- Nghe kém
- Đau tai
2.2.3.2. Triệu chứng thực thể
Nội soi tai :Phân loại túi co kéo thượng nhĩ theo Tos năm 1980
+ Độ 1: TCK nhỏ ở thượng nhĩ, đáy túi chưa dính vào xương búa.
+ Độ 2: TCK có đáy túi tiếp xúc với cổ của xương búa và dính vào nó.
+ Độ 3: TCK ăn sâu vào phía sau tường thượng nhĩ bắt đầu có tổn thương xương nhẹ.
+ Độ 4: TCK ăn sâu vào phía sau tường thượng nhĩ, ăn mòn tường thượng nhĩ và tổn thương xương búa có thể cả xương đe.
2.2.3.3. Cận lâm sàng
• Thính lực đồ
- Ngưỡng nghe ĐK và ĐX ở các tần số 500, 1000, 2000 và 4000 Hz, đơn vị tính bằng dB.
- PTA trung bình của tần số 500, 1000, 2000 và 4000 Hz, đơn vị tính bằng dB.
- ABG trung bình tính bằng trung bình khoảng Rinne ở 4 tần số 500, 1000, 2000, 4000 Hz, đơn vị tính dB.
- Phân loại nghe kém trên thính lực đồ theo 3 dạng:
+ TLĐ nghe kém dẫn truyền
+ TLĐ nghe kém tiếp nhận
• Nhĩ lượng đồ
- Hình dạng nhĩ đồ: Hình thái nhĩ đồ tại 1 thời điểm với phân loại Jerger: A, As, Ad, B, C[34], so sánh biến thiên nhĩ đồ theo trục tung, hoành qua các giai đoạn.
+ Nhĩ đồ dạng A: Đỉnh nhọn, cân đối, áp lực đỉnh, độ thông thuận bình thường.
+ Dạng As: Đỉnh nhọn, áp lực đỉnh bình thường, độ thông thuận giảm dưới 0,5ml.
+ Dạng Ad: Đỉnh nhọn, áp lực đỉnh bình thường, độ thông thuận giảm trên 1,5ml.
+ Nhĩ đồ dạng B: Nhĩ đồ là đường thẳng.
+ Nhĩ đồ dạng C: Đỉnh nhọn, nhưng áp lực đỉnh âm dưới – 50ml, độ thông thuận bình thường.
- Chỉ số về độ thông thuận: Là độ cao nhĩ đồ trên trục tung, đơn vị tính ml
- Áp lực đỉnh nhĩ đồ: Là vị trí nhĩ đồ trên trục hoành, đơn vị tính daPa
2.3. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
• Khám tai bằng máy nội soi tai mũi họng có chụp hình
Ảnh 2.1.Optic nội soi 0O
• Máy đo thính lực đơn âm AC40, Interacoustic, Đan Mạch.Kỹ thuật đo được thực hiện bởi bác sĩ của khoa thính học và thăm dò chức năng.
Ảnh 2.2. Máy đo thính lực đơn âm AC40, Interacoustic, Đan Mạch
• Máy đo nhĩ lượng: Đo bằng máy đo trở kháng AZ 26 của Đan Mạch, máy đo nhĩ lượng có tần số đầu dò 226Hz, dải áp lực bơm từ -400daPa đến +200daPa. Kỹ thuật cũng được đảm nhiệm bởi bác sĩ của khoa thính học và thăm dò chức năng.
Ảnh 2.3. Máy đo nhĩ lượngAZ 26 của Đan Mạch
• Kính hiển vi phẫu thuật: Carl Zeiss của Đức.
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Xử lý, kiểm định số liệu theo chương trình SPSS 16.
- Xác định giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.
- So sánh tỉ lệ bằng test χ2
- So sánh trung bình bằng t-test
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
- Mục đích nghiên cứu chỉ phục vụ mục đích khoa học và nghiên cứu này không gây ra bất cứ tác hại xấu nào tới bệnh nhân
- Các đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ và tình nguyện tham gia
Chương 3 KẾT QUẢ 3.1 .ĐẶCĐIỂM LÂM SÀNG 3.1.1. Đặcđiểm chung Bảng 3.1. Nhóm tuổi Nhóm tuổi n % 7- 15 2 6,7 16- 30 7 23,3 31- 45 9 30 46- 62 12 40 N 30 100 Nhận xét :
- Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 38,7 ± 14,89 tuổi.Trong đó nhỏ nhất là 7 tuổi , cao nhất là 62 tuổi.
- Nhóm tuổi thường gặp là từ 46- 62 chiếm tỷ lệ 12/30(40%), cao hơn nhóm tuổi 7-15 là 2/30(6,67%).
