tham nhũng của Thanh tra Chính phủ
Một là, thành lập cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về PCTN trực thuộc TTCP: Ở nước ta hiện nay, tổ chức các cơ quan PCTN được xây dựng
theo mơ hình đa cơ quan, theo đó cơng tác PCTN được xác định là trách nhiệm
của tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền luật định. Luật PCTN 2018 tiếp tục ghi nhận trong Thanh tra
Chính phủ, Bộ Cơng an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách
về chống tham nhũng.
Việc thành lập cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về PCTN có thể tiến hành dựa trên cơ sở chuyển đổi mơ hình Cục chống tham nhũng thuộc
TTCP từ đơn vị chuyên trách chống tham nhũng thành cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về PCTN tương đương cấp tổng cục; theo đó giao cho cơ
quan này chức năng giúp Tổng Thanh tra Chính phủ điều phối việc tổ chức thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước và tổ chức các hoạt động phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong thực hiện các nội dung của quản lý nhà nước, đồng thời vẫn thực hiện chức năng chuyên trách chống tham nhũng như hiện nay.
Trong cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về PCTN nêu trên, thành
lập một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù về tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN, như: quản lý, vận hành hệ thống dữ liệu
chung về PCTN; tổ chức các hoạt động đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu về
PCTN; đầu mối quốc gia thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Việc thành lập cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về PCTN cũng
chính là trách nhiệm của Việt Nam trong việc nội luật hóa các quy định của
Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam đã phê chuẩn. Hoạt động này có ý nghĩa chính trị và thực tiễn quan trọng trong bối cảnh phải tăng cường quản lý nhà nước trong PCTN.
Hai là, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị trong tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, bảo đảm việc tổ chức thực hiện pháp luật
PCTN thường xuyên, nghiêm túc, đặc biệt là người đứng đầu và cán bộ chủ chốt phải đi đầu, làm trước và phải thật sự gương mẫu trong hoạt động này.
Ba là, đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
PCTN, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức và nhân dân; tạo điều kiện để các tổ chức, đồn thể, báo chí, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức phi chính phủ tham gia tuyên truyền, phổ biến về
cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí và thực hiện trách nhiệm giải trình
với nhân dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bốn là, việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về PCTN cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác PCTN phải được làm thường
xuyên; tăng cường đầu tư nguồn lực con người, tài chính cho công tác này;
tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế và các nguồn lực hợp pháp khác trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về PCTN.
Năm là, tăng cường chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, quan tâm đầu tư cho công tác xây dựng,
hồn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật về PCTN trong đó trọng điểm là các lĩnh vực: đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, tài ngun, khống sản, tín dụng - ngân hàng, quản lý tài chính, tài sản cơng, tổ chức cán bộ, quản
lý doanh nghiệp nhà nước.
Sáu là, chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng theo chức năng của quản lý nhà nước, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ quan có chức năng PCTN trong bộ máy nhà nước; chú trọng việc tự phát hiện của các cơ quan, tổ chức, đơn vị
và thu hồi triệt để tài sản tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng.
Bảy là, tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm với nội dung về
PCTN; tập trung xem xét, đánh giá vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với những cơ quan, tổ chức có chức năng quản lý
nhà nước trong PCTN về việc tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN; kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân chấp
hành không nghiêm các quy định pháp luật.
Tám là, chú trọng phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí,
truyền thơng và mỗi cán bộ, đảng viên, công dân trong tổ chức thực hiện pháp luật vể PCTN. Tăng cường các biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng, người thân thích của người tố cáo và có hình thức khen thưởng, biểu dương, động viên kịp thời, xứng đáng đối với người có thành tích trong tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng.
Chín là, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường đầu tư nguồn lực
con người, tài chính cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong PCTN; tiếp thu những kinh nghiệm tốt và phù hợp của thế giới để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN. Củng cố lòng tin của nhân dân, bạn bè quốc tế,
các đối tác hợp tác của Việt Nam. Trước mắt cần tăng cường chỉ đạo, tổ chức
việc nghiên cứu để sớm đề xuất nội luật hóa những quy định của Công ước
Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà pháp luật Việt Nam chưa đáp ứng như: Hình sự hóa hành vi làm giầu bất hợp pháp; Quy định hành vi tham nhũng của pháp nhân và các biện pháp xử lý nghiêm đối với pháp nhân tham nhũng cả về hành chính, kinh tế và hình sự; Quy định cụ thể việc xử lý hành
vi đưa, nhận hối lộ giữa các cá nhân, tổ chức của Việt Nam với công chức nước ngoài hoặc cán bộ của các tổ chức quốc tế công bất kể việc thực hiện
hành vi ở trong hành ngoài lãnh thổ Việt Nam.