Về chính sách phát triển kinh tế xã hội: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 với mục tiêu tổng quát là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Từ những mục tiêu đó Đảng đưa ra 4 quan điểm hành động cụ thể:
Một là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng
kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường;
Hai là, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng
đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết;
Ba là, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng
và phát huy mọi nguồn lực;
Bốn là, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế [Dẫn theo 66].
Thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành và nhân dân thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế, về cơ bản nước ta đã thốt khỏi tình trạng là nước nghèo và được cơng nhận là nước đang phát triển, nền công nghiệp hiện đại từng bước được xây dựng, cơ sở hạ tầng được củng cố và xây dựng với tốc độ nhanh chóng. Mục tiêu cơng bằng xã hội được thiết lập ngày càng vững chắc. Vị trí vai trị của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Kinh tế phát triển, thêm vào đó xu thế hội nhập quốc tế làm cho các quan hệ xã hội trở nên đa dạng và phức tạp hơn.
Vừa qua, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Trong đó xác định 3 khâu đột phá:
Một là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính;
Hai là, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ;
Ba là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một
số cơng trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn [Dẫn theo 66].
Đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế và xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội trong
đó có quan hệ HN&GĐ. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X và XI cũng đều nhấn mạnh:
Phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những địi hỏi của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc [Dẫn theo 66].
Để phát huy vai trị, vị trí của gia đình thì Nhà nước ta cần hoàn thiện hơn nữa pháp luật về gia đình cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập.