Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 48 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy

quyền trong tố tụng dân sự

Trong tố tụng dân sự, người đại diện theo ủy quyền có các quyền, nghĩa vụ của đương sự tùy thuô ̣c vào nội dung và thời hạn ủy quyền. Tùy theo đi ̣a vi ̣ tố tụng của đương sự ủy quyền là nguyên đơn , bị đơn hay là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người đại diện theo ủy quyền của họ có c ác quyền và nghĩa vụ tố tụng tương ứng quy định ta ̣i các Điều 58, 59, 60 BLTTDS đã được sửa đởi bở sung năm 2011. Đó là các quyền: Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu; cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tịa án; đề nghị Tịa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình khơng thể thực hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá; được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tịa án thu thập; đề nghị Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; tự giải quyết với nhau về việc giải quyết vụ án, tham gia hòa giải do Tịa án tiến hành; nhận thơng báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình; tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho

mình; tham gia phiên tịa; yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định; tranh luận tại phiên tòa; đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng; đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan khi được phép của Tòa án hoặc đề xuất với Tòa án những vẫn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng; được cấp trích lục bản án, quyết định của Tịa án; có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án; tơn trọng Tịa án, chấp hành nội quy phiên tòa; kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định; đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật; nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí theo quy định; chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật; đề nghị Tịa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; được Tịa án thơng báo về việc bị khởi kiện; chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; đưa ra yêu cầu phản tố hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn; có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn.

Người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền lợi cho đương sự là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự, trên cơ sở thỏa thuận ý chí giữa hai bên thông qua văn bản ủy quyền. Do đó, người đại diện theo ủy quyền của đương sự chỉ được thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự trong phạm vi các quyền, nghĩa vụ mà đương sự đã ủy quyền có được theo quy định pháp luật. Người đại diện theo ủy quyền thực hiện hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền thì phải tự chịu trách nhiệm về phần vượt quá đó. Theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 74 BLTTDS thì “N gười đại

diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung văn bản ủy quyền”. Để đảm bảo hoạt động của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng không xâm phạm đến lợi ích của đương sự được đại diện trong trường hợp công nhận thoả thuận, từ bỏ, thay đổi việc tham gia tố tụng v.v…pháp luật tố tụng dân sự số nước còn quy định phải được sự đồng ý của đương sự [1, tr.121].

Trong thực tiễn, đương sự khi làm văn bản ủy quyền tham gia tố tụng thường không liệt kê cụ thể các công việc mà người đại diện theo ủy quyền được làm, không mô tả được hết các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự mà người đại diện theo ủy quyền có thể nhân danh mình để thực hiện. Mặt khác, trong quá trình tố tụng dân sự, cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có thể triệu tập đương sự khi cần thiết để làm rõ vấn đề cần chứng minh mặc dù họ đã có người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng. Đương sự khi đã tham gia tố tụng thì ln ln muốn giành phần thắng về phía mình, ln tìm cách để có thể bảo vệ tốt nhất, tối đa các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi đã ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng, tức là đương sự đã có sự lựa chọn, tin tưởng tuyệt đối vào người có thể đại diện cho mình, nhân danh mình và bảo vệ tối đa quyền lợi chính đáng cho mình, vì vậy họ thường trao cho người đại diện của mình tất cả các quyền và nghĩa vụ tố tụng mà họ có được; vì vậy trong văn bản ủy quyền thường ghi nội dung ủy quyền là: “Ông A được quyền thay mặt tôi tham gia tố tụng tại Tịa án nhân dân (có thẩm quyền) trong vụ án thụ lý số ….Ơng A được tồn quyền quyết định và định đoạt mọi vấn đề liên quan đến vụ kiện, các ý kiến và chữ ký của ông A đều có giá trị pháp lý như ý kiến và chữ ký của tôi”.

Tùy theo địa vị tố tụng của đương sự ủy quyền, người đại diện theo ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ tương ứng. Một người có thể là người đại theo ủy quyền trong tố tụng dân sự cho nhiều đương sự khác nhau, nếu quyền

và lợi ích hợp pháp của các đương sự này khơng đối lập nhau. Ví dụ: Tác giả luận văn này trong quá trình hành nghề luật sư là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn Nguyễn Đăng Minh, và cũng là người đại diện theo ủy quyền cho các người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các ơng bà Nguyễn Đăng Ngoạn, Nguyễn Đăng Linh, Nguyễn Thị Hà và Nguyễn Thị Lam Phương (đều sinh sống tại Mỹ), trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế tại 480 Lê Duẩn, phường Thuận Hòa, thành phố Huế, vụ án thụ lý số 03/2008/TLST- DS ngày 04/4/2008 tại TAND tỉnh Thừa Thiên Huế. Các ông bà Nguyễn Đăng Ngoạn, Nguyễn Đăng Linh, Nguyễn Thị Hà và Nguyễn Thị Lam Phương đều có u cầu độc lập địi chia di sản thừa kế của bố để lại là ông Nguyễn Đăng Trác.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)