5. Tính mới của đề tài
1.6. Phương pháp lai hồi giao trong chọn tạo giống lúa
1.6.1. Một số khái niệm trong phương pháp lai hồi giao
Lai hồi giao là phương pháp thường được sử dụng phổ biến nhất để chuyển một gen hoặc một tính trạng nào đó vào một giống để chuyển thành giống ưu tú. Con lai F1 sau khi được tạo ra sẽ lai lại nhiều lần với bố hoặc mẹ gọi là phép lai hồi giao.
Phương pháp lai hồi giao được khởi xướng bởi Harlan và Pope vào năm 1922 [44]. Sau đó, nó được sử dụng rộng rãi trong việc chọn tạo giống cây trồng ở nhiều loài cây khác nhau. Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp muốn du nhập một gene mục tiêu quan trọng nào đó từ nguồn vật liệu cho (là giống cây bản địa, lồi hoang dại có quan hệ gần gũi) vào giống cây trồng [6], [26].
Tổ hợp lai bao gồm nguồn vật liệu cho (donor) thường được sử dụng làm bố và nguồn giống cây trồng có nhiều tính trạng ưu việt, chỉ thiếu một vài gene điều khiển tính trạng mục tiêu thường được sử dụng làm mẹ; thuật ngữ chuyên môn gọi là giống tái tục (recurrent).
Tuy nhiên, các con lai ở thế hệ BC2 và BC3 (BackCrosses) có sự chênh lệch về kiểu gen với nhau trong suốt quá trình lai, giúp các nhà chọn giống có cơ hội chọn được những dòng mong muốn. Trong hầu hết các trường hợp, giống tái tục được sử dụng trong lai hồi giao có phần lớn các tính trạng mong muốn nhưng chỉ thiếu một vài tính trạng nào đó theo Giora, B.A và U. Lavi (2012) [41]. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng có 3 yếu tố chính quyết định đến sự thành cơng của một chương trình chọn giống hồi giao là chọn lựa giống làm giống tái tục, phương pháp
hiệu quả để chọn lọc các tính trạng mục tiêu và số lần lai hồi giao theo Bres-Patry và ctv (2001) [27].
Mặc dù vậy, phép lai hồi giao vẫn có một số hạn chế như: lai hồi giao khơng có hiệu quả trong việc lai để cải thiện những tính trạng số lượng do những tính trạng này có hệ số di truyền cao. Ngồi ra, sự xuất hiện của những liên kết khơng mong muốn có thể ngăn cản sự cải thiện giống theo Acquaah, G. (2012) [21]. Hơn nữa khả năng xảy ra tái tổ hợp không mong muốn đối với những tổ hợp lai mà cha mẹ xa nhau về khoảng cách di truyền là rất cao khi lai giữa nhóm hoang dại với nhóm trồng hoặc giữa nhóm indica và japonica [6], [10], [12], [13].