sở và điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở
1.3.1. Các yếu tố ảnh hướng đến pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở
*Yếu tố chính trị
Dân chủ - bản thân nó là một q trình chính trị - pháp lý phức tạp, cùng vận hành với các yếu tố chính trị - xã hội khác và chịu tác động mạnh mẽ từ các yếu tố chính trị - xã hội khác của đất nước.
Sự ảnh hưởng của yếu tố chính trị đến pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở trước hết thể hiện ở chế độ chính trị. Một chế độ chính trị có xu hướng độc tài, chuyên chế thường song hành với pháp luật xâm hại và tàn lụi của dân chủ và nhân quyền (trước hết là các quyền chính trị - dân sự). Chế độ chính trị dân chủ, tiến bộ có mục tiêu chính trị vì con người, quan tâm tới việc xây dựng đường lối, chiến lược, chính sách, pháp luật lấy con người làm trung tâm, hướng tới việc tạo mọi khả năng bảo đảm tốt nhất quyền con người sẽ là bảo đảm chắc chắn nhất cho các quá trình và phạm vi dân chủ [31]. Sự ổn định chính trị của đất nước, sự hài hồ về lợi ích giữa các lực lượng xã hội, sự dân chủ trong Đảng, trong Nhà nước và trong các tổ chức chính trị xã hội khác của đất nước tạo điều kiện để Nhân dân lao động tham gia một cách bình đẳng và ngày càng nhiều vào các lĩnh vực quản lý Nhà nước và xã hội, ảnh hưởng tích cực đến việc hiện thực hóa các mục tiêu của pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở.
Ngoài ra, sự tác động của yếu tố chính trị đến pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở còn biểu hiện ở cơ chế hợp lý để vừa chế ngự Nhà nước nhằm
giảm tối đa sự vi phạm dân chủ vừa phát huy tính trách nhiệm, tích cực của Nhà nước trong nghĩa vụ đảm bảo thực thi quyền làm chủ của Nhân dân. Theo đó, đặt ra trách nhiệm của Nhà nước phải kiềm chế không can thiệp (trực tiếp hay gián tiếp) vào việc hưởng thụ các quyền con người của cá nhân, liên quan trước hết đến các quyền chính trị và dân sự; trách nhiệm của Nhà nước phải có những hành động tích cực dân chủ cơ sở được thực hiện trên thực tế thông qua việc thể chế và đưa các quy định pháp luật về dân chủ cơ sở vào cuộc sống; cũng như trách nhiệm của Nhà nước phải ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân từ phía các chủ thể khác. Điều này trực tiếp đặt ra yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền trong đó thừa nhận nguyên lý chủ quyền nhân dân và ưu thế của pháp luật, biến pháp luật trở thành đạo đức của Nhà nước, bằng việc ghi nhận tính bất khả xâm phạm các quyền và tự do của công dân, đi đơi với tính tất yếu hồn thiện các cơng cụ tổ chức Nhà nước mà trước hết là hoàn thiện các cơ quan Nhà nước với tính cách là các cơng cụ bảo hộ pháp lý đối với quyền lực nhân dân.
*Cải cách hành chính Nhà nước
Nội dung cải cách hành chính ở nước ta hiện nay trên tất cả các lĩnh vực đang đòi hỏi pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở cần có những quy định về tăng cường giáo dục pháp luật cho cơng dân, tạo lịng tin và nếp sống làm việc theo pháp luật của cán bộ, công chức cũng như của các tầng lớp Nhân dân; quy định để phát huy vai trò của các cơ quan truyền thơng, báo chí để khơng chỉ là phương tiện phổ biến thơng tin một cách chính xác, kịp thời mà phải trở thành công cụ hữu hiệu để phân tích, dự báo, phản biện chính sách cho xã hội và là diễn đàn để Nhân dân trao đổi, bày tỏ ý kiến tham gia quản lý Nhà nước [15].
cơng khai thủ tục hành chính, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi cơng vụ. Nếu như chính quyền cơ sở có một hệ thống thủ tục hành chính hợp lý, đồng bộ; hệ thống cán bộ, công chức chính quyền có tài, có đức sẽ góp phần bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân ở cơ sở.
* Quá trình hội nhập quốc tế
Chặng đường hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế vừa qua của nước ta là quá trình nhiều thử thách và khó khăn, được ví như hành trình “từ sơng ra biển lớn”. Trong q trình này, việc xây dựng hệ thống pháp luật để thúc đẩy hội nhập quốc tế đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Việt Nam đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu pháp luật quốc tế để hoàn thiện quá trình xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở nói riêng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cơng cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Ví dụ như: nghiên cứu cơ chế tự quản địa phương trong Luật của Hàn Quốc; cho phép thí điểm Nhân dân địa phương trực tiếp bầu chức danh Chủ tịch UBND cấp xã trên cơ sở tham khảo mô hành “hai lần bỏ phiếu” của Trung Quốc ...