Biểu đồ 3.1. Giới (N=30)
Nhận xét :
- Nhóm bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 12/30 (40%) ít hơn nhóm bệnh nhân nữ 18/30 (60%).
Biểu đồ 3.2. Lý do đến viện (N=36) Nhận xét:
- Ở độ 2triệu chứng ù tai chiếm tỷ lệ là 4/5 (80%), chiếm tỷ lệ 2/5, nghe kém đơn thuần chiếm tỷ lệ 1/5 (20%),không có bệnh nhân nào đau tai ở độ 2.Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Ở độ 3 có9/14 (64,29%) bệnh nhân có triệu chứng nghe kém và ù tai, có 2/14 (14,29%) bệnh nhân nghe kém đơn thuần, 3/14
(21,43%) ù tai đơn thuần, không có bệnh nhân nào xuất hiện cả 3 triệu chứng.
- Ở độ 4 có 9/17 (52,94%) đến viện vì lý do nghe kém và ù tai, 4/17 (23,53%) nghe kém đơn thuần, 1/17 (5,88%) nghe kém và đau tai, có 3/17 (17,65%) bệnh nhân xuất hiện cả 3 triệu chứng. Sự khác biệt của triệu chứng nghe kém vàù tai giữa các giai đoạn cóý nghĩa
3.1.2. Triệu chứng cơ năng
Biểu đồ 3.3.Triệu chứng cơ năng(N=36) Nhận xét:
- Nghe kém là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất chiếm tỷ lệ29/36(80,56%), ù tai gặp trong 28/36(77,78%), đau tai là triệu chứng ít gặp hơn tỷ lệ 4/36(11,11%). Sự khác biệt đau tai với các triệu chứng cơ năng kháccó ý nghĩa thống kê với p<0,05
Bảng3.2. Tính chất ù tai (N=28)
Ù tai Ù tiếng trầm Ù tiếng cao
n 27 1
% 96,43 3,57
Nhận xét:
- Ù tiếng trầm là 27/28 (96,43%), ù tiếng cao 1/28 (3,57%) . Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05
3.1.3. Triệu chứng thực thể
Tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 30, trong đó chúng tôi nghiên cứu 36 tai có túi co kéo thượng nhĩ.
Nhận xét:
- Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp độ 1.
- Độ 2 gặp 05/36 (13,89%), độ 3 gặp 14/36 (38,89%), độ 4 gặp 17/36 (47,22%). Sự khác biệt giữa các độ TCKTN có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Bảng 3.3.Biểu hiện bệnh lý tai đối bên
Biểu hiện n %
Túi co kéo thượng nhĩ 6 20
Xẹp nhĩ toàn bộ hoặc khu trú màng căng 6 20
Màng nhĩ có lỗ thủng 4 13,33
VTG màng nhĩ đóng kín 1 3,33
Đã phẫu thuật VTG hoặc xẹp nhĩ 2 6,67
Không có biểu hiện bệnh lý 11 36,67
N 30 100
Nhận xét:
- Có19/30 (63,33%) bệnh nhân bị bệnh cả 2 tai, trong đó bệnh nhântúi co kéo thượng nhĩ cả 2 tai chiếm tỷ lệ 6/30 (20%). Sự khác biệt giữa nhóm bị bệnh cả 2 tai với mẫu cóý nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Trên cùng một bệnh nhân túi co kéo thượng nhĩ 2 tai, mức độ túi co kéo cũng khác nhau.
Ảnh 3.1. TCKTN độ 2 Vũ Đức D (SBA: 12363830) Ảnh 3.2. TCKTN độ 2 Phí Đình H (SBA: 12251035) Ảnh 3.3. TCKTN độ 3 Vũ Văn S (SBA: 12371911) Ảnh 3.4. TCKTN độ 3 Nguyễn Văn P (SBA: 11057868)
Ảnh 3.5. TCKTN độ 4 Nguyễn Thị B (SBA: 12363996)
Ảnh 3.6. TCKTN độ 4 Ngô Thị M (SBA: 11083624) 3.1.4. Thính lực
Biểu đồ 3.5. Phân loại nghe kémcủa túi co kéo thượngnhĩ (N=36)
Nhận xét :
- TLĐ bình thường chiếm tỷ lệ 6/36 (16,7%). Nghe kém dẫn truyền gặp nhiều nhất với tỷ lệ là 19/36 (52,8%). Nghe kém hỗn hợp chiếm tỷ lệ 11/36 (30,6%).Không gặp trường hợp nào nghe kém tiếp nhận. Sự khác biệt giữa các dạng nghe kém trên TLĐ có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.4. Đặc điểm sức nghe của túi co kéo thượng nhĩ Tần số(Hz) 500 1000 2000 4000 Trung bình ĐX (dB) 11,39 10,42 13,47 13,61 11,97 ĐK (dB) 34,86 33,89 30,14 36,11 33,75 Khoảng cách ĐK-ĐX 23,47 23,47 16,67 22,5 21,78 Nhận xét: - ỞĐX sức nghe tại các tần số 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz, 4000 Hz chiếm tỷ lệ tương ứng là 11,39 dB ; 10,42 dB ;13,47 dB ; 13,61 dB. Sự khác biệt sức nghe giữa các tần sốởĐX không cóý nghĩa thống kê với p>0,05.
- ỞĐK sức nghe tại các tần số 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz, 4000 Hz chiếm tỷ lệ tương ứng là 34,86 dB ; 33,89 dB ; 30,14 dB ; 36,11 dB. Sự khác biệt cóý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Khoảng cách ĐK- ĐX sức nghe tại các tần số 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz, 4000 Hz chiếm tỷ lệ tương ứng là23,47 dB ; 23,47 dB ; 16,67 dB ; 22,5 dB. Sự khác biệt cóý nghĩa thống kê với p<0,05. - PTA là 33,75 ± 15,16 dB.
Hình 3.1. TLĐ- TCKTN Độ 2
Ngô Thị M (SBA:11083624) Nguyễn Văn P (SBA:11057868Hình 3.2. TLĐ- TCKTN Độ 2 )
Hình 3.3. TLĐ- TCKTN Độ 3 Lê Văn T (SBA: 12396117)
Hình 3.4. TLĐ- TCKTN Độ 3 Đinh Văn L (SBA: 10129155)
Hình 3.5. TLĐ- TCKTN Độ 4
3.1.5. Nhĩ lượng
Biểu đồ 3.6. Các hình tháinhĩ đồ của túi co kéo thượng nhĩ (N=36)
Nhận xét:
- Gặp nhiều NLĐ dạng phẳng(B) và dạng cánh trái đỉnh lệchâm (C) chiếm tỷ lệ lần lượt là 20/36(55,56%) và 10/36(27,78%). NLĐ dạng bình thường (A) và dạng cân đối, đỉnh thấp (As) chiếm tỷ lệ lần lượt là 3/36(8,33%) và 3/36(8,33%).Sự khác biệt giữa các hình thái NLĐ có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.5. Đặc điểm nhĩ lượng của túi co kéo thượng nhĩ Chỉ số nhĩ lượng Trung bình ECV 1,97 ± 0,84 SC 0,35 ± 0,24 MEP -141,08 ± 111,34 N 36 Nhận xét:
- Thể tíchống tai ngoài của TCKTN là 1,97 ± 0,84 ml
- Độ thông thuận của TCKTN là 0,35± 0,24 ml
Hình 3.7. NLĐ-TCKTN Độ 2
Phí Đình H (SBA: 12251035) NguyễnThịThuýV(SBA:13276)Hình 3.8. NLĐ-TCKTN Độ 2
Hình 3.9. NLĐ-TCKTN Độ 3 Lê Văn T (SBA: 12396117)
Hình 3.10. NLĐ-TCKTN Độ 3 Ngô Thị M (SBA:11083624)
Hình 3.11. NLĐ-TCKTN Độ 4 LêThịMaiP(SBA:1229116)
Hình 3.12. NLĐ-TCKTN Độ 4 Lưu Tiến D (SBA:10119135)
3.2. ĐỐI CHIẾU LÂM SÀNG VỚI THÍNH LỰC VÀ NHĨ LƯỢNG 3.2.1. Đối chiếu lâm sàng với thính lực
Bảng 3.6.Đối chiếu mức độ nghe kém với thực thể
Giai đoạn PTA n
Độ 2 14,75 ± 3,23 5
Độ 3 29,19 ± 14,23 14
Độ 4 43,08 ± 10,60 17
Nhận xét:
- PTA của TCKTN độ 2, 3 và 4 tăng dần theo thứ tự tương ứng là 14,75 ± 3,23dB; 29,19 ± 14,23dB; 43,08 ± 10,60 dB.Sự khác nhau củaPTA giữa các giai đoạn TCKTN có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.7. Đối chiếu loạinghe kémvới thực thể Nghe kém Giai đoạn Bình thuờng Dẫn truyền Hỗn hợp Độ 2 4 1 0 Độ 3 2 8 4 Độ 4 0 10 7 N 6 19 11 Nhận xét: - Độ 2 gặp nhiều TLĐ dạng bình thường tỷ lệ là 4/5(80%). TLĐ dạngnghe kém dẫn truyền chiếm tỷ lệ 1/5(20%). Không có TLĐ dạngnghe kém hỗn hợp. Sự khác biệtTLĐ bình thường giữa cácgiai đoạn TCKTNcóý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Độ 3gặpdạng nhĩđồ bình thường, dạng nghe kém dẫn truyền, dạng nghe kém hỗn hợp chiếm tỷ lệ tương ứng là 2/14(14,29%), 8/14(57,14%), 4/14(28,57%). Sự khác biệtgiữa các dạng TLĐcóý nghĩa thống kê với p<0,05
