Chế định về cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình là chế định thể hiện sâu sắc tinh thần yêu thương, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình. Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc lẫn nhau. Nghĩa vụ cấp dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa các thành viên trong gia đình, khơng chỉ mang ý nghĩa
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình mà còn hướng tới bảo vệ quyền con người.
Nhận biết tầm quan trọng của việc cấp dưỡng và tính nhân văn của việc cấp dưỡng, Nhà nước ta đã đưa cấp dưỡng thành một chế định trong Luật HN&GĐ năm 2000.
Chế định cấp dưỡng quy định khá đầy đủ về đối tượng cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng...Sau mười một năm đưa vào thực hiện chế định này ngoài những ưu điểm và thành tựu đạt được cũng đã thể hiện những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội.
Thứ nhất: Thực tiễn cho thấy trong trường hợp ly hôn mà một bên mất
tích hoặc giải quyết ly hơn theo thủ tục vắng mặt (bên mất tích/vắng mặt có tài sản để thực hiện cấp dưỡng và tài sản được giao cho người đại diện, người giám hộ quản lý hoặc cử người quản lý) Tịa án đã khơng quyết định việc cấp dưỡng cho con thuộc diện được cấp dưỡng vì cho rằng việc cấp dưỡng là thể hiện ý chí của người phải cấp dưỡng và có sự thỏa thuận giữa hai bên vợ chồng khi ly hôn. Như vậy sẽ khơng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi hoặc tàn tật mà khơng có khả năng lao động trong các vụ án ly hơn mà một bên mất tích hoặc vắng mặt. Quy định thỏa thuận mức cấp dưỡng trong Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2000 là không cần thiết vì mức cấp dưỡng đã được quy định chung tại Điều 53 Luật HN&GĐ năm 2000.
Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định mức cấp dưỡng tối thiểu. Do đó, bản thân các đương sự cũng như thẩm phán khi giải quyết vụ việc liên quan đến cấp dưỡng khó có thể xác định mức cấp dưỡng bao nhiêu là hợp lý. Hiện nay, thực tiễn khi xác định cấp dưỡng chủ yếu căn cứ vào thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên cũng cần quy định mức cấp dưỡng tối thiểu làm căn cứ cho Tòa án xác định mức cấp dưỡng trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được mức cấp dưỡng.
Thứ hai: Việc quy định cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn theo quy định tại Điều 60 Luật HN&GĐ năm 2000 dẫn đến nhiều vướng mắc vì khi ly hôn, quan hệ hôn nhân chấm dứt, các bên hồn tồn có thể xác lập quan hệ hơn nhân mới. Vấn đề là khi xác lập quan hệ hôn nhân mới, vợ/chồng vừa phải thực hiện nghĩa vụ với tư cách là vợ/chồng trong quan hệ hôn nhân mới vừa phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với chồng/vợ cũ như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống hơn nhân của họ cả về kinh tế lẫn tình cảm. Mọi thu nhập của vợ/chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng vì vậy khơng thể sử dụng tài sản chung là thu nhập để thực hiện nghĩa vụ riêng là nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ/chồng cũ được. Đó chính là điểm bất hợp lý.
Ngồi ra luật hiện hành chỉ quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn mà không quy định nghĩa vụ cấp dưỡng nhau giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Điều 18 Luật HN&GĐ năm 2000 cũng khơng quy định vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau mà chỉ quy định: "Vợ chồng chung thủy, yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững" [46]. Thực tiễn cho thấy, có nhiều trường hợp vợ chồng không chung sống với nhau mặc dù chưa ly hơn, một người khơng có tài sản riêng, khơng có thu nhập, thậm chí rơi vào tình trạng ốm đau, bệnh tật. Trong trường hợp này Luật không quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng nên việc áp dụng chế tài buộc người vợ/chồng kia đóng góp thu nhập của mình để đáp ứng nhu cầu của chồng/vợ là khơng có cơ sở. Hay trong trường hợp vợ chồng đã chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân và khơng có thỏa thuận xác lập quan hệ sở hữu chung hợp nhất sau sự kiện chia tài sản đó. Sau khi vợ/chồng dùng tài sản đã chia để đầu tư kinh doanh bị thua lỗ, lại rơi vào tình trạng ốm đau, tàn tật khơng có khả năng lao động và cũng khơng cịn tài sản để tự ni sống mình thì cũng khơng có cơ sở pháp lý để yêu cầu bên kia phải cấp dưỡng. Cần quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa vợ và chồng làm cơ sở cho quyền yêu cầu cấp dưỡng khi vợ chồng không sống chung với nhau do điều kiện, hoàn cảnh
riêng. Quy định về cấp dưỡng giữa vợ và chồng là thể hiện trách nhiệm và tình nghĩa giữa vợ và chồng.