*Việc ban hành và tổ chức thi hành Hiến pháp năm 2013
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Hiến pháp năm 2013 thay thế Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Khi sửa đổi Hiến pháp, các quy định về hệ thống chính trị nói cung, hệ thống chính quyền địa phương nói riêng; các quyền thực hiện dân chủ của Nhân dân ở cơ sở (ví dụ như quyền con người, quyền tham gia quản lý Nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo; quyền giám sát...) đã được đánh giá, nghiên cứu đề xuất những thay đổi nhất định. Chính vì vậy, pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở có nhiệm vụ quan trọng trong việc cụ thể hóa những điểm mới của bản Hiến pháp mới nhằm bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân ở cơ sở.
1.3.2. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật về dân chủ cơ sở cũng như dân chủ ở cấp xã nói riêng. Việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở chịu sự ảnh hưởng nhất định bởi các điều kiện tự nhiên như địa hình, thời tiết, khí hậu, sơng ngịi, đất đai, nguồn nước... các điều kiện này sẽ ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, hình thành các khu vực nơi người dân sinh sống (vùng núi, vùng cao, vùng đồng bằng, thành thị hay vùng sâu, vùng xa...). Những yếu tố này sẽ hình thành nên chất lượng và những đặc điểm của dân cư (trình độ văn hố, mặt bằng dân trí, ý thức pháp luật, thói quen, phong tục tập quán và lối sống theo pháp luật... của cộng đồng dân cư) nên có những ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế. Dân chủ và kinh tế là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kinh tế tạo điều kiện để xây dựng dân chủ, nhưng dân chủ cũng tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Kinh tế càng phát triển, năng suất lao động cao, cơ sở hạ tầng của xã hội ngày càng phát triển hoàn thiện sẽ bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền công dân và quyền con người. Sự phát triển kinh tế bảo đảm cho triển vọng của nền dân chủ, sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra được một tầng lớp trung lưu và sẽ tạo điều kiện cho dân chúng có học thức cao hơn trước và đó là mơi trường mới thuận lợi cho dân chủ hoá. Cũng cần thấy rằng dân chủ đã tạo điều kiện phân phối cơng bằng hơn phúc lợi xã hội, nhờ vậy kích thích sự phát triển kinh tế. Trình độ kinh tế ở mỗi vùng miền khác nhau nên sự ảnh hưởng của yếu tố này đến việc thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở cũng khác nhau [34].
Dân chủ và việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở không chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế mà cịn phụ thuộc vào điều kiện văn hố - xã hội.
hố, thơng tin, thể dục, thể thao, y tế, chăm sóc sức khỏe, cơng tác dân số, lao động, việc làm, xố đói giảm nghèo… sẽ phản ánh phần nào về một xã hội giàu có. Một xã hội giàu có sẽ có tác động thuận lợi đến quá trình dân chủ hố xã hội vì có khả năng, trong phần lớn các trường hợp, xoa dịu được sự bất bình đẳng xã hội. Thực tế chứng minh rằng, sự phân cực do bất bình đẳng xã hội sẽ làm nảy sinh những mâu thuẫn hoặc xung đột chính trị, mà nhiều khi khơng thể sử dụng thiết chế và phương pháp dân chủ để giải quyết các xung đột đó. Do vậy, sự phân cực giàu nghèo trong xã hội là rào cản to lớn cho quá trình thực hiện dân chủ, mặc dù dân chủ cũng khơng dễ có trong một xã hội với chế độ phân phối của cải xã hội theo hình thức cào bằng, bình quân chủ nghĩa.
*Sự phát triển của khoa học công nghệ
Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển một cách mạnh mẽ như hiện nay thì thơng tin là yếu tố hết sức quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành. Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở gắn liền với yếu tố thông tin. Thông tin nhanh hay chậm, chất lượng hay không đảm bảo chất lượng bên cạnh việc phụ thuộc vào cơng nghệ hiện đại thì một phần nó cịn phù thuộc vào các yếu tố của điều kiện tự nhiên. Sự phát triển của phương tiện thông tin giúp cho dân chúng nhanh chóng có thơng tin để có thể tham gia bàn luận, đánh giá và lựa chọn những quyết định chính trị đúng đắn; ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong một quốc gia rộng lớn về lãnh thổ, với dân số đơng thì sự yếu kém và lạc hậu về hạ tầng thông tin sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của dân chủ [34].
