Các loại hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng (Trang 103 - 108)

1 .Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.3.2.Các loại hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng

3. Hướng phát triển nội dung đề tài

1.3.2.Các loại hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng

1.3. Khái quát về hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng

1.3.2.Các loại hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng

Căn cứ vào hành vi trái pháp luật tiền hợp đồng, có thể thấy hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng bao gồm:

* Hợp đồng vô hiệu

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Khi xác lập một hợp đồng thì các bên ln mong muốn hợp đồng đó được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên vì nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan mà hợp đồng có thể bị vơ hiệu. Hậu quả pháp lý này cũng được

ghi nhận trong quá trình hình thành hợp đồng từ Điều 4:102 đến Điều 4:110 của Bộ

53 Nguyễn Như Phát và Lê Thị Thu Thuỷ, (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng

Nguyên tắc PECL, từ Điều 3.3 đến 3.10 của Bộ Nguyên tắc UNIDROIT, từ Điều 140 đến Điều 146 Dự luật PAVIE. Các văn bản này cho thấy vô hiệu là chế tài được áp dụng khi một bên vi phạm đáng kể nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng54. Điều này cũng được ghi nhận tại Điều 1455 BLDS Ý theo hướng hợp đồng chỉ có thể bị hủy bỏ khi việc khơng thực hiện nghĩa vụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng với bên có quyền. Tại Điều 6:82-83 và 6:265 BLDS Hà Lan cũng quy định theo hướng không thực hiện ngay cả khi khả năng không thể này phát sinh vào lúc hình thành hợp đồng.

Như vậy, đối với giai đoạn tiền hợp đồng, khi các bên có những hành vi vi phạm nghĩa vụ thì có thể dẫn đến tình trạng hợp đồng vơ hiệu. Nói cách khác thì hậu quả hợp đồng vơ hiệu có thể được xác định từ hành vi vi phạm xảy ra ngay trong giai đoạn tiền hợp đồng. Sự vô hiệu của hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi đối với bên vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng nhưng lại kịp thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên còn lại tham gia giao kết hợp đồng.

* Đơn phương chấm dứt hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng

Có những hành vi vi phạm xảy ra trong giai đoạn tiền hợp đồng, tuy nhiên khi các bên thực hiện hợp đồng mới phát hiện ra vi phạm thì hậu quả pháp lý đặt ra có thể là đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Đây là hai hậu quả pháp lý có nhiều nét giống nhau về căn cứ phát sinh nhưng sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng sẽ mang đến những kết quả khác nhau, trong đó sau khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt sẽ chấm dứt việc thực hiện hợp đồng tại thời điểm bên kia nhận được thông báo; đối với huỷ bỏ hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên chấm dứt ở thời điểm giao kết hợp đồng. Cũng có quan điểm cho rằng, đơn phương chấm dứt hợp đồng và huỷ bỏ hợp đồng do hành vi vi phạm xảy ra trong giai đoạn tiền hợp đồng nhưng nghĩa vụ này đã được chuyển hố thành nghĩa vụ trong hợp đồng thì hậu quả pháp lý được xác định là hậu quả theo hợp đồng. Tuy nhiên, dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả thì thời điểm xảy ra vi phạm nằm ở giai đoạn tiền hợp đồng nên hậu quả pháp lý về mặt 54 Nhà pháp luật Việt – Pháp (2019), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, NXB pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội, tr.576-578.

logic được xác định là hậu quả do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Như vậy, cũng là đơn phương chấm dứt thực hiện, hủy bỏ hợp đồng nhưng nguyên nhân có thể tồn tại trong hai giai đoạn khác nhau. Nếu nguyên nhân để hợp đồng bị hủy bỏ, đơn phương chấm dứt xảy ra ở giai đoạn tiền hợp đồng thì đó hậu quả đó là hậu quả pháp lý của tiền hợp đồng. Nếu nguyên nhân đó xảy ra trong giai đoạn thực hiện hợp đồng như: không thực hiện, thực hiện khơng đúng…thì hậu quả đó được xác định là hậu quả pháp lý trong hợp đồng.

* Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là một chế tài có chức năng truyền thống là bù đắp, ở giai đoạn này rất dễ xảy ra sự lạm dụng của một bên dẫn đến thiệt hại cho bên còn lại. Điều 166, Dự luật PAVIE đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hợp đồng không được ký kết hoặc việc đàm phán không thể tiến hành. Ngoài ra, tác giả

Rudolph von JHERING đặt nền móng cho học thuyết về nghĩa vụ tiền hợp đồng cũng cho rằng bồi thường thiệt hại “chủ yếu nhằm

khắc phục thiệt hại phát sinh từ việc lòng tin của trái chủ bị đặt một cách vơ ích vào một hợp đồng khơng tiếp diễn, hoặc bởi vì hợp đồng bị hủy, hoặc bởi vì thụ trái yếu kém”55. Tuy nhiên, bồi

thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng có sự khác nhau về cách hiểu. Có quan điểm cho rằng bồi thường thiệt hại phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng là trách nhiệm theo hợp đồng, điển hình là pháp luật của Đức56. Thực tế, trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên có thể đàm phán mở rộng hơn so với hợp đồng, tức là một số nội dung được thảo luận ở giai đoạn này nhưng không được ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên, những gì đã được ấn định trong hợp đồng thì chắc chắn đã được các bên bàn bạc kĩ lưỡng khi đàm phán cùng nhau. Vì vậy, những yêu cầu đặt ra đối với các bên trong khi đàm phán hợp đồng nhưng một trong các bên không tuân thủ 55 Nhà pháp luật Việt – Pháp (2019), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, NXB pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội, tr.508-528.

