GIẢ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN NỢ XẤU CỦA

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp các yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2. GIẢ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN NỢ XẤU CỦA

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.2.1. Tăng trưởng GDP(GrGDP)

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng

GDP và nợ xấu như Salas và Suarina (2002), Rajan và Dhal (2003), Fofack (2005). Theo Lis và các cộng sự (2000), khi kinh tế khủng hoảng, nợ xấu mở rộng,

nguyên nhân là do sự khó khăn trong vấn đề tài chính của các hộ gia đình và cơng ty.

Từ đó khiến việc thanh tốn các khoản nợ bị trì trệ, nợ xấu các ngân hàng vì thế mà tăng lên. Ngược lại, khi kinh tế phát triển mạnh mẽ, thu nhập của các cơng ty và hộ gia đình được tăng lên, cải thiện khả năng trả nợ, nợ xấu ngân hàng từ đó cũng giảm

xuống.

H1: Tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều tới tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng

thương mại.

3.2.2. Tỷ lệ lạm phát(INF)

xấu. Nghiên cứu đã chỉ ra một nền kinh tế có mức lạm phát cao sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu

gia tăng. Ủng hộ và đưa ra lý giải cho nhận định trên, Fofack (2005) nhận định khi lạm phát tăng, chi phí đi vay sẽ cao hơn, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn làm xấu đi chất lượng khoản vay.

Ngoài ra, kết quả tương tự đã thu được từ nghiên cứu của Skarica (2013). Nghiên

cứu đã phát hiện ra rằng tăng lạm phát làm giảm thu nhập thực tế, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Khơng đồng tình với kết quả mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và nợ xấu, Khemraj và Pasha (2009); Kasselaki và Tagkalakis (2013) đã cung cấp bằng chứng chứng minh mối quan hệ trên là ngược chiều.

Chang (2002) đã thực hiện điều tra với mẫu là các ngân hàng tại Hồng Kông

giai đoạn 1995-2002 và đưa ra kết luận gia tăng lạm phát dẫn đến sự suy giảm giá trị thực của các khoản nợ, khiến các khách hàng dễ dàng hơn trong việc thanh toán các khoản vay. Shingjergji (2013) cũng đồng ý với kết luận trên qua nghiên cứu hệ thống

ngân hàng Albania.

Như đã trình bày chi tiết như trên, mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ nợ xấu

NHTM được chia thành 2 hướng trái ngược: đồng biến, nghịch biến. Sự khác biệt giữa các kết quả trên được lý giải do những nguyên nhân như: môi trường kinh tế giữa các

nước khác nhau, giai đoạn nghiên cứu khác nhau.

Qua sơ lược qua các nghiên cứu thực nghiệm, phần lớn các nhà nghiên cứu về

NHTM đã đưa ra các kết quả về mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ

xấu NHTM. Do vậy, giả thuyết được đặt ra với mục đích kiểm định mối tương quan giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu các NHTM trong nghiên cứu này là:

H2: Tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu các NHTM.

3.2.3. Tỷ lệ thất nghiệp(UNE)

Theo Joseph và các cộng sự (2012), các khoản vay có vấn đề bị ảnh hưởng mạnh bởi tỷ lệ thất nghiệp qua nghiên cứu tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Bắc

Âu giai đoạn 1993-2005.

Louzis và các cộng sự (2011) giải thích rằng, khi cơng việc kinh doanh không tốt, các công ty sẽ sa thải nhân viên để giảm chi phí vận hành của họ, từ đó tỷ lệ thất

nghiệp tăng lên. Các nhân viên bị sa thải khơng cịn thu nhập và gặp khó khăn trong việc hồn thành các nghĩa vụ trả nợ, khiến tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng gia tăng. Tăng tỷ lệ thất nghiệp là chỉ số dự báo tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng cao trong tương lai.

Khơng đồng tình với quan điểm về mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu NHTM như đã trình bày trên, một số tác giả khác đã đưa ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm khơng có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, khi kiểm tra hệ thống

ngân hàng tại Pakistan trong giai đoạn 1990-2011, Fawad Ahmad và Taquadus Bashir (2013) đã đưa ra kết quả khơng tìm được mối quan hệ đáng kể nào khi đánh giá mối

quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ nợ xấu NHTM.

Mặc dù có hai luồng ý kiến trái chiều nhưng hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trước cũng như lý thuyết kinh tế học đều khẳng định rằng, tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu NHTM. Do đó, giả thuyết được đặt ra là:

H3: Tỷ lệ thất nghiệp có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu các NHTM.

3.2.4. Lãi suất cho vay trung bình(AWPR)

Theo Beck, Jakubik và Piloiu (2013), sự gia tăng về lãi suất cho vay sẽ khiến

gia tăng khối lượng nợ xấu. Điều này được lý giải từ quan điểm lãi suất tăng sẽ khiến

người đi vay gặp khó khăn trong việc thanh tốn các khoản vay.

Louzis và các cộng sự (2011) cũng chỉ ra rằng nợ xấu rất nhạy cảm với những thay đổi trong lãi suất cho vay, đặc biệt là các khoản vay thả nổi, lãi suất thay đổi theo tình hình thị trường.Bên cạnh đó, nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp hồi

quy tuyến tính từ dữ liệu quan sát là các ngân hàng thương mại tại Hoa Kỳ giai đoạn

1984-1987 của Farhan và các cộng sự (2012) đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy

khi các ngân hàng tính lãi suất cho vay cao hơn thì khối lượng nợ xấu cũng gia tăng tương ứng.

Espinoza và Prasad (2010) cho biết lãi suất cao làm tăng giá trị mặc định của một khoản vay nhưng họ khơng tìm thấy một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê.

Dựa trên những cơ sở và nghiên cứu trên, giả thuyết được đặt ra với mục đích kiểm định mối tương quan giữa lãi suất cho vay trung bình và tỷ lệ nợ xấu các NHTM

trong nghiên cứu này là:

NHTM.

3.2.5. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (OPE)

Luận văn sử dụng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập để đo lường hiệu quả quản

lý giữa yếu tố đầu vào và đầu ra của ngân hàng, phản ánh chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để tạo được 1 đơn vị thu nhập. Chi phí hoạt động cao sẽ dẫn đến sự gia tăng trong các yếu tố đầu vào cấu thành nên lãi suất cho vay, từ đó lãi suất cho vay bị đẩy cao khiến các khách hàng gặp khó khăn trong thanh tốn, nợ xấu gia tăng. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập được tính bằng cơng thức:

Chi phí hoạt động OPE (%) =

Lợi nhuận sau thuế x 100

Nghiên cứu của Peristiani (1996), Berger và Deyoung (1997) chỉ ra rằng tồn tại

mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ chi phí trên thu nhập với tình hình nợ xấu ngân

hàng. Lý giải cho kết luận trên liên quan đến vấn đề quản lý yếu kém của các ngân

hàng. Quản lý yếu kém ở đây bao hàm cả về sự quản lý chi phí hoạt động và chất lượng tín dụng của khách hàng, hai yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Do đó, giả thuyết được đặt ra là:

H5: Tỷ lệ chi phí trên thu nh¾p có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu các

NHTM.

3.2.6. Suất sinh lợi tài sản (ROA)

Các ngân hàng với hiệu quả hoạt động tốt, lợi nhuận cao thì ít bị áp lực phải tạo ra doanh thu bất chấp các hoạt động tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro. Nghiên cứu của Godlewski (2004) sử dụng ROA làm biến biểu thị cho hiệu quả hoạt động ngân hàng đã đưa ra kết luận tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa suất sinh lợi tài sản và nợ xấu của ngân hàng. Suất sinh lợi tài sản được tính bằng cơng thức:

ROA = Lợi nhuận sau thuế của NHTM

Tổng tài sản của NHTM

Dựa trên những cơ sở và nghiên cứu trên, giả thuyết được đặt ra với mục đích kiểm định mối tương quan giữa suất sinh lợi tài sản và tỷ lệ nợ xấu các NHTM trong

nghiên cứu này là:

3.2.7. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LA)

Sinkey và Greenwalt (1991), Dash và Kabra (2010) tìm thấy mối quan hệ cùng

chiều giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản với nợ xấu. Tỷ lệ này là đại lượng đặc trưng

cho sự chấp nhận rủi ro của các ngân hàng, nguyên nhân là các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao có thể dẫn tới các khoản nợ xấu cao hơn nếu nền kinh tế gặp

biến động xấu. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản được tính bằng:

Tô' ng cho vay

LA (%) = x 100

Tô' ng ta`i sa' n cu' a NHTM

Và giả thuyết được đặt ra trong nghiên cứu này là:

H7: Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu các NHTM.

3.2.8. Dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu (LLP)

Al-Smadi và Ahmad (2009) đã xác định các khoản dự phòng rủi ro nợ xấu có mối tương quan thuận với rủi ro tín dụng nhưng không đáng kể. Thế nhưng, LLP là một yếu tố dự báo quan trọng của rủi ro tín dụng (Ahmad, N.H. và Ahmad, 2005).

Vì vậy, giả thuyết được đặt ra với mục đích kiểm định mối tương quan dự phòng

rủi ro cho các khoản nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu các NHTM trong nghiên cứu này là:

H8: Dự phịng rủi ro cho các khoản nợ xấu có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ

xấu các NHTM.

3.2.9. Quy mơ ngân hàng (lnSIZE)

Có thể tác động lên nợ xấu theo cả chiều hướng thuận ( Misra và Dhal, 2010;

Dash và Ghosh, 2007) và nghịch (Salas và Saurina, 2002; Hu và các cộng sự, 2006).

Lý giải cho mối quan hệ hai chiều từ các nghiên cứu trên là: những ngân hàng lớn có

thể linh hoạt hơn trong việc quản lý nợ nhờ đa dạng hóa danh mục cho vay của họ.

Tuy nhiên, những ngân hàng lớn lợi dụng quy mô và sức ảnh hưởng của mình để sắn

sàng chấp nhận rủi ro cao hơn do sự mong đợi vào sự bảo vệ của chính phủ khi những ngân hàng này gặp nạn.

Quy mơ ngân hàng = Ln( tài sản ngân hàng)

kiểm định mối tương quan giữa qui mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu các NHTM trong

nghiên cứu này là:

H9: Qui mơ ngân hàng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu các NHTM.

3.2.10.Tỷ lệ nợ xấu năm trước (NPLt-1)

Dash và Kabra (2010), Das và Gosh (2007) tìm thấy sự tác động cùng chiều của

tỷ lệ nợ xấu giai đoạn trước lên nợ xấu hiện tại. Theo Jalan (2001), vấn đề nợ xấu có thể phát sinh đáng kể từ sự yếu kém trong quá trình thu hồi nợ hiện có, nguồn dự

phịng khơng tương xứng với các tài sản bị tịch thu, phá sản hay những khó khăn trong

việc thi hành quyết định toà án. Khi tỷ lệ nợ xấu năm trước còn nhiều và vẫn chưa thu hồi hoặc xử lý hoàn toàn sẽ tác động đến tình hình nợ xấu ở năm hiện tại. Do đó, giả thuyết được đặt ra là

H10: Tỷ lệ thất nghiệp có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu các NHTM.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp các yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)