuân thủ hệ thống luận điểm, nhận định mà sách giáo khoa đưa ra để học sinh thuận lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khi tìm hiểu. Mỗi một luận điểm, một nhận định được đưa ra trong bài học đều dưới dạng thức khái quát nêu vấn đề. Vì vậy, luôn tạo được cho học sinh phản ứng thắc mắc, đòi hỏi phải được làm sao cho sáng tỏ. Những luận điểm, những nhận định có tính chất nêu vấn đề như vậy đòi hỏi học sinh phải luôn động não suy nghĩ, phải tự giác, tự lực tìm cách giải quyết vấn đề. Các em phải huy động vốn hiểu biết, phát hiện , liên tưởng, so sánh, tìm tòi những dữ liệu để làm sáng tỏ vấn đề. Có thể nói hệ thống luận điểm, nhận định trong thiết kế thể nghiệm đã đặc biệt phát huy tác dụng trong việc khơi dậy hứng thú học tập của học sinh và rèn luyện năng lực tự học, tự tham gia lĩnh hội và giải quyết vấn đề của bài học tác gia Tố Hữu.

Hệ thống câu hỏi trong thiết kế thể nghiệm đã bám sát phương pháp dạy học mới. Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề để định hướng sự tìm tòi, phát hiện kiến thức của học sinh. Hệ thống câu hỏi đưa ra trong bài đã chú ý đếntính vừa sức của học sinh, vừa có câu hỏi mang tính chất phát hiện, vừa có câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi liên tưởng mở rộng, câu hỏi so sánh, câu hỏi tái hiện. Các câu hỏi này là phương tiện, là chỗ dựa để học sinh xác định, phát hiện và cụ thể hoá những tri thức cơ bản trong bài.

Từ giờ dạy thực nghiệm đến điều tra, đánh giá kết quả giờ dạy thể nghiệm, chúng tôi nhận thấy biện pháp dạyhọc mới mà chúng tôi đề xuất trong luận văn này là có tính khả thi trong việc đổi mới về phương pháp dạy học văn. Áp dụng phương hướng dạy học mới này giờ học sẽ bớt đi tính hời hợt, giảm sự nặng nề và vừa sức với học sinh hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN KẾT LUẬN

1. Tố Hữu vào đời giữa một thời kỳ lịch sử đen tối và sục sôi cách mạng,

giữa những biến động dữ dội của thời cuộc, của xã hội Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX.Tố Hữu không ngần ngại đã đến với cách mạng, tìm, chọn, gắn bó đời mình với cuộc đời giai cấp cần lao.

Với hàng chuc tập thơ trải dọc dài theo đường đời và đường cách mạng của Tố Hữu, mỗi tập thơ chắt chiu từng chặng sống, từng chặng đường hoạt động cách mạng say mê và nhiệt tình của nhà thơ cũng đồng thời là sự kết tinh những sự kiện trọng đại nhất trên từng chặng đường lịch sử vẻ vang và không ít thăng trầm, gian khổ của dân tộc, của cách mạng Việt Nam. Ở đây thơ Tố Hữu đã thực sự hội tụ những lẽ sống của thời đại, là tiếng nói tâm tình của công chúng, để trở thành tiếng hát của dân tộc, của thời đại.Từ trong lòng cuộc sống, thơ Tố Hữu đã có được tiếng vang sâu xa giữa dòng đời và rồi có sự lắng đọng trong lòng đông đảo độc giả. Điều đó đã góp phần đưa thơ Tố Hữu vựot qua quy luật sòng phẳng và khắc nghiệt của thời gian, để trở thành thơ không chỉ hôm qua, hôm nay mà cả mai sau.

2. “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài tác gia Tố Hữu trong chương trình – SGK Ngữ văn 12” chúng tôi nghĩ đây là một đề tài rất cần thiết. Vì nó hội tụ nhiều ý nghĩa văn hóa, khoa học và sư phạm. Tố Hữu là nhà thơ lớn, là cánh chim đầu đàn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nên cần được khai thác ở mọi phương diện và góc độ để khẳng định vị trí đích thực tài năng thơ Tố Hữu.