* Trình độ dân trí (trình độ hiểu biết các vấn đề chính trị - xã hội)
Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở. Trình độ dân trí cao là điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi
xử sự hợp pháp. Với người có trình độ văn hóa cao họ sẽ dễ dàng hiểu biết pháp luật, nhận thức đúng pháp luật và dẫn đến việc thực hiện pháp luật tốt. Ngược lại, với những người trình độ văn hóa thấp, sẽ khó khăn cho họ trong việc hiểu biết cũng như thực hiện pháp luật. Do trình độ dân trí khơng đồng đều, nhận thức của Nhân dân cịn thấp nên việc tiếp thu chủ trương về thực hiện dân chủ cơ sở cịn có những hạn chế thể hiện ở hai khuynh hướng: bàng quan hoặc lạm dụng dân chủ. Trong xã hội, những bộ phận cơng dân có trình độ dân trí thấp thường đứng ngồi chính trị và dễ trở thành đối tượng cho các mánh khóe, thủ đoạn của những lực lượng chính trị cơ hội [36].
Thực tiễn đã chứng minh, chỉ khi nào người dân tự giác nhận thức được quyền hạn và nghĩa vụ của mình, tự giác tham gia vào cơng việc Nhà nước, công việc xã hội, hoạt động với tư cách là cơng dân có tri thức văn hố mới thực sự có điều kiện thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật về dân chủ và dân chủ cơ sở nói riêng. Hành vi xử sự của các chủ thể thực hiện pháp luật là yếu tố quyết định tính hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật. Hành vi đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có ý thức pháp luật, thể hiện những tri thức pháp luật mà con người có được, ở ý chí, thái độ, tình cảm của họ đối với pháp luật. Vì vậy, trong quá trình thực hiện pháp luật, các quy phạm pháp luật chỉ được thực hiện đúng đắn, chính xác, kịp thời khi chủ thể hiểu được chính xác nội dung, ý nghĩa của quy phạm, hay nói cách khác là chủ thể có ý thức pháp luật.
*Hệ thống pháp luật
Thực hiện dân chủ cơ sở có hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất lớn vào sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, trong đó phải kể đến các văn bản pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở
phạm pháp luật quy định dân chủ cơ sở phải được ban hành đồng bộ, hoàn thiện về nội dung, đạt yêu cầu về quy trình ban hành và kỹ thuật văn bản. Hệ thống pháp luật dân chủ cơ sở phải có tính ổn định, bảo đảm tính chuẩn mực, có tính nhất qn, hệ thống và tính phù hợp... Bên cạnh yếu tố về nội dung, các quy định củ
ật về quy trình thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở cũng địi hỏi phải được hồn thiện, việc áp dụng phải phù hợp với từng điều kiện, hồn cảnh, tính chất và từng loại vụ việc cụ thể.
*Bộ máy Nhà nước
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật phải được tổ chức một cách khoa học có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… để xử lý công việc nhanh chóng, khơng chồng chéo. Chẳng hạn, trong giai đoạn hiện nay, thực hiện dân chủ cơ sở cần chú trọng đến việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính có liên quan đến cơng dân, đề cao các quyền tự do dân chủ của công dân, đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật...
* Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở
Điều 3 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 quy định chính quyền cấp cơ sở chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người trực tiếp giác ngộ, tuyên truyền đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, nội dung pháp luật về dân chủ ở cấp xã cho Nhân dân. Thực tế những năm qua cho thấy, một khi có chủ trương hợp lịng dân, có đội ngũ cán bộ mẫn cán, thực sự là “công bộc của dân” thì dân tin tưởng và hăng hái tham gia mọi phong trào. Thông qua phong trào của quần chúng, vai trò của đội ngũ cán bộ cũng được thể hiện
rõ theo hai chiều hướng: hoặc được đề cao phát huy, hoặc bị tẩy chay, tiêu cực. Để xảy ra những hiện tượng tiêu cực tại cơ sở, nhiều cán bộ tâm huyết phải thẳng thắn thừa nhận rằng: do họ chưa thực sự bám sát địa bàn (quần chúng).
Tiểu kết chương 1
Dân chủ cơ sở là biểu hiện cụ thể của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là sự đảm bảo nguyên tắc toàn bộ quyền lực thuộc về Nhân dân tại cơ sở trên nền tảng thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Kết quả tổ chức, triển khai thực hiện dân chủ cơ sở được đánh giá trên các tiêu chí cơ bản sau: Tiêu chí đánh giá về hiệu quả tổ chức thực hiện của chính quyền cơ sở; Tiêu chí đánh giá về tác động đối với đời sống địa phương; Tiêu chí đánh giá về trình độ hiểu biết và mức độ thực hiện nội dung pháp luật quy định về thực hiện dân chủ cơ sở của Nhân dân...
Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở là hệ thống các quy định về những nội dung dân chủ cơ sở. Nội dung pháp luật về dân chủ cơ sở rất rộng, có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân nơi cư trú thông qua việc thực hiện quyền được biết, quyền được bàn và quyết định, quyền được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định và quyền giám sát đối với những nội dung có liên quan tới đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của người dân ở cơ sở bằng những hình thức nhất định, phù hợp với các