56 Nhà pháp luật Việt – Pháp (2019), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, NXB pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội, tr.344.

đầy đủ làm ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng là một trách nhiệm theo hợp đồng57.

Một vài học giả khác lại nhấn mạnh: trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hậu quả pháp lý này phát sinh khi các bên chưa giao kết hợp đồng (chẳng hạn các bên không xác lập hợp đồng nhưng một bên đã để lộ thông tin cần bảo mật và dẫn đến thiệt hại cho bên kia). Ngồi ra, hậu quả pháp lý này cịn có thể do hành vi vi phạm

nghĩa vụ trong giai đoạn tiền đồng nhưng lại phát sinh trong thực hiện hợp đồng (chẳng hạn như lừa dối về đối tượng của hợp đồng). Những người theo quan điểm này đã có sự phân định sự độc lập tương đối của giai đoạn tiền hợp đồng và giai đoạn trong hợp đồng. Họ lập luận về tính tách bạch của hai giai đoạn, và nếu có sự vi phạm nghĩa vụ từ giai đoạn tiền hợp đồng thì đó là trách nhiệm ngồi hợp đồng. Cách hiểu này lại được nhiều quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Civil law chấp nhận (Pháp, Bỉ)58.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nghiên cứu các vấn đề lý luận về nghĩa vụ tiền hợp đồng cho thấy đây là vấn đề không mới trong pháp luật dân sự của các nước trên thế giới cũng như Việt Nam. Trong khi, một số quốc gia xác định rõ phạm vi, nội dung của giai đoạn tiền hợp đồng và nghĩa vụ tiền hợp đồng để làm căn cứ giải quyết các vấn đề phát sinh sau 57 Lê Trường Sơn (2016), Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, NXB Hồng Đức, tr. 182. 58 Nhà pháp luật Việt – Pháp (2019), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, NXB pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội, tr.344.

này thì đâu đó vẫn có quốc gia chưa chú trọng làm rõ địa vị pháp lý của nghĩa vụ tiền hợp đồng trong quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng. Chương trên đây đã tập trung giải quyết các khía cạnh lý thuyết trọng tâm của nghĩa vụ tiền hợp đồng: khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng – khái niệm và đặc điểm của giai đoạn tiền hợp đồng, nguyên tắc pháp luật điều chỉnh đối với giai đoạn tiền hợp đồng; khái niệm nghĩa vụ tiền hợp đồng, hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, quan điểm của một số quốc gia về nghĩa vụ tiền hợp đồng… nghĩa vụ tiền hợp đồng là

cách xử sự bắt buộc mà chủ thể phải thực hiện theo quy định của pháp luật, theo đó các bên phải thực hiện các công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác trong giai đoạn tiền hợp đồng. Theo đó, các

bên phải thiện chí, trung thực trong khi thực hiện nghĩa vụ tiền hợp đồng; nếu một hoặc các bên vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng phải chịu trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng (hợp đồng vô hiệu, bồi thường thiệt hại… ). Các vấn đề này được làm rõ vừa cung cấp khung lý thuyết về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, vừa là căn cứ đánh giá hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan, từ đó tạo điều kiện cho việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện vấn đề này ở Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NGHĨA VỤ TIỀN HỢP ĐỒNG VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ TIỀN HỢP ĐỒNG

Pháp luật về giai đoạn tiền hợp đồng là tổng thể các quy định xác định các vấn đề về quyền và nghĩa vụ tiền hợp đồng. Các quy định này sẽ cho biết các chủ thể liên quan được làm gì, phải làm gì, khơng được làm gì trong giai đoạn tiền hợp đồng. Nhìn chung, pháp luật về tiền hợp đồng được quy định có sự khác nhau giữa các quốc gia, một số quốc gia quy định tương đối đầy đủ và rõ ràng nhưng một số khác chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của giai đoạn tiền hợp đồng. Sự khác biệt này xuất phát từ cách tiếp cận, quan niệm về giai đoạn tiền hợp đồng, mối quan hệ giữa giai đoạn tiền hợp đồng và giai đoạn trong hợp đồng. Ở Việt Nam, pháp luật về giai đoạn tiền hợp đồng được thể hiện rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau (BLDS và các văn bản pháp luật chuyên ngành).

Việc nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Thơng qua nghiên cứu sẽ cho thấy các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam hiện hành về nghĩa vụ tiền hợp đồng trong BLDS cũng như một số văn bản pháp lý chun ngành. Vì vậy, phần nào đó sẽ cho thấy tính hợp lý của các quy định pháp luật hiện nay về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Cuối cùng, những nghiên cứu này góp phần đưa ra các quan điểm hoàn thiện các quy định pháp luật hiện nay về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng (Trang 103 - 108)