3. Việc dạy học Ngữ văn ở nhà trường nói chung và dạy học bài tác gia nói riêng theo hướng đổi mới phương pháp, là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học Ngữ văn cũng như nhiều nhà giáo tâm huyết quan tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4. Văn học sử có một vị trí rất quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc. Văn học sử cụ thể là bài học về các tác gia trong chương trình trung học phổ thông có tính khái quát và trừu tượng cao nên có phần khô khan và kém hấp dẫn.

Luận văn góp phần giải quyết một nhận thức chưa đúng đắn về mối liên hệ giữa kiến thức với phương pháp. Lâu nay, giáo viên quen với việc dạy học bài tác gia Tố Hữu nặng về cung cấp kiến thức mà chưa nghĩ nhiều đến mục đích quan trọng hơn là phát huy chủ thể người học. Đồng thời phá vỡ một định kiến cho rằng những bài dạy về tác gia phải thuyết giảng vì nhiều kiến thức, thời gian ít, hiểu biết và kĩ năng của học sinh hạn chế.

5.Luận văn khẳng định bài học tác gia rất thuận lợi cho việc thực hiện những phương pháp dạy học mới. Bài tác gia Tố Hữu chứa khối lượng kiến thức rất lớn, trừu tượng, có tính chất liên môn, liên cấp. Nắm vững kiến thức của bài này, học sinh mới có tiền đề kiến thức để học và đọc những tác phẩm thơ của Tố Hữu.

Cùng với kiến thức, phương pháp và kĩ năng của học sinh càng ngày càng hoàn thiện. Nắm được điều này, người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, phải phát huy trí tuệ người học cùng với việc vận dụng linh hoạt, hài hoà các phương pháp, biện pháp dạy học để làm sống lại vai trò chủ thể của người học.

Thực hiện phương pháp dạy học mới lấy hoạt động học của học sinh là trung tâm khi dạy học bài tác gia Tố Hữu, luận văn đã chú trọng tạo mọi cơ hội và sử dụng nhiều hình thức để học sinh được hoạt động, được phát huy tiềm năng sáng tạo mọi cơ hội và sử dụng nhiều hình thức để đem lại hiệu quả cao trong dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Trên cơ sở những tiền đề lý luận và thực tiễn về số liệu khảo sát tác giả đã đề xuất được tám biện pháp thích hợp để rút ngắn khoảng cách cho học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khi học bài tác gia Tố Hữu. các biện pháp này đã được thể nghiệm công phu qua cac giờ dạy cho học sinh THPT. Qua thể nghiệm khẳng định rằng các biện pháp là phù hợp với yêu cầu thực tế dạy học văn ở trường phổ thông hiện nay.

7. Xây dựng luận văn và thiết kế thể nghiệm, tác giả luận văn đã tiến hành tổng hợp, so sánh, đối chiếu, làm rõ được kết quả kiểm tra học tập của học sinh giữa lớp thể nghiệm và lớp đối chứng đã rút ra kết luận và tính khả thi của đề xuất. Điều này chứng tỏ thiết kế thực nghiệm mà tác giả đưa ra trong luận văn đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao hiệu quả dạy học bài tác gia Tố Hữu.Như vậy, bằng thể nghiệm, giả thuyết khoa học của đề tài bước đầu đã chứng minh là đúng hướng.

8. Hướng vào đối tượng học sinh là tư tưởng đổi mới cơ bản của việc dạy học văn ngày nay trên thế giới cũng như ở nước ta. Các nghiên cứu và các biện pháp đề xuất trong luận văn góp phần giải quyết những bất cập trong dạy học bài tác gia Tố Hữu. Đây là một đề tài vừa có ý nghĩa cập nhật về khoa học vừa có ý nghĩa chính trị sâu sắc. luận văn là tài liệu tham khảo, bổ ích cho giáo viên phổ thông đang gặp không ít khó khăn khi giảng dạy kiểu bài văn học sử nói chung và bài tác gia Tố Hữu trong chương trình - SGK Ngữ văn 12 nói riêng.

