d) Cơ sở vật chất
3.3.4. Giải pháp, kiến nghị về công tác cán bộ của ngành kiểm sát
Có thể nói trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm, chú trọng công cuộc cải cách tư pháp, trong đó có đề cập đến cơng tác cán bộ tư pháp nói chung và cán bộ của ngành kiểm sát nói riêng, điều đó được thể hiện rõ trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Yêu cầu về công tác cán bộ mà Đảng và Nhà nước đặt ra là phải tăng cường rèn luyện ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ pháp lý và chun mơn nghiệp vụ, thực hiện đúng lương tâm và trách nhiệm. Nhận định về những ưu, khuyết điểm trong công tác cán bộ, Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 2-1-2002 của Bộ chính trị đã đánh giá như sau: "Phần lớn các cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hồn thành nhiệm vụ, nhiều đơng chí đã tận tụy với cơng việc, có những trường hợp đã hy sinh cả tính mạng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm". Tuy nhiên Nghị quyết cũng đánh giá: "Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp cịn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vẫn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của Bộ máy nhà nước".
Quán triệt và thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, ngành kiểm sát trong những năm vừa qua đã có nhiều cố gắng trong việc quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ và tăng cường cơng tác rèn luyện về phẩm chất chính trị và đạo đức của người cán bộ kiểm sát. Nghiêm túc đánh giá thấy rằng tuy trình độ của đa số cán bộ được nâng lên hơn trước nhưng năng lực vận dụng vào thực tế và chất lượng của đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên chưa theo kịp được yêu cầu, vẫn còn một số cán bộ chưa tự giác học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ về mọi mặt... Tuy trên 80% biên chế của toàn ngành có trình độ Đại học luật và Cao đẳng kiểm sát, nhưng trong đó chỉ có trên 30% tốt nghiệp Đại học luật, còn trên 50% là Cao đẳng kiểm sát, ngồi ra cịn 20% là trung cấp và chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Đa số cán bộ, kiểm sát viên cấp huyện được đào tạo ở hệ chuyên tu, tại chức Cao đẳng kiểm sát, số đào tạo Đại học luật chính quy chỉ có
30%. Số có trình độ trung cấp, cao cấp lý luận chính trị chỉ mới đạt 30%. Nhìn chung đội ngũ cán bộ kiểm sát hiện nay tuy được tăng cường về số lượng nhưng đa số có trình độ Cao đẳng kiểm sát, do vậy đội ngũ cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu của việc cải cách tư pháp hiện nay. Vừa có tình trạng thừa cán bộ năng lực không đáp ứng yêu cầu, lại thiếu những cán bộ có năng lực chuyên mơn nghiệp vụ cao, tình trạng hẫng hụt cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi ở các cấp kiểm sát vẫn đang tồn tại.
Để đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới hiện nay là nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra các vụ án hình sự, theo chúng tơi cơng tác cán bộ trong thời gian tới tiếp tục thực hiện tốt các nội dung sau:
Thứ nhất, người cán bộ kiểm sát phải khơng ngừng rèn luyện ý thức chính trị. Rèn luyện ý thức chính trị tức là địi hỏi người cán bộ, kiểm sát viên phải luôn luôn nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nói chung và trong cơng tác kiểm sát nói riêng, bên cạnh đó phải quán triệt đầy đủ những chủ trương của cấp ủy Đảng về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để hướng việc thực hiện chức năng kiểm sát phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Việc rèn luyện ý thức chính trị phải ln đi đơi với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ kiểm sát theo như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn". Việc xa rời rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức của người cán bộ kiểm sát sẽ dễ bị lợi ích vật chất, tinh thần cám dỗ và đi đến vi phạm pháp luật. Việc tăng cường rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức của người cán bộ kiểm sát trong thời gian tới phải tiếp tục được thực hiện để tránh những vi phạm pháp luật của các cán bộ kiểm sát như nội dung của Chị thị công tác kiểm sát năm 2003 của Viện trưởng - VKSND tối cao đã nêu: "Qua vụ án Trương Văn Cam, tổ chức nghiên cứu rút ra những bài học về công tác quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ, giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật để giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ trong ngành".
Thứ hai, người cán bộ kiểm sát phải khơng ngừng học tập nâng cao trình độ pháp lý và trau dồi các nghiệp vụ chun mơn để hồn thành nhiệm vụ được giao phó. Muốn
vậy, mỗi cán bộ phải ra sức học tập, nghiên cứu, tự nâng cao trình độ về mọi mặt, nắm vững chức năng, nhiệm vụ của ngành và các thao tác nghiệp vụ được quy định trong các quy chế nghiệp vụ. Bên cạnh đó Lãnh đạo ngành kiểm sát cần có sự quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ, đặc biệt là cịn trên 50% số cán bộ có trình độ Cao đẳng kiểm sát cần được đào tạo chuyển cấp lên Đại học luật, để làm được điều đó Lãnh đạo VKSND tối cao cần có biện pháp thực hiện tốt các nội dung sau:
Thứ nhất, xây dựng quy hoạch dài hạn về cơng tác cán bộ, trong đó có nội dung
qui hoạch về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch định kỳ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
cho các cán bộ kiểm sát, nhất là cán bộ kiểm sát làm công tác kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự.
Thứ ba, trong xây dựng đội ngũ cán bộ phải đề ra yêu cầu về tiêu chuẩn hóa cán
bộ, bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, chỉ đạo các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của ngành sớm xây
dựng nội dung chương trình giảng dạy theo hướng tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, ví dụ như kỹ năng xét hỏi, tranh tụng, kỹ năng khám nghiệm hiện trường, kỹ năng kiểm sát điều tra, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án... Để trang bị cho mỗi cán bộ kiểm sát một kiến thức nghiệp vụ chuẩn để khi thực hiện chức năng kiểm sát trong thực tế có hiệu quả và chất lượng.