Thứ ba: Về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng Điều 55 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định chưa đúng, chưa đầy đủ và chưa thống nhất với BLDS 2005 và BLTTDS 2004.
BLDS 2005 quy định cha mẹ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì là người đại diện theo pháp luật của con. Như vậy theo Điều 55 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "Người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó có quyền u cầu Tịa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình" [46]. Như vậy theo quy định này thì cha mẹ khơng có quyền u cầu Tịa án buộc người khơng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình? Đây là điểm cịn thiếu sót trong Luật HN&GĐ năm 2000.
Mặt khác, theo quy định của Điều 55 Luật HN&GĐ năm 2000, VKS có quyền u cầu Tịa án buộc người khơng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó nhưng theo quy định của BLTTDS 2004 thì VKS là cơ quan tiến hành tố tụng nên không thể lại là người tham gia tố tụng. Vì vậy quy định quyền yêu cầu Tịa án buộc người khơng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó là khơng thể thực hiện được. Cần quy định cơ quan, tổ chức khác có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em hiện khơng cịn nữa mà đã bị chia tách. Nên quy định thẩm quyền yêu cầu người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thuộc về Bộ lao động thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ như trong Luật nuôi con nuôi năm 2010.
Thứ tư: Luật HN&GĐ năm 2000 chưa có quy định về thứ tự ưu tiên cấp dưỡng. Cần đặt quan hệ cấp dưỡng trong tổng thể thống nhất của các mối
quan hệ trong gia đình để đưa ra thứ tự ưu tiên cấp dưỡng cho phù hợp. Quan hệ cấp dưỡng không chỉ phát sinh giữa vợ-chồng; cha mẹ-con; con-cha mẹ; mà cịn giữa ơng bà-cháu; cháu-ông bà; anh, chị, em với nhau. Cần xác định rõ thứ tự ưu tiên để tránh việc cấp dưỡng chồng chéo hoặc khó xác định người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Việc quy định rõ cũng thuận tiện hơn cho Tịa án khi phán quyết. Ví dụ: Một người (trong diện được cấp dưỡng) khơng cịn cha mẹ, chỉ còn anh/chị/em và cịn ơng bà nội, ơng bà ngoại. Vậy trong trường hợp này ai có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người này.
Thứ năm: Thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm người phải cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng hiện nay Luật HN&GĐ năm 2000 chưa quy định thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Thứ sáu: Pháp luật về thừa kế mở rộng phạm vi thừa kế đến cơ, dì, chú, bác, cậu ruột với các cháu ruột nhưng quan hệ cấp dưỡng mới chỉ dừng lại ở phạm vi giữa ông bà với cháu, cha mẹ với con, anh chị em với nhau là chưa thật hợp lý với truyền thống gắn bó yêu thương giữa những người thân thích trong gia đình với nhau và chưa thống nhất với pháp luật dân sự.
Thứ bảy: Về căn cứ chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.
Quy định tại Khoản 5 Điều 61 Luật HN&GĐ năm 2000 chưa chính xác và chưa rõ ràng vì trong trường hợp nhiều người cấp dưỡng cho một người mà một trong số những người cấp dưỡng chết thì những người cấp dưỡng cịn lại vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Hoặc trường hợp một người cấp dưỡng cho nhiều người mà một trong số những người được cấp dưỡng chết thì người cấp dưỡng vẫn phải cấp dưỡng cho những người được cấp dưỡng còn lại.
Khoản 6 Điều 61 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định chấm dứt cấp dưỡng khi "bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác" là
chưa thành niên hoặc người đã thành niên khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình, nếu người được cấp dưỡng kết hôn thì nghĩa vụ cấp dưỡng cũng cần được chấm dứt.
Thứ tám: Thi hành án yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện
cấp dưỡng trong thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn vì việc xác định mức cấp dưỡng tùy vào khả năng cấp dưỡng của người phải cấp dưỡng vào thời điểm Tòa án xét xử. Tuy nhiên, trong thực tiễn sau khi bản án/quyết định của Tịa án có hiệu lực, khả năng cấp dưỡng của người phải cấp dưỡng có thể thay đổi (khơng cịn thu nhập do mất việc làm).
Thi hành án dân sự về cấp dưỡng, người chấp hành viên phải tiến hành công việc mãi cho đến khi nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt mới kết thúc được hồ sơ. Nếu đối tượng phải thi hành án không tự nguyện thi hành cho dù điều kiện thi hành án của đối tượng đó vẫn có đủ thì cơ quan thi hành án đơi khi cũng không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để kê biên tài sản nhanh được vì số tiền đưa ra thi hành rất ít so với giá trị tài sản kê biên.