Phương pháp công cụ đo lường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 55 - 61)

2.6.1. Công cụ đo lường

* Dụng cụ : bộ dụng cụ đo nhân trắc học bao gồm:

- Cân đồng hồ đã được chuẩn hóa với độ chính xác 0.1 kg tại Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ trước mỗi lần thực hiện đo tại một Trường. Cân được kiểm tra và chỉnh về mức 0 trước mỗi lần lên cân. Kết quả được ghi bằng kg với một số lẻ.

- Bộ thước đo nhân trắc học của Martin, sản xuất tại Nhật gồm: + Thước đo chiều cao Martin độ chính xác đến 1mm.

+ Thước dây Martin khơng dãn độ chính xác đến 1mm. + Compa trượt.

Thước đo được thường xuyên kiểm tra trước và trong khi đo (luôn đảm bảo được chỉnh về vạch 0 trước mỗi lần đo).

Hình 2.2. Thước đo chiều cao Martin.

Hình 2.3. Thước dây Martin.

* Người đo: Nguyễn Thị Giao Hạ và nhóm cộng sự đã được huấn luyện thành thạo các thao tác đo và thống nhất các mốc đo. Các số đo được thực hiện từ 8 giờ - 11 giờ sáng (riêng đối với các mẫu theo dõi dọc sẽ được đo vào tháng 12 hằng năm). Mỗi biến số được đo 3 lần và lấy giá trị trung bình.

* Trẻ được đo: Khi đo trẻ mặc đồng phục, không bỏ vật nặng trong túi, không mang dép.

2.6.2. Phương pháp đo lường

* Chiều cao đứng

- Đo bằng thước đo chiều cao

- Tư thế đo: học sinh đứng tư thế nghiêm trên nền phẳng, cứng, để 4 điểm: gót, mơng, lưng, chẩm chạm thước, mặt nhìn thẳng phía trước sao cho đi mắt và lỗ ống tai ngồi nằm trên một đường thẳng song song với mặt đất.

Hình 2.5. Tư thế đo chiều cao đứng

Hình 2.6. Đo chiều cao đứng * Chiều cao ngồi * Chiều cao ngồi

- Đo bằng thước đo chiều cao.

- Tư thế đo: học sinh ngồi ngay ngắn trên ghế phẳng cứng (ghế đủ cao để bàn chân vừa chạm đất), để cẳng chân và bàn chân buông thỏng xuống. Khi đo đặt thước trên mặt phẳng ghế.

* Cân nặng:

- Đo bằng cân đồng hồ.

- Học sinh được đo nam mặc quần đùi, cởi trần, chân đất; nữ chỉ mặc một bộ đồ nhẹ. Kiểm tra lại cân trước khi đo, đặt cân ở vị trí bằng phẳng, chỉnh về vị trí bằng 0.

Hình 2.8. Đo cân nặng * Vòng ngực: * Vòng ngực:

- Vòng ngực 1: dùng thước dây đo vòng quanh ngực theo mặt phẳng ngang vng góc với trục dọc cơ thể, ngay dưới nách.

- Vòng ngực 2: dùng thước dây đo vòng quanh ngực theo mặt phẳng ngang vng góc với trục dọc cơ thể, đi qua hai núm vú.

- Vòng ngực 3: dùng thước dây đo vòng quanh ngực theo mặt phẳng ngang vng góc với trục dọc cơ thể, đi qua mũi ức.

Ngồi ra cịn đo vịng ngực 3 ở trạng thái hít vào và thở ra gắng sức. * Vịng đầu: dùng thước dây đo vịng quanh đầu, phía trước trên cung mày, phía sau qua ụ chẩm.

* Vịng cổ: dùng thước dây đo qua chỗ phình to nhất của cổ

* Vòng cánh tay duỗi (P): dùng thước dây đo chu vi của cánh tay duỗi qua chỗ nằm giữa mỏm cùng vai và khuỷu.

* Vòng eo: dùng thước dây đo vịng quanh bụng theo mặt phẳng ngang vng góc với trục dọc cơ thể, đi qua vị trí nhỏ nhất của bụng.

Hình 2.9. Đo vịng eo

* Vịng mơng: dùng thước dây đo vịng quanh mơng chỗ lớn nhất, theo mặt phẳng ngang vng góc với trục dọc cơ thể.

* Vòng đùi phải (P): vòng thước dây quanh đùi chỗ lớn nhất, ngay dưới nếp lằn mông, theo mặt phẳng ngang vng góc với trục của chi.

* Đường kính trước sau ngực: dùng compa trượt đo vng góc với trục thẳng đứng cơ thể từ điểm giữa của đường thẳng nối hai núm vú ra sau ngực.

* Đường kính ngang ngực: dùng compa trượt đo vng góc với trục thẳng đứng cơ thể qua khoảng cách rộng nhất của mặt phẳng qua hai núm vú và song song với mặt đất.

Từ đó có thể tính được chỉ số ngực để đánh giá hình dáng của lồng ngực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)