Thanh tra Chính phủ trong phịng, chống tham nhũng
Định hướng đổi mới tổ chức và hoạt động cơ quan nhà nước nói chung
và ngành Thanh tra nói riêng trong tình hình mới đã được thể hiện trong một
số văn bản của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết số 48/2005/NQ/TW ngày
24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nêu: “Hoàn
thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, bảo đảm mọi hoạt động QLNN đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chính phủ”; Nghị quyết số
21/2009/NQ-CP ngày 12/5/2009 ban hành Chiến lược quốc gia về PCTN đến
năm 2020: “Nghiên cứu sửa đổi pháp luật về thanh tra theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước, tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra, tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận của cơ quan thanh tra”. Các yêu cầu
trên cần phải được thể chế thành lộ trình, bước đi thích hợp trong một chiến lược tổng thể về phát triển ngành Thanh tra” [3].
Ngày 08/11/2011, Chính phủ có Nghị quyết 30c/NQ-CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách HCNN giai đoạn 2011-2020 với 05 mục tiêu,
trong đó tiếp tục đặt ra mục tiêu xây dựng hệ thống các cơ quan HCNN từ
trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của
Chính phủ và của các cơ quan HCNN [8].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng
phí khẳng định: “Thanh tra Chính phủ và cơ quan thanh tra nhà nước cấp tỉnh, huyện tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra công vụ. Nghiên cứu kết hợp tổ chức và hoạt động kiểm tra của Đảng với các cơ quan thanh
tra”. Đây là cơ sở quan trọng để nâng cao vị thế chính trị của ngành Thanh
tra trong giai đoạn hiện nay.
Có thể thấy, phát huy vai trị của Thanh tra Chính phủ trong việc tổ chức
thực hiện pháp luật về PCTN cần phải nâng cao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này. Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành đồng thời các cuộc cải cách lớn như cải cách hành chính, cải cách tư pháp với mục tiêu
thích ứng với tình hình mới, quản lý tốt hơn mọi mặt kinh tế - xã hội. Thanh
tra, kiểm tra là phương thức quản lý không thể thiếu của bất kỳ nhà nước nào,
đứng trong bối cảnh chung của công cuộc cải cách tồn diện đó, ngành
Thanh tra cần thiết phải xem xét lại vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của
mình. Với mục tiêu kiên trì phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân chủ, tiến bộ xã hội, kinh tế tư nhân không ngừng được phát triển, các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được cổ phần hóa theo cơ chế thị trường, Nhà nước hiện thực hóa dần mục tiêu điều tiết vĩ mô nền
kinh tế, các chủ thể kinh tế hoạt động cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Điều này đặt ra đòi hỏi phải tập trung thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh
tra Chính phủ trong việc thực hiện chức năng QLNN, đẩy mạnh tiến hành
thanh tra trách nhiệm và thanh tra kinh tế - xã hội tập trung vào các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước có nguy cơ tham nhũng cao; từ đó phát hiện được các
dấu hiệu sai phạm tại các cơ quan, tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp này.
Muốn vậy, tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra dù là cơ quan
tham mưu cho thủ trưởng cơ quan QLNN nhưng cũng cần phải được độc lập
hơn. Bởi một trong những yếu tố quan trọng nhất của một cơ quan có chức năng PCTN là phải đảm bảo tính độc lập, không bị chi phối, tác động bởi các quyền lực khác. Nhiệm vụ, quyền hạn về PCTN của Thanh tra Chính phủ cần phải được cụ thể hóa trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cục, vụ, đơn vị quản lý theo ngành, lĩnh vực và địa bàn; trong công tác lãnh đạo, chỉ
đạo hoạt động thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN.