Các quy định về chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 63 - 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.6. Các quy định về chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng

Thực tế cũng có trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng theo từng giai đoạn tố tụng hoặc cơng việc cụ thể: Ủy quyền tham gia hịa giải; ủy quyền tham gia phiên tòa; ủy quyền cung cấp, thu thập chứng cứ tại các cơ quan có thẩm quyền; ủy quyền tham gia tố tụng cho đến khi có quyết định, bản án của Tịa án cấp sơ thẩm; ủy quyền kháng cáo và tham gia tố tụng tại giai đoạn phúc thẩm v.v...; trong các vụ án tranh chấp đất đai có thể ủy quyền ngay từ giai đoạn hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nếu văn bản ủy quyền được chấp nhận.

2.6. Các quy định về chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự tụng dân sự

Điều 77 BLTTDS quy định “Người đại diện theo pháp luật, người đại

diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định

của Bộ luật dân sự”. Theo đó, việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố

tụng dân sự thực hiện theo quy định tại Điều 589 BLDS 2005, bao gồm các trường hợp sau:

+ Văn bản ủy quyền hết hạn;

+ Cơng việc được ủy quyền đã hồn thành;

+ Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện văn bản ủy quyền theo quy định tại Điều 588 BLDS 2005;

+ Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết hoặc chấm dứt tồn tại, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

Đối với việc chấm dứt ủy quyền theo ý chí của một bên (đơn phương chấm dứt việc ủy quyền) thì BLDS 2005 quy định khá cụ thể tại Điều 588, theo đó:

Đối với bên ủy quyền: Trong trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy

quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; Nếu ủy quyền khơng có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý; Bên ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu khơng báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

Đối với bên nhận ủy quyền: Trong trường hợp ủy quyền khơng có thù lao,

bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền một thời gian hợp lý; Nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền.

Điều 78 BLTTDS quy đi ̣nh trong trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do BLTTDS quy định.

Kết luận chương 2

Chương 2 chủ yếu tập trung phân tích nội dung các quy định hiện hành về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, đó là các quy định về: Người ủy quyền và người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; nội dung và hình thức ủy quyền trong tố tụng dân sự; thủ tục ủy quyền trong tố tụng dân sự; thời hạn ủy quyền trong tố tụng dân sự và các quy định về chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Trong q trình phân tích các nội dung của quy định pháp luật hiện hành về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, chương 2 luận văn có trích dẫn và phân tích một số quy định của pháp luật trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để so sánh, đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, với mục đích làm rõ các vấn đề lý luận về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự đã được đề cập trước đó tại chương 1 của luận văn; đồng thời chỉ ra được những quy định nào còn chưa phù hợp thực tế cuộc sống, làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu về thực tiễn thực hiện các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự và đưa ra giải pháp kiến nghị hoàn thiện ở chương 2.

Chương 3

THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI DIỆN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)