Nhóm giải pháp cụ thể cho tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng – từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 105 - 125)

3.2.2.1. Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về PCTN. Thời gian đến, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Một là, Thanh tra tỉnh phối hợp với các cơ quan ban ngành, đồn thể trong cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN; nội dung tuyên truyền, giáo dục phải phải phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương, đơn vị; Chị thị số 33-CT/TW của Bộ Chính trị về nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, Luật PCTN, Chỉ thị số 41-CT/TU ngày 17-7-2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong cơng tác PCTN, lãng phí trên địa bàn tỉnh, Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/05/2009 của Chính phủ về chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020…

Hai là, cần đổi mới nội dung và hình thức, bố trí thời lượng thích hợp, xây dựng chuyên mục thông tin, phổ biến pháp luật về PCTN, nêu gương “người tốt việc tốt”, phát hành các tài liệu hỏi, đáp về Luật PCTN. Tăng cường các chương trình trên sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh, huyện về các hoạt động PCTN của cán bộ và nhân dân trong tỉnh, đặc biệt các chuyên mục về hình ảnh “cán bộ công tâm, mẫu mực”. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về PCTN trên báo Quảng Nam; tổ chức các diễn đàn, sáng kiến về PCTN.

3.2.2.2. Khuyến khích, tạo điều kiện để công chức thực hiện nhiệm vụ

phòng, chống tham nhũng tự học tập, rèn luyện; nâng cao năng lực, đạo đức

và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm

công tác thanh tra

Khuyến khích, tạo điều kiện để cơng chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng nêu cao ý thức tự giác, tự tu dưỡng, rèn luyện, nhất là rèn luyện trong thực tiễn. Đây là yếu tố “tự thân” rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức ngành thanh tra. Trong môi trường, điều kiện làm việc của mỗi công chức thanh tra hiện nay có rất nhiều cám dỗ, nếu khơng tự chủ được bản thân thì rất dễ lạm quyền, sa ngã, rất dễ bị lợi dụng dẫn đến suy thoái về đạo đức lối sống, tiêu cực, tham nhũng, khơng hồn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy, cấp uỷ, thủ trưởng các cơ quan thanh tra phải rất quan tâm, khích lệ, biểu dương sự cố gắng, sự tự giác rèn luyện, tu dưỡng của mỗi công chức thanh tra, phát huy tính sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của họ. Mỗi công chức thanh tra phải luôn luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì khơng soi được” [21].

Về lâu dài, tỉnh Quảng Nam cần quan tâm và ưu tiên cho ngành Thanh tra trong việc thu hút nhân tài về làm việc trong Ngành và mạnh dạn áp dụng chế độ thu nhập mới theo phương châm thu nhập đủ trang trải nhu cầu sinh hoạt, tái sản xuất sức lao động của thanh tra viên đồng thời chú trọng trả mức lương cao, hợp lý cho những cán bộ có tài năng thực sự và phẩm chất đạo đức tốt. Nâng cao năng lực của thanh tra viên chúng ta không thể nói sng hoặc kêu gọi trong khi đời sống vật chất của họ cịn q nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các giải pháp đưa ra cần gắn liền với các chính sách đãi ngộ, cải thiện tiền lương cho cán bộ, cơng chức trong Ngành, có như vậy mới tạo động lực cho thanh tra viên phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhằm mục tiêu phát triển toàn diện và lâu dài cho lực lượng thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam. Do

đó, Nhà nước cần có những hỗ trợ về vật chất, tinh thần để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra như tăng phụ cấp, có sự quan tâm đặc biệt tới cán bộ thanh tra làm trong các đơn vị chuyên trách PCTN.

3.2.2.3. Tăng cường đầu sở vật chất và ứng dụng khoa học, công

nghệ

Như đã nói ở trên, tình trạng tham nhũng ngày càng diễn biến với những thủ đoạn hết sức tinh vi và phức tạp, vì vậy việc phát hiện được các hành vi tham nhũng gặp khơng ít khó khăn vì đối tượng tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn, hành vi tham nhũng thường được che đậy dưới những thủ đoạn rất tinh vi. Chính vì vậy, để cơng tác phịng, chống tham nhũng đạt hiệu quả, cần trang bị những phương tiện làm việc hiện đại để hỗ trợ cho thanh tra các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong việc nhanh chóng phát hiện các hành vi tham nhũng cũng như có thể nhanh chóng đưa ra kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra sớm và đúng nhất.

Bên cạnh điều kiện làm việc, cơ sở vật chất, các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh rất cần quan tâm đến yếu tố tinh thần, cần thường xuyên tổ chức các sinh hoạt tập thể, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu với các đơn vị trong và ngoài địa phương… để tạo khơng khí phấn khởi và rèn luyện sức khoẻ cho cán bộ thanh tra viên.

3.2.2.4. Tăng cường phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, nâng

cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng

Thanh tra tỉnh phối hợp với cấp ủy, tổ chức đảng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07-12- 2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng theo Kế hoạch số 13-KH/TU, ngày 07-01-2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam.

Tích cực, khẩn trương xác minh, điều tra làm rõ, xử lý kịp thời, nghiêm những vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết tố cáo, xử lý tố giác, tin báo tội phạm, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức hoặc qua hoạt động tư pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo nguyên tắc làm rõ sai phạm đến đâu, xử lý đến đó; khơng phân biệt người có hành vi tham nhũng, lãng phí là ai, khi có dấu hiệu tội phạm thì phải khởi tố, điều tra; khi kết luận có hành vi phạm tội thì phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Những vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì phải xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện tốt công tác giám định, khắc phục kịp thời những vướng mắc, bất cập liên quan đến việc trưng cầu giám định trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, phức tạp. Áp dụng kịp thời các biện pháp kê biên, phong tỏa, tạm giữ tài sản, thu hồi triệt để tài sản tham nhũng trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Xử lý nghiêm những cán bộ khơng tích cực thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng.

