Tính giá nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh tm & xd khang thành phát (Trang 51 - 57)

Hiện tại Công ty đang tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đích danh, phương pháp này không phải tính toán nhiều, song việc theo dõi từng lô hang nhập sẽ rất khó khăn. Vì vậy để áp dụng phương pháp này có hiệu quả thì nguyên vật liệu mua về không nhập kho Công ty mà sẽ đem xuất cho các công trình luôn, như vậy hóa đơn mua NVL và các chứng từ liên quan sẽ được chuyển về phòng Kế toán công ty để hạch toán. Như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển bốc dỡ vật tư, đồng thời không bị ứ động vốn khi mua vật tư dự trữ, và khi đó chi phí cho việc vận chuyển NVL đến tận công trình sẽ hạch toán vào chi phí cho công trình đó và không tính vào giá trị nguyên vật liệu nữa.

3.2.5. Luân chuyển chứng từ nhập xuất NVL

Một trong những yêu cầu của công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng tại Công ty TNHH TM & XD Khang Thành Phát là đảm bảo tính kịp thời của việc cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng mà hầu hết phục vụ cho chính Công ty (Ban giám đốc và các phòng ban) để từ đó có quyết định phù hợp với thực tế của Công ty. Mặt khác để có thể giảm bớt được khối lượng công việc của kế toán viên, hạn chế sai sót, nhầm lẫn trong quá trình tổng hợp, xử lý thong tin kế toán. Xuất phát từ những yêu cầu trên Công ty nên có phương pháp tổng hợp chứng từ một cách thích hợp nhất, để đáp ứng được yêu cầu đó Công ty cần có quyết định yêu cầu các nhân viên kế toán xí nghiệp – chi nhánh khoảng 10 ngày gửi chứng từ đã tập hợp được gửi về phòng Kế toán của Công ty, tùy thuộc vào điều kiện của từng công trình. Đồng thời Phòng Tài chính kế toán cần cử các nhân viên xuống các xí nghiệp – chi nhánh để hướng dẫn cách tập hợp chứng từ. Để thuận lợi cho việc hạch toán và tránh tình trạng tập trung công việc vào cuối tháng thì khoảng 10 ngày nên tiến hành lập các chứng từ ghi sổ một lần như thế sẽ giảm được công việc của cuối tháng.

3.2.6. Về Báo cáo kế toán:

Đối với một số Vật tư như: xi măng, sắt thép xuất dùng không hết Công ty nên lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.

Trong kỳ NVL thực tế dùng thường ít hơn so với kế hoạch, như vậy cuối kỳ vật liệu xuất cho các công trình cần phải lập phiếu báo vật tư gửi cho phòng kế toán để theo dõi lượng vật tư còn lại cuối tháng ở các công trình đó, đồng thời làm căn cứ để phòng Kế hoạch – Kỹ thuật tính định mức sử dụng vật liệu.

Số lượng vật liệu còn lại cuối tháng chia làm hai loại và nộp lại kho để dùng vào việc khác.

- Nếu vật tư còn sử dụng tiếp thì bộ phận sử dụng lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ thành 3 liên

+ 01 liên gửi cho Phòng Vật tư + 01 liên gửi cho phòng kế toán.

+ 01 liên gửi phòng Kế hoạch – Kỹ thuật Phụ trách bộ phận sử dụng ký tên

Biểu 3.2

PHIẾU BÁO CÁO NGUYÊN VẬT LIỆU CÒN LẠI CUỐI THÁNG

Tháng….. năm….. Bộ phận sử dụng

ST T

Tên nhãn hiệu quy cách vật tư MS ĐVT Số lượng 1 Xi măng PC 30 1521.01 Tấn 2 Xi măng PC 40 1521.02 Tấn 3 Thép phi 12 1521.03 Tấn 4 Cộng x x …

Người lập Kế toán trưởng

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, yếu tố tốc độ để tận dụng thời cơ, ra quyết định nhanh chóng và chính xác là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt hoạt động SXKD là các nhà quản lý phải làm chủ được khâu NVL đầu vào, hiểu được bản chất và sự phát sinh NVL trong toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiêp.

Công ty TNHH TM & XD Khang Thành Phát là một doanh nghiệp xây lắp với qui mô vừa đã và đang rất quan tâm đến công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Qua quá trình học tập và tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty, em đã nhận thức được một phần thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại đơn vị. Bên cạnh những ưu điểm mà đơn vị đạt được vẫn còn một số hạn chế và khác biệt so với chế độ kế toán hiện hành. Em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để việc hạch toán nguyên vật liệc của Công ty được hoàn thiện hơn, phù hợp với các chuẩn mực kế toán mới.

Là một sinh viên kế toán, song chưa có kinh nghiệm thực tế. Em đã luôn cố gắng tìm tòi và nghiên cứu song bài viết này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cùng các cô chú phòng Tài chính- Kế toán tại Công ty để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin thành cám ơn Giảng viên Th.s Đàm Thị Kim Oanh cùng toàn thể Cán bộ Phòng Kế toán, ban lãnh đạo Công ty đã hết sức giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 03 năm 2012 Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán. PGSTS Nguyễn Thị Đông – NXB Tài Chính – năm 2007

2. Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam - Nguyễn Văn Bảo - NXB Tài Chính

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp K9 Đại học Kinh tế Quốc dân

3 Tài liệu, số liệu tại Công ty cổ phần Tầu cuốc và Xây dựng

4 Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Hà Nội, ngày ……tháng…….năm 2012

Kế toán Công ty TNHH TM & XD Khang Thành Phát

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Hà Nội, Ngày ..…tháng…….năm 2012

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh tm & xd khang thành phát (Trang 51 - 57)