Tóm tắt hoạt động kinh doanh ACB 2010-2012

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB) (Trang 32 - 34)

Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tổng tài sản 205.103 281.019 176.300 75.916 37,01 -104.719 -37,26 Huy động vốn 137.881 185.637 140.700 47.756 34,64 -44.937 -24,21 Dư nợ cho vay 87.195 102.809 102.800 15.614 17,91 -9 -0,01 Lợi nhuận trước thuế 3.102 4.203 1.042,67 1.101 35,49 -3.160,33 -75,19

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB)

Tổng tài sản:

Tổng tài sản thể hiện quy mô của ngân hàng. Tổng tài sản của ACB năm 2011 tăng 37%, tương đương 75.916 tỷ đồng so với năm 2010. Trong toàn bộ mức tăng tổng tài sản này, có đến 63% xuất phát từ tiền gửi khách hàng. Năm 2012, tình hình tài sản của ACB biến động mạnh. Tổng tài sản giảm đến 104.719 tỷ đồng, tương đương 37,26%. Nguyên nhân đầu tiên là do chủ trương ngừng huy động và cho vay bằng vàng của Ngân hàng Nhà nước. ACB phải giảm nguồn vốn huy động vàng, một phần làm giá trị vàng tại quỹ giảm, mặt khác làm giảm tính thanh khoản để phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng. Bên cạnh đó, do sự cố tháng 8/2012, khách hàng rút tiền ào ạt tại các chi nhánh và phòng giao dịch của ACB, khiến lượng tiền mặt giảm rõ rệt. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại ACB cũng giảm, tuy nhiên đó là tình trạng chung của các ngân hàng năm 2012, do tình hình thanh khoản trên thị trường khó khăn nên các ngân hàng đều rút tiền phòng thủ.

Huy động vốn:

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại. tại ACB , trong năm 2011, tiền gửi khách hàng của ACB đạt 185.637 tỷ đồng, tăng gần 35% so với năm 2010 trong khi bình quân ngành chỉ tăng trưởng 14,4%. Thị phần huy động của ACB năm 2011 ước tính ở mức 6,5%, tăng gần 1% so với đầu năm.

Gần đây hoạt động huy động của ACB có những biến động mạnh, cụ thể trong năm 2012, số dư huy động giảm khá nhanh, giảm 44.937 tỷ đồng, tương đương 24,21%

so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm vốn huy động này là do luồng tiền rút ra khá mạnh sau sự cố tháng 8. Ngoài ra, theo quy định của NHNN, ACB đã phải đóng trạng thái vàng, vốn chiếm đến 1/3 nguồn vốn huy động của ACB, vừa làm giảm nguồn vốn huy động, vừa khiến tình hình kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu từ NHNN, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2012 tăng khoảng 16%, được xem là tăng khá mạnh, có ngân hàng đạt mức tăng 100% so với năm 2011. Tuy nhiên, dù lượng tiền gửi giảm song xét về tồng huy động vốn thì ACB lại đứng thứ 5 trong các ngân hàng hút khách gửi tiền nhất (Nguyễn Hằng, 2013).

Dư nợ cho vay:

Hoạt động tín dụng tiếp tục là hoạt động chủ yếu tạo nên thu nhập cho ACB. Với chính sách tăng tốc tín dụng ngay từ đầu năm, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của ACB năm 2011 tăng trưởng 18%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân ngành. Cuối năm 2011, dư nợ cho vay khách hàng đạt 102.809 tỷ đồng, bằng 1,2 lần so với cuối năm 2010, đưa thị phần tín dụng của ACB tăng thêm 0,2% lên 4%. Trong năm này, huy động tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng của ACB đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ bình qn ngành.

Tình hình tín dụng năm 2012 của ACB khơng thay đổi so với năm trước, giảm 9 tỷ đồng, tương đương 0,01%. Một phần do kinh tế Việt Nam năm 2012 bị suy giảm với bối cảnh kinh tế suy thối và sự sụp đổ của hàng chục nghìn doanh nghiệp. Năm 2012 tồn ngành ngân hàng đối mặt với tăng trưởng tín dụng thấp, tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm và cả năm chỉ đạt 8,9%, là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1992, do nền kinh tế không hấp thu được vốn tín dụng vốn lãi suất cịn khá cao và những điều kiện cho vay thận trọng hơn trước. Thêm vào đó, với ACB, sự cố tháng 8 năm 2012 đã làm việc mở rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư, tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn. Năm 2013 đặt ra một thách thức không nhỏ cho ACB trong việc củng cố địa vị của mình cũng như cải thiện các chỉ tiêu đã đề ra.

Lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ACB năm 2011 đạt xấp xỉ 4.203 tỷ đồng, bằng 1,35 lần năm 2010 và vượt kế hoạch đã công bố đầu năm.

Lợi nhuận giảm mạnh nhất trong tất cả các chỉ tiêu tại năm 2012. Lợi nhuận năm 2012 giảm hơn 3000 tỷ đồng, tương đương 75% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận do tình hình khó khă của nên kinh tế, khách hàng gặp khó khăn nên nguồn thu từ khoản vay của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Trích lập dự phịng tăng do nợ dưới tiêu chuẩn tăng cũng làm giảm lợi nhuận. Thêm vào đó, sự cố nằm ngồi tầm kiểm sốt vào tháng 8/2012 đã khiến ngân hàng không thể đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra, ACB đi đầu

trong việc bán vàng để bình ổn thị trường, nhưng sự cố tháng 8 và chủ trương của NHNN trong việc đóng trạng thái vàng. Ngồi ra, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước hạn chế các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới hoạt động vơ hình chung làm cho chi phí đầu tư về nhân lực, tài sản, xây dựng cơ bản cho công tác phát triển mạng lưới của ACB chưa được sử dụng hiệu quả, tỷ lệ chi phí điều hành/tổng thu nhập thuần tăng, ảnh huởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.

Các chỉ số về khả năng sinh lời

Các chỉ số về hiệu quả hoạt động của ngân hàng được thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB) (Trang 32 - 34)