- Độ 4 dạngTLĐnghe kém dẫn truyền vànghe kém hỗn hợp chiếm tỷ lệ tương ứng là 10/17(58,82%) và 7/17(41,18%). Không cónhĩđồ bình thường. Sự khác biệtgiữa các dạng TLĐcóý nghĩa thống kê vớip<0,05. Sự khác biệt TLĐ nghe kém dẫn truyền giữa các giai đoạn TCKTN cóý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.8.So sánh ABG qua các giai đoạn túi co kéo thượngnhĩ
Giai đoạn ABG n
Độ 2 12,25 ± 2,05 5
Độ 3 17,23 ± 7,63 14
Độ 4 27,79 ± 6,15 17
Nhận xét:
- ABG trong TCKTN tăng dần theo thứ tựđộ 2, 3và4 .
- Độ 2 ABG là 12,25± 2,05 dB, độ 3 ABG là 17,23 ± 7,63 dB, độ 4 ABG là 27,79 ± 6,15 dB.Sự khác biệt ABG giữa các giai đoạn TCKTN có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.2.2. Đối chiếu lâm sàng với nhĩ lượng
Bảng 3.9. Đối chiếu hình thái nhĩ đồvới thực thể
Hình thái nhĩ đồ Giai đoạn A As C B Độ 2 2 0 3 0 Độ 3 1 2 3 8 Độ 4 0 1 4 12 n 3 3 10 20 Nhận xét:
- Độ 2 chủ yếu gặp NLĐ dạng A và NLĐ dạngC chiếm tỷ lệ tương ứng là 2/5(40%) và 3/5(60%). Không có nhĩ đồ dạng As và B. Sự khác biệt NLĐ dạng A giữa các giai đoạn cóý nghĩa thống kê với p<0,05 - Độ 3 nhĩđồ dạng A, As, B, C chiếmtỷ lệ tương ứng là 1/14 (7,14%),
2/14 (14,29%), 8/14 (57,14%), 3/14 (21,43%).Sự khác biệt NLĐ dạng B giữa các giai đoạn cóý nghĩa thống kê với p<0,05
- Độ 4 gặp nhiềuNLĐ dạng B tỷ lệ là 12/17 (70,59%). Nhĩđồ dạng As và C chiếm tỷ lệ tương ứng là 1/17 (5,89%) và 4/17 (23,53%).
Bảng 3.10. Sự biến hoá củanhĩ đồ qua các giai đoạn của TCKTN
đoạn A As
Độ 2
Độ 3
Độ 4
Nhận xét:
- Ta thấy nhĩ đồ qua các giai đoạn biến thiên theo cả trục tung và trục hoành.
- Trên trục tung đỉnh nhĩ đồ thấp dần về giá trị 0.
- Trên trục hoành đỉnh nhĩ đồ di chuyền dần về bên âm. - Đỉnh nhĩ đồ từ đỉnhnhọn chuyển sang đỉnh tù.
- Từ dạng nhĩđồ sơ cấp chuyển sang nhĩđồ thứ cấp và nhĩđồ tam cấp.
Giai đoạn Độ Thông thuận n
Độ 2 0,50 ± 0,22 5
Độ 3 0,43 ± 0,27 14
Độ 4 0,24 ± 0,18 17
Nhận xét:
- Độ thông thuận của TKCTN giảm dần về phía giá trị 0 theo thứ tự độ 2, 3 và4
- Độ 2 SC là 0,50 ± 0,22 ml ;độ 3 SC là 0,43 ± 0,27 ml ;độ 4 SC là 0,24 ± 0,18 ml. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.
Biểu đồ 3.7.Áp lựcđỉnh qua các giai đoạn túi co kéo thượngnhĩ
Nhận xét:
- Áp lựcđỉnh của TCKTN giảm dần về bên áp lựcâm tương ứng với độ 2,3 và 4.