Tuy nhiên đây là một quá trình phức tạp và lâu dài, chúng tôi mong những suy nghĩ bước đầu này sẽ còn được tiếp tục phát triển trong các công trình nghiên cứu sau. Tác giả luận văn hiểu rằng đề tài sẽ còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp để những vấn đề đặt ra trong luận văn hoàn thiện hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1. Hoàng Hữu Bội, Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 phần Văn học (nâng cao)

Nxb Giáo dục.Năm 2006

2. Hà Minh Đức, Cảm nhận về anh, nhà thơ lớn của dân tộc Báo văn nghệ. số 50,

13-12-2003

3. Hà Minh Đức, Một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc.Nxb Giáo dục, 1995

4. Nguyễn Trọng Hoàn, Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Trọng Hoàn – Lê Hồng Mai, Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 12 Nxb Giáo dục. năm 2008

6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển Thuật ngữ

văn học, Nxb Giáo dục.

7. Nguyễn Văn Hạnh, Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, (1970) Nxb Giáo dục. 8. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, Nxb Khoa học Xã hội.

9. Trần Bá Hoành, Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa,(2006) Nxb Đại học Sư phạm.

10. Trần Bá Hoành (1996), Phương pháp tích cực, NCGD số 8. năm 1972 11. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Tài liệu

dùng cho trường ĐHSP Và CĐSP.

12. Tố Hữu về Tác gia và tác phẩm,Nxb Giáo dục năm 2007

13. Nguyễn Thanh Hùng (1996), Cơ cấu chuyển vào trong và tư duy đồng hiện, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 2.

14. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn ở nhà trường phổ thông,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Kỳ (1993), Phương pháp giáo dục tích cực, NCGD số 2.

16. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

18. Phong Lê (chủ biên) Văn học Việt Nam kháng chiến chống

Pháp ( 1 945 - 1954), Nxb Khoa học xã hội,H.

19. Phong Lê (biên soạn) Tố Hữu- thơ và cách mạng.Nxb Trẻ, Hội nghiên cứu & giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20. Phan Trọng Luận (1983), Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Phan Trọng Luận (1978), Con đường nâng cao hiệu quả dạy học văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn, Nxb Giáo dục.

23. Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng (1998), Phương pháp dạy học

văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nôi.

24. Phan Trọng Luận (chủ biên), Thiết kế bài học Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục. 25.Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường thơ Tố Hữu, Nxb Giáo dục.

26. Đoàn Thị Kim Nhung (2006), Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực.

27. Vũ Đức Phúc (1967), Người Việt Nam và lòng yêu nước trong thơ Tố Hữu thời

kỳ kháng chiến chống đế quốc Pháp (1946 - 1954), Tạp chí Văn học.

28. Vũ Châu Quán, Nguyễn Huy Quát (2006), Những điều chưa biết trong

thơ ca chiến khu của Bác Hồ, Nxb Thanh niên.

22. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội (2001), Một số vấn đề về phương

pháp dạy học văn trong nhà trường, Nxb Giáo dục.

29. Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới, H., 1987

30. Nguyễn Cảnh Toàn (1996 và 2000), Học và dạy cách học, NXb ĐHSP Hà Nội năm 2000 vàNghiên cứu khoa học, NCGD số 9-1996.

31. Nguyễn Cảnh Toàn (1996), Phương pháp giáo dục tích cực - bàn về học

và nghiên cứu khoa học, NCGD số 9 -1996.

32. Lê Khánh Tùng, Hình thành năng lực nghiên cứu cho học sinh trung học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đề đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt ở nhà trường phổ

thông, Nxb Giáo dục.

34. Nguyễn Phú Trọng (1960), Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu,Nxb Văn học.

35.Thanh Tịnh (1959), Vài cảm nghĩ về tập thơ “ Từ ấy” của Tố Hữu, Tạp chí Văn nghệ quân đội ( số 8).

36.Hoài Thanh, Gió lộng,một bước tiến mới của thơ Tố Hữu, một tập thơ

mang khí thế mới của cách mạng Việt Nam, Nxb Giáo dục.

37. Hà Xuân Trường, Đọc tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu, Nxb Giáo dục 38. Hữu Thỉnh, Nhà thơ của nhân dân, Tạp chí cộng sản, số 1, 2004. 39. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1(2010), Nxb Giáo dục.

40. Sách giáo khoa Ngữ văn nâng cao 12, tập 1 (2010), Nxb Giáo dục. 41. Văn kiện Đại hội Đảng VIII, Nxb Chính trị Quốc gia.Năm 2009

42. Vụ Giáo dục phổ thông cấp 3, Hướng dẫn phát huy tính chủ động, sáng tạo

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bài tác gia tố hữu trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn 12 (Trang 98 - 106)