- Sự kiện là điều kiện của hợp đồng được hiểu là sự kiện đó phát sinh
3.2.4. Cần có các tiêu chí về điều kiện mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng dân sự có điều kiện
hợp đồng dân sự có điều kiện
Hợp đồng được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng nhưng điều kiện mà các bên thỏa thuận có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không Bộ luật dân sự 2005 chưa có quy định về các tiêu chí này. Hợp đồng dân sự có điều kiện là một loại hợp đồng còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến dạng hợp đồng này các Tịa án thường gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đó có phải là hợp đồng dân sự có điều kiện hay khơng. Bộ luật dân sự năm 2005 chưa có các quy định cụ thể về điều kiện các bên thỏa thuận như thế nào thì tuân thủ là hợp đồng dân sự có điều kiện. Các quy định còn rải rác như Điều 294 Bộ luật dân sự về "thực hiện nghĩa vụ dân sự có điều kiện" quy định: " Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện thực hiện nghĩa vụ dân sự thì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện" [23]; Điều 470 Bộ luật dân sự về "tặng cho tài sản có điều kiện" quy định:
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội. 2. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. 3.Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho khơng thực hiện thì bên tặng cho có quyền địi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại [23].
Theo quy định của Điều 470 thì điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện chỉ cần "không trái pháp luật, đạo đức pháp luật", nhưng nếu điều kiện mà bên tặng cho đưa ra cho bên được tặng cho "không trái pháp luật, đạo đức xã hội" nhưng lại vượt quá khả năng của bên được tặng cho, một điều kiện hoang tưởng, không thể thực hiện được trên thực tế thì bên được tặng cho không thể thỏa mãn điều kiện tặng cho và đương nhiên không thể nhận được tài sản tặng cho. Để có thể giải quyết tốt các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự có điều kiện cũng như hạn chế những trường hợp các bên lợi dụng để yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu Bộ luật dân sự cần có quy định về các tiêu chí xác định "điều kiện" trong hợp đồng dân sự có điều kiện. Các tiêu chí đó là:
- Sự kiện phát sinh trong đời sống xã hội được các bên thỏa thuận làm điều kiện của hợp đồng, theo đó việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. Sự kiện mà các bên thỏa thuận là điều kiện của hợp đồng là những sự kiện khách quan sẽ phát sinh trong tương lai và không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia hợp đồng dân sự có điều kiện.
- Hợp đồng dân sự có điều kiện là hợp đồng được giao kết hợp pháp nhưng hiệu lực của hợp đồng còn phụ thuộc vào sự kiện là điều kiện do các
bên thỏa thuận và theo đó khi sự kiện phát sinh hoặc chấm dứt là điều kiện đề hợp đồng được thực hiện, được thay đổi hoặc được chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
- Hợp đồng dân sự có điều kiện là hợp đồng có đối tượng hoặc là tài sản, hoặc thực hiện một việc hoặc không được thực hiện một việc vì lợi ích của một hai bên tham gia hợp đồng có điều kiện và loại hợp đồng này cũng có các đặc điểm của hợp đồng dân sự nói chung là có đền bù hoặc khơng có đền bù hoặc vì lợi ích của người thứ ba.
- Sự kiện xác lập trong hợp đồng dân sự có điều kiện phải thuộc về tương lai.
- Sự kiện trong hợp đồng có điều kiện là sự kiện hồn tồn khách quan, khơng mang tính chất hoang tưởng, không vượt quá khả năng của con người.
- Thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng là thời điểm sự kiện làm điều kiện đó xảy ra hoặc khơng xảy ra.