Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh tiền giang (Trang 68 - 69)

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ

3.2 Giải pháp

3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Cơ sở:

Dựa trên tồn tại về khó khăn nhân sự. Hiện nay tại phòng khách hàng cá nhân nguồn nhân lực còn hạn chế, chi nhánh chưa khai thác hết nguồn lực và khả năng bán hàng. Nguồn nhân lực tập trung vào 1 chun viên, khơng có lực lượng kế thừa. Làm chậm lại quy trình thẩm định, khơng đảm bảo sự chun mơn hóa của từng vị trí cơng việc.

Nội dung:

Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, toàn bộ quá trình cho vay như gặp gỡ tiếp xúc khách hàng, thẩm định, ra quyết định... khơng có một máy móc hay một cơng cụ nào khác ngồi cán bộ tín dụng. Vì vậy, kết quả hoạt động CVTD phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, sự năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Những điều kiện cần thiết mà cán bộ tín dụng nên có là:

- Có kiến thức, trình độ, có kỹ năng chun mơn vững vàng, có năng lực dự đoán các vấn đề liên quan đến chuyên mộn nghiệp vụ.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong quan hệ xã hội, khả năng giao tiếp tốt.

- Có năng lực học tập, nghiên cứu, có ý thức học hỏi trau dồi kinh nghiệm, không ngừng vươn lên trong cơng tác.

Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển nguồn lực như:

Biện pháp thực hiện:

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ học tập nâng cao trình độ chun mơn.

- Dành một phần vốn để hình thành và phát triễn quỹ tài trợ cho cán bộ đi tu dưỡng, học tập ở nước ngoài với cam kết là sau khi học xong thì phải về phục vụ cho ngân hàng.

- Mở các lớp học tập huấn thường kỳ cho cán bộ nhân viên học tập để cập nhật những kiến thức mới và kinh nghiệm cho vay được rút ra từ thực tế.

- Sống trong nền kinh tế hội nhập này, trình độ ngoại ngữ là điều kiện không thể thiếu đối với cán bộ ngân hàng. Vì vậy cần có chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng ngoại ngữ cho cán bộ.

- Khâu tuyển chọn cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng cán bộ tín dụng. Ngân hàng cần phải có một chế độ thi tuyển hợp lý, công bằng, tránh những trường hợp tiêu cực.

- Xây dựng một chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý:

+ Đối với những cán bộ tích cực: chủ động tìm kiếm các dự án khả thi để mở rộng đầu tư tín dụng, thực hiện các khoản vay có chất lượng đảm bảo, làm việc nhiệt tình và hồn thành nhiệm vụ được giao thì NH cần phải có chính sách khen thưởng kịp thời.

+ Đối với những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém, có hành vi khơng trung thực khi tiến hành thẩm định và cho vay thì ngân hàng cần kỷ luật nghiêm khắc. Chính sách khen thưởng đúng lúc, công nhận đúng thực lực và sự cố gắng nổ lực của cán bộ là yếu tố thu hút và giữ chặt nhân tài đồng thời là động lực thúc đẩy sự sáng tạo, học hỏi không ngừng của cán bộ nhân viên.

Kết quả dự kiến:

-Tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng so với ngân hàng khác.

- Xử lý kịp thời khi có các vấn đề xảy ra có nguy cơ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

- Ngăn ngừa và hạn chế đến mức tối thiểu xảy ra khi thực hiện hoạt động cho vay.

- Duy trì mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

3.3Kiến nghị:

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh tiền giang (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)