Tiếp tục thực hiện Quy chế phối hợp số 01/QCPH ngày 26/11/2013 của Viện Kiểm sát nhân dân – Công an – Bộ đội biên phòng – Hải quan – Kiểm lâm – Vùng cảnh sát biển 2 - Thuế - Thanh tra – Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và Quy chế số 01-QCPH/BNC-TTT ngày 19/11/2015 của Ban Nội chính Tỉnh ủy - Thanh tra tỉnh trong cơng tác nội chính và phịng, chống tham nhũng.

Tăng cường cơng tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng kết hợp với việc có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

trong q trình điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế theo Công văn số 580-CV/TU, ngày 28-11-2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về chỉ đạo thực hiện công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, bảo đảm xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

3.2.2.5. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ cán bộ, đảng viên;thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ thực hiện công tác

PCTN

Thanh tra tỉnh phối hợp với cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên; triển khai thực hiện tốt Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19-12-2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Thông qua các cuộc thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trên địa bàn tỉnh cần có cơ chế giám sát cán bộ, đảng viên bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các biểu hiện tham nhũng, lãng phí. Theo đó, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác của cán bộ dưới quyền để kiểm điểm, xác minh, kết luận khi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí. Thực hiện nghiêm quy định việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có biểu hiện tham nhũng, lãng phí và triển khai có hiệu quả chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo không phải là người địa phương; khơng bố trí những người có quan hệ gia đình cùng làm một số cơng việc dễ phát sinh tham nhũng. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm phải xử lý nghiêm minh, kịp thời. Thực hiện tốt việc bố trí, sắp xếp lại cán bộ, cơng chức theo Đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thanh tra tỉnh tăng cường vai trò giám sát, đôn đốc thanh tra cấp sở, cấp huyện (đặc biệt là thanh tra Sở Nội vụ) khẩn trương rà soát, khắc phục những

sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ; kiên quyết không đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu tái cử những cán bộ, đảng viên bị xử lý về tham nhũng, lãng phí hoặc bao che, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí. Xem xét, xử lý trách nhiệm người giới thiệu, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đã có hành vi tham nhũng, bao che hành vi tham nhũng.

Tiếp tục lãnh đạo thanh tra cấp sở, cấp huyện thực hiện tốt việc chuyển đổi vị trí cơng tác, thời hạn, định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP, ngày 27-10-2007 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 150/2013/NĐ-CP, ngày 01-11-2013 của Chính phủ để phịng ngừa xảy ra tham nhũng, lãng phí. Từng cơ quan, đơn vị, địa phương đăng ký chỉ tiêu thực hiện việc chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cán bộ, đảng viên thuộc diện quản lý theo phân cấp; người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị, địa phương quá hai nhiệm kỳ phải thực hiện việc chuyển đổi đơn vị công tác khác.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vai trò của Thanh tra tỉnh trong PCTN, nhất là tìm ra những nguyên nhân của hạn chế, bất cập là cơ sở để đưa ra các phương hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò của Thanh tra tỉnh trong PCTN. Đó là tiếp tục đối mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng tới xây dựng ngành thanh tra thực sự có tính độc lập tương đối và hoạt động có hiệu quả; tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động PCTN; đảm bảo hiệu lực hiệu quả các kiến nghị, kết luận, quyết định của thanh tra. Ngoài ra, cần chú trọng tới tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ thanh tra làm công tác PCTN và đầu tư cơ sở vật chất. Các giải pháp trên cần được nghiên cứu, áp dụng đồng bộ để phát huy hiệu quả, đưa thanh tra trở thành lực lượng nòng cốt trong cơng cuộc phịng ngừa và chống tham nhũng lâu dài, phức tạp.

KẾT LUẬN

Thực trạng đất nước cho thấy, tham nhũng vẫn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, gây hậu quả xấu về nhiều mặt. Hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, tính chất của các vụ án liên quan đến tham nhũng phức tạp, chủ thể của hành vi vi phạm là những người có chức vụ, quyền hạn, có nhiều mối quan hệ, nên việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng đòi hỏi phải có sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các cơ quan tố tụng.

Đối với Quảng Nam, công tác PCTN trong những năm qua bước đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, trật tự. Tuy nhiên, cơng tác phịng, chống tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu, còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Thanh tra tỉnh thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc phòng và chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Với mục đích của hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong những năm qua, ngành Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều cuộc thanh tra trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phịng, trong đó các cơ quan thanh tra nhà nước đã tập trung lực lượng tiến hành thanh tra những lĩnh vực mà dư luận có nhiều bức xúc; gắn hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo với đấu tranh chống tham

nhũng, lãng phí, tiêu cực, đồng thời phát huy những mặt tiến bộ, qua thanh tra đã làm tốt việc khắc phục những mặt yếu kém trong công tác quản lý, chấn chỉnh các sơ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Bên cạnh đó, với nhiệm vụ là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý, có thể một lần nữa khẳng định rằng, Thanh tra tỉnh có vai trị rất quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay.

Để góp phần vào việc nâng cao vai trò của thanh tra trong cơng tác phịng, chống tham nhũng nói chung, của Thanh tra tỉnh Quảng Nam nói riêng, trong luận văn này tác giả đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của Thanh tra tỉnh trong công tác phòng, chống tham nhũng như: Khái quát về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng, vai trò của Thanh tra tỉnh trong cơng tác phịng, chống tham nhũng; nội dung hoạt động phòng, chống tham

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng – từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 105 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)