- Độ 2 MEP là-39,60 ± 55,69daPa ;độ 3 MEP là-136,93 ± 104,13daPa ;độ 4 MEP là -174,35 ± 114,55 daPa.Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA TÚI CO KÉO THƯỢNG NHĨ 4.1.1. Đặcđiêm chung
Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 38,7 tuổi. Kết quả này cũng tương ứng với các kết quả nghiên cứu của các tác giả Hoàng Vũ Giang [8] là 30,1 tuổi, của Đào Trung Dũng [7] là 33,5 tuổi. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhóm tuổi duới 16 chiếm tỷ lệ 2/30 (6,7%), trong đó bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 7 tuổi. Nhóm bệnh nhân trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất 12/30 (40%) trong đó bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 62 tuổi. Tổng nhóm tuổi 16-45 của chúng tôi là 16/30 (53,3%) phù hợp với 2 kết quả của Hoàng Vũ Giang [8] và Đào Trung Dũng [7] lứa tuổi từ 16- 45 với tỷ lệ tương ứng là 75% và 61,7%.Đây là nhóm tuổiđang trong giai đoạn học tập hoặc làm việc có hiệu quả.Vì vậy việc suy giảm chức năng nghe sẽảnh hưởng tới học tập và làm việc của người bệnh.
Tỷ lệ về giới tính, bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 12/30 thấp hơn nhóm bệnh nhân nữ 18/30 (60%).Tỷ lệ này cũng tương ứng với nghiên cứu của Đào Trung Dũng [7] với tỷ lệ tương ứng là 41,7% và 58,3% , Hoàng Vũ Giang [8]với tỷ lệ là 58,3% và 41,7%. Bunne [34] với tỷ lệ là 40% và 60%. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới chỉ dựa trên các bệnh nhân đến bệnh viện điều trị chỉ là một nhận xét lâm sàng chứ chưa đại diện cho tỷ lệ mắc của cộng đồng.
4.1.2. Triệu chứng cơ năng
Trên một bệnh nhân có thể xuất hiện cả 3 triệu chứng nghe kém, ù tai và đau tai. Trong 30 bệnh nhân với 36 tai TCKTN chúng tôi nghiên cứu, triệu chứng nghe kém và ù tai là gặp phổ biến nhất với tỷ lệ tương ứng là 29/36(80%) và 28/36 (77,8%). Triệu chứng đau tai ít gặp hơn là 4/36 (11,1%).
4.1.2.1. Nghe kém
Triệu chứng nghe kém chiếm tỷ lệ 29/36 (80,56%) trong nghiên cứu với đặc điểm nghe kém tăng dần, liên tục, từ từ. Kết quả nghiên cứu tương đương với kết quả của Lương Hồng Châu [6], Hoàng Vũ Giang [8] là 81,7%, của Đào Trung Dũng [7] là 93,3% , Yung là 81%. Nghe kém là triệu chứng phổ biến nhất xuất hiện ở vào giai đoạn muộn của bệnh, khi đó chức năng tai giữađã tổn thương. Trong nghiên cứu này 17/17(100%) tai ở giai đoạn 4 có nghe kém.Nghe kém chính là triệu chứng đưa bệnh nhân đến khám ởgiai đoạn muộn.Tuy nhiên mức độ nghe kém ở từng bệnh nhân lại khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổn thương và cảm giác chủ quan. Thường khi nghe kém ảnh hưởng nhiều tới khả năng giao tiếp người bệnh mới đến khám tại các cơ sởtai mũi họng.
Trong mẫu nghiên cứu có 7 bệnh nhân không thấy nghe kém, trong đó có 4 tai TCKTN độ 2 và 3 TCKTN độ 3. Đối chiếu với thính lực đồ chúng tôi không thấy có biểu hiện của nghe kém.
Nghe kém thường xuất hiện từ TCKTN độ 2 trở đi, do màng chùng bắt đầu tiếp xúc với cổ xương búa và dính vào nó làm giảm sự hoạt động đòn bẩy của xương búa đe, tuy nhiên do dao động này ít có đóng góp vào sinh lý nghe củatai giữa [17], bệnh nhân thường thấy nghe kém ít , dễ bị bỏ qua. Khi màng
chùng ăn sâu vào phía sau tường thượng nhĩ dính vảo chỏm xương búa, khớp búa đe hay các thành phần khác phía trong hòm nhĩ, sự dao động của hệ thống xương con giảm đi nhiều hơn nên bệnh nhân sẽ thấy nghe kém nhiều hơn. Do đó trong TCKTN bệnh nhân nghe kém đơn thuần thường đến viện